Phó Thủ tướng: Có thể kiện các nhà thầu Trung Quốc bỏ dở hợp đồng

Nhiều dự án trọng điểm vào tay các nhà thầu Trung Quốc. Ảnh: Vnexpress
Nhiều dự án trọng điểm vào tay các nhà thầu Trung Quốc. Ảnh: Vnexpress
(PLO) - Các ngành dệt may, cơ khí, nông sản, sắn, titan, xây dựng…đang phụ thuộc quá lớn vào Trung Quốc. Ông Nguyễn Văn Thụ, chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí VN (VAMI) bức xúc: “Tại sao tất cả các dự án quan trọng đều lọt vào tay nhà thầu Trung Quốc để rồi các dự án này đều chậm tiến độ từ 3 tháng đến 3 năm, nhiều dự án Trung Quốc bỏ dở dang, phá hợp đồng”.

Phó Thủ Tướng Vũ Văn Ninh khẳng định, Việt Nam hoàn toàn có thể kiện các dự án mà Trung Quốc bỏ dở dang, phá hợp đồng. Căng thẳng Biển Đông đã khiến các ngành công nghiệp phụ thuộc này phải chuẩn bị cho những tình huống xấu nhất xảy ra, trong đó có vấn đề doanh nghiệp “thoát Trung”.
Sống dở chết dở, phá sản vì lệ thuộc
Ngành cơ khí Việt Nam đang bị các nhà thầu Trung Quốc lũng đoạn. Theo thông tin từ VAMI hiện nay nhà thầu Trung Quốc đang làm tổng thầu EPC 5/6 dự án hóa chất, 2/2 dự án chế biến khoáng sản, 49/62 dự án về xi măng, nhiều dự án về giao thông, nhiệt điện có 16/27 dự án do Trung Quốc làm tổng thầu. 
Tuy nhiên, khi đã trúng thầu, các nhà thầu Trung Quốc lại dở các thủ đoạn, sẵn sàng xé bỏ các hiệp ước trước đó. Hệ quả là các dự án đều chậm tiến độ từ 3 tháng đến 3 năm, chất lượng thiết bị không đồng đều, một số thiết bị phụ trợ chất lượng thấp thường bị thay thế. Hơn nữa, các nhà thầu Trung Quốc còn thường xuyên thay đổi thiết bị so với cam kết ban đầu, thay đổi tiêu chuẩn vật liệu, thay đổi và bổ sung nhà cung cấp. Do đó giá hợp đồng đội lên rất cao.
Đơn cử như dự án Alumin ở Lâm Đồng gói thầu là 466 triệu USD giao cho VN là 170 tỉ đồng. Nhà máy Alumin Nhân Cơ giá trị hợp đồng là 499 triệu USD giao thầu phụ Việt Nam là 53 tỉ đồng (2,5 triệu USD).
Ông Nguyễn Văn Thụ, chủ tịch VAMI bức xúc: “Tại sao các dự án quan trọng đều lọt vào tay nhà thầu Trung Quốc”. Ông cho rằng ngành công nghiệp cơ khí bị ảnh hưởng nặng nề nhất về việc các nhà thầu Trung Quốc là tổng thầu các dự án công nghiệp không giành phần việc nào cho ngành cơ khí trong nước. Tỉ lệ nhập siêu lên tới 100%, năm 2002 nhập siêu từ TQ chỉ mới 1 tỉ USD sau 10 năm đã tăng lên 20 tỉ USD, trong đó nhóm nhập siêu thiết bị đồng bộ hàng năm lên tới 10 tỉ USD.
Hiệp hội rau quả VN cho biết, chính sách biên mậu với Trung Quốc và quản lý nhà nước dễ dãi đã tạo nên sự cạnh tranh thiếu công bằng đối với các DN Việt Nam làm ăn chân chính. Nhiều DN sống dở, chết dở và đi đến phá sản do nguồn nguyên liệu bị Trung Quốc thao túng. Thương nhân Trung Quốc tập cho người nông dân và thương lái Việt thói quen làm ăn cẩu thả, gian dối, đi vào chất lượng thấp, sử dụng nhiều hóa chất độc hại.
Nhiều loại hoa quả TQ có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật quá mức cho phép nhưng vẫn được xuấy sang Việt Nam. Ảnh: Hướng Dương
 Nhiều loại hoa quả TQ có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật quá mức cho phép nhưng vẫn được xuấy sang Việt Nam. Ảnh: Hướng Dương
Còn ông Phạm Vũ Hà, Hiệp hội sắn Việt Nam cho biết sản phẩm từ sắn và tinh bột sắn của Việt Nam chủ yếu xuất sang Trung Quốc chiếm trên 85% tổng kim ngạch xuất khẩu. Căng thẳng Biển Đông đã khiến một số đơn vị phải bán lỗ giá dưới 420NDT/tấn. Thời gian gần đây Trung Quốc chuyển sang mua hàng của Thái Lan khiến tồn kho tăng cao, nhiều nhà máy đang đứng trước nguy cơ dừng hoạt động nếu không tìm được thị trường mới.  Theo thống kê, tính đến 20/6, lượng sắn xuất sang Trung Quốc đã giảm 14% so với cùng kì năm trước. Tồn kho sắn lát lên tới 300.000 tấn, tinh bột sắn là 150.000 tấn.
Theo ông Đào Công Vũ, Hiệp hội Titan Việt Nam, nhiều năm qua Trung Quốc là bạn hàng lớn và chiếm tới 53% xuất khẩu nhưng đang có xu hướng giảm rất nhanh. Trong khi đó, các sản phẩm của Việt Nam chủ yếu là loại nguyên liệu thô được xuất trực tiếp rất khó để tiếp cận các thị trường mới.
Nhìn vào thực trạng chuỗi cung ứng dệt may Việt Nam có quá nhiều những bất cập như chỉ tập trung vào xuất khẩu chiếm tới 86% năng lực sản xuất của ngành, lệ thuộc quá lớn vào nguồn vải nhập khẩu (86% tổng nhu cầu), đặc biệt là nhập khẩu từ Trung Quốc với 46%, tập trung lớn vào việc gia công mà không làm ra được thương hiệu riêng của mình.
“Tình trạng nút thắt cổ chai tại khâu dệt nhuộm trong chuỗi cung ứng dệt may của Việt Nam sẽ dẫn đến việc phát triển mất cân đối, dễ bị tổn thương”, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh nhận định. 
Hiệp hội gỗ và lâm sản VN cũng cho rằng ngành này đang gặp khó do xuất nhập khẩu giữa hai nước trước đây có giá trị lớn. Nhập khẩu gỗ 2013 đạt 201 triệu USD, tháng 6/2014 là 85 triệu USD.
DN nhọc nhằn “thoát Trung”
Các chuyên gia kinh tế cho rằng tình trạng các DN lệ thuộc sẽ triệt tiêu nội lực, làm thui chột khả năng sáng tạo, đình trệ sản xuất trong nước. Căng thẳng Biển Đông, khiến các DN Việt phải tính đến những tình huống xấu nhất có thể, cần phải giảm lệ thuộc, tăng tự chủ thì kinh tế. Tuy nhiên, để giải bài toán lệ thuộc về kinh tế các DN Việt cũng đang phải “bơi” trong khó khăn do có quá nhiều bất lợi.
Ông Nguyễn Văn Thụ nêu ra hàng loạt những khó khăn của ngành cơ khí mà các DN phải đối mặt khi giải bài toán lệ thuộc. “Luật đấu thầu của ta ưu tiên các nhà thầu có giá bỏ thầu thấp mà chưa quan tâm đến nguồn gốc xuất xứ về chất lượng thiết bị. Nếu xét về giá thì cả thế giới phải thua TQ. Vì vậy mới có chuyện, TQ thắng hầu hết các dự án trọng điểm của ta”, ông Thụ nói.
Thêm vào đó, năng lực đầu tư, tài chính, cấp điện cho ngành cơ khí còn nhiều hạn chế. Đặc biệt các chính sách hỗ trợ cho ngành cơ khí chưa được nghiêm túc, chưa nhất quán. Chính sách thuế và tín dụng của VN chưa thực sự ưu đãi với nhà thầu trong nước. Ông Thụ kiến nghị Nhà nước cần phải xem xét cụ thể, tăng dần tỉ lệ nội địa hóa trong các công trình công nghiệp trọng điểm, kiểm tra lại toàn bộ các dự án công nghiệp do TQ đang thi công dở dang, xây dựng lại các chính sách về thuế, tài chính để kích cầu ngành cơ khí.
Các ngành dệt may, nông sản, gỗ, titan, sắn…và nhiều ngành công nghiệp phụ trợ khác cũng gặp những khó khăn rất lớn trong vấn đề “thoát Trung” do trước đó đã quen thói làm ăn với Trung Quốc rất cẩu thả và kém chất lượng vì vậy để mở rộng thị trường ngay để giải quyết tồn kho là vấn đề khó có thể làm được trong một sớm một chiều!
Nói về đối tác Trung Quốc, ông Lê Đăng Doanh cho rằng họ là bậc thầy về đút lót và mua chuộc, sẵn sàng giẫm đạp, xé bỏ mọi hiệp ước thương mại trước đó để đạt được mục đích. “Chúng ta ở cạnh, giao thương với TQ từ nghìn năm nay mà làm sản phẩm giống y chang TQ thì không thể phát triển được. Phải làm khác Trung Quốc, đầu tư vào chất lượng tăng sức cạnh tranh và mở rộng ra thị trường khác chuẩn bị cho những tình huống xấu nhất xảy ra”.
Liên quan đến việc các công trình do nhà thầu TQ thực hiện đều ngưng trệ, phát biểu tại hội nghị sơ kết 6 tháng của Bộ Tài Chính, Thủ tướng Vũ Văn Ninh khẳng định Chính phủ sẽ rà soát lại các dự án này nếu như có dự án nào mà nhà thầu TQ bỏ dở dang, phá hợp đồng thì Việt Nam hoàn toàn có thể khởi kiện./.

Đọc thêm

Tân Phó Tổng Giám đốc VEC là ai?

Chủ tịch và Tổng Giám đốc VEC chúc mừng tân Phó Tổng Giám đốc Đặng Hoài Nam.
(PLVN) - Tổng công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa công bố quyết định bổ nhiệm ông Đặng Hoài Nam giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc tổng công ty này.

PJICO tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông năm 2024, thông qua kế hoạch phát triển mới

PJICO tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông năm 2024, thông qua kế hoạch phát triển mới
(PLVN) - Ngày 10/4, Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (PJICO, mã PGI) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024. Đại hội đã thông qua phương án nhân sự, kế hoạch kinh doanh năm 2024 và định hướng phát triển kinh doanh giai đoạn 5 năm tới. Ông Phạm Thanh Hải tiếp tục được bầu giữ vị trí Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2024 - 2029.

Máy chạy xuyên đêm trên công trường đường dây 500kV mạch 3

Thi công "3 ca, 4 kíp", cả ngày lẫn đêm là khẩu hiệu trên đại công trường đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối.
(PLVN) - Giữa màn đêm, đèn phá của máy công trình đủ sáng để những người thợ đủ nhìn mà điều chỉnh các đầu đục phá đá, mở đường tới nơi dựng cột. Ở một số vị trí khác, xe máy vẫn liên tục bơm bê tông vào hố móng dù đêm đã về khuya…

Tự động hóa quy trình kinh doanh: Không còn thời gian để đắn đo!

Theo đại diện FaceNet, tự động hóa không chỉ giúp các DN hoạt động hiệu quả hơn mà còn cải thiện đáng kể trải nghiệm của người dùng cuối. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Theo GlobeNewsWire, thị trường tự động hóa quy trình kinh doanh (BPA) toàn cầu được dự báo sẽ mở rộng với tốc độ tăng trưởng kép là 11,4%. Năm 2023, thị trường BPA được ước tính trị giá khoảng 14,2 tỷ USD, dự kiến tăng 30,2 tỷ USD vào cuối năm 2030. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp (DN) Việt Nam vẫn đang loay hoay với câu hỏi nên hay không nên…

Lên núi làm đường dây 500kV: Quyết tâm ắt ‘cao’ hơn núi

Đỉnh cao nhất trong dãy núi Hoàng Sơn hơn 1.000 mét. Có nhiều vị trí móng của đường dây 500kV mạch 3 phải xây dựng trên dãy núi này. (Ảnh: lãnh đạo EVN kiểm tra cung đoạn Quảng Trạch - Quỳnh Lưu).
(PLVN) - “Va vào đá” là cụm từ diễn tả độ khó của địa hình, địa vật tại nhiều vị trí, gói thầu của Dự án đường dây 500kV mạch 3, đòi hỏi nhà thầu thi công ngoài việc hô “quyết tâm” còn phải đầu tư nguồn lực đủ mạnh mới chinh phục được đá núi để dựng cột, kéo dây...

Gần 400 căn hộ xanh - thông minh Sunshine Green Iconic sắp xuất hiện tại khu Đông Hà Nội

Gần 400 căn hộ xanh - thông minh Sunshine Green Iconic sắp xuất hiện tại khu Đông Hà Nội
(PLVN) -  Sunshine Green Iconic - một trong những dự án trọng điểm “Nhà Sunshine” hiện đang giữ tốc độ triển khai thần tốc dưới sự giám sát chặt chẽ của tổng thầu SCG Group, nhanh chóng bước sang giai đoạn thi công hoàn thiện: Hệ thống điện, nước, PCCC… cả 4 tòa và sớm mang đến bộ sưu tập 400 căn hộ “Vertical Garden 4.0” đầu tiên tại khu Đông Hà Nội.

PVFCCo: 21 năm vững bước, không ngừng bổ sung động lực mới cho phát triển bền vững

PVFCCo: 21 năm vững bước, không ngừng bổ sung động lực mới cho phát triển bền vững
(PLVN) - 21 năm trước (28/3/2003), Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) - tiền thân là Công ty Phân đạm và Hóa chất Dầu khí được thành lập với nhiệm vụ tiếp nhận Nhà máy Đạm Phú Mỹ - nhà máy đầu tiên tại Việt Nam sản xuất phân đạm từ nguồn khí tự nhiên với công suất tương đương gần 50% nhu cầu phân đạm trong nước khi đó.