Oanh Donavi và quyết tâm mang thực phẩm sạch vào bữa cơm gia đình

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Để gây dựng được một thương hiệu Donavi ổn định, có tiếng trên thị trường Thủ đô suốt hơn 10 năm qua, nữ doanh nhân tuổi Bính Thìn - Nguyễn Thị Oanh (SN 1976) đã phải trả giá bằng mồ hôi, nước mắt và cả tuổi thanh xuân của mình.

Cái đích mà chị mong muốn, quyết tâm đạt được là mang thực phẩm sạch vào bữa cơm gia đình. Và “thượng tôn pháp luật” là “người bạn đồng hành” không thể thiếu của chị trong suốt hành trình gian nan này.

Từ ước vọng… nhỏ nhoi

Từ nhỏ, cô bé Nguyễn Thị Oanh đã rất thích chơi trò bán hàng, nhất là những mặt hàng liên quan đến thực phẩm. Chính vì vậy, những lúc rảnh rỗi Oanh lại phụ mẹ bán hàng để học hỏi kinh nghiệm (gia đình Oanh mở một cửa hàng nho nhỏ kinh doanh thủy sản). Và rồi tư duy kinh doanh cứ lớn dần theo năm tháng. Bản tính nhút nhát nên Oanh rất ít khi thể hiện chính kiến của mình. Oanh chỉ lặng lẽ quan sát và học hỏi.

Từ quá trình trải nghiệm bán hàng của gia đình, Oanh luôn suy nghĩ: “Kinh doanh nhỏ lẻ như mẹ khó mà phát triển và khẳng định thương hiệu”. Thường xuyên bị mẹ mắng: “Mày chậm chạp thế, sau này chắc chả làm nên tích sự gì?”. Tự ái đó, cộng với những trải nghiệm từ thực tế đã dẫn Oanh đến quyết tâm: “Phải kinh doanh một cái gì đó, nhưng đi bằng đôi chân của mình, không thừa hưởng những thứ bố mẹ để lại!”. Nghĩ là làm, cô gái bắt đầu hình thành ý tưởng kinh doanh cho cuộc đời mình, sau khi tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm (Khoa Tiếng Anh) năm 1998.

Với suy nghĩ: “Nếu kinh doanh những sản phẩm có hạn sử dụng ngắn, nguy cơ hỏng hóc, thất bại sẽ lớn hơn mà lại ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng”, Oanh đã quyết định lựa chọn các sản phẩm phục vụ ngành đồ uống (các sản phẩm này thường có hạn sử dụng rất lâu, độ an toàn cao). Sau khi xây dựng ý tưởng kinh doanh, Oanh tiến tới tìm hiểu nhu cầu thị trường. Mòn chân, mỏi gối, lang thang khắp 36 phố phường Hà Nội, Oanh đã nắm bắt được xu hướng của thực khách lúc bấy giờ là thích những đồ uống mới lạ du nhập từ nước ngoài về (như trà Lipton, Dilmah nhiều hương vị mang phong cách phương Tây), tại các cửa hàng, quán cà phê thiết kế lạ mắt, trang trí đẹp, cô chủ nhỏ bắt đầu xây dựng kế hoạch kinh doanh.

Kế hoạch kinh doanh đã hoàn tất nhưng Oanh lại gặp khó khăn về vốn. Không có tiền nhập hàng, Oanh chỉ còn cách tìm đến từng công ty thuyết phục họ cho mình hưởng giá của nhà phân phối với lời hứa: “Sau một tháng sẽ đạt được doanh số công ty đề ra”.

Với quyết tâm, nhiệt huyết và sự kiên trì, nhẫn nại của mình, Oanh đã đạt được kết quả thật đáng nể. Chỉ sau một tháng phân phối trà Dilmah, với số vốn vỏn vẹn 3 triệu đồng (tích lũy từ tiền tiết kiệm, thù lao dạy thêm tiếng Anh), Oanh đã đạt được doanh số đã cam kết với công ty. Cầm số tiền 15 triệu lợi nhuận và tiền thưởng doanh số bán hàng mà Oanh không tin đó là sự thật. Càng mừng hơn khi sau một tháng kinh doanh trà Dilmah, Oanh đã được công ty tin tưởng ký kết hợp đồng thanh toán trả sau. “Tôi cảm thấy vô cùng vui sướng và hạnh phúc khi đạt được ước mơ lớn của cuộc đời mình!” – nữ doanh nhân chia sẻ.

Đến khát khao nâng tầm vóc Việt

Nhờ đường hướng kinh doanh đúng đắn, công việc kinh doanh của Nguyễn Thị Oanh khá “xuôi chiều mát mái”. Cứ sau một tháng, chị lại thành công một sản phẩm. Đầu tiên là trà Dilmah, tiếp đó đến trà Thăng Long; Lipton; Cà phê Trung Nguyên; Trà Thanh nhiệt Thái Bình… Một mình một ngựa, như một con ong cần mẫn, bất kể nắng mưa, ngày hay đêm, cô gái nhỏ bé rong ruổi khắp các ngõ ngách của thành phố để tiếp thị, giao hàng… Có ngày, cô giao tới 400 – 500 thùng hàng cho khách. Với những thành tích rất đáng tự hào đó, giữa năm 2002 Oanh đã được lãnh đạo Công ty Cổ phần Hà Thăng “để mắt” tới, mời vào làm việc trong công ty. Với vai trò Giám đốc kinh doanh, phát triển thị trường, từ năm 2002 đến năm 2007, Oanh giúp các sản phẩm của công ty không chỉ đứng vững trên thị trường mà còn vươn ra các tỉnh, thành phố phía Bắc và các vùng miền khác với tư duy kinh doanh nhuần nhuyễn trong lĩnh vực đồ uống. 

Không chỉ các quán cà phê, nhà hàng nổi tiếng, các món đồ uống của công ty Oanh còn có mặt ở hầu hết những khách sạn 4, 5 sao sang trọng của Thủ đô như: Sheraton; Melia; Hilton; Daewoo… Trong quá trình làm việc tại đây, Oanh có mở thêm hai cửa hàng bán đồ uống mang tên “Bách Khoa Quán” tại tại Khu tập thể Bách Khoa, Hà Nội. Đối tượng phục vụ chính là sinh viên và dân văn phòng. Lúc bấy giờ các cửa hàng bán đồ uống không nhiều nên quán của Oanh rất đông khách. Tìm hiểu nhu cầu của khách, Oanh nhận thấy nhu cầu hoa quả tươi, sạch của người tiêu dùng là vô cùng lớn. Trong khi đó, để có được các sản phẩm tươi ngon phụ thuộc vào nguồn đất, nguồn nước, muốn vậy phải quy hoạch vùng đặc sản. 

Để biến ý tưởng này thành hiện thực, năm 2007 Oanh đã xúc tiến thành lập Công ty TNHH Sản xuất Thương mại và Dịch vụ Đông Nam Việt (thương hiệu Donavi) chuyên kinh doanh các sản phẩm hoa quả đặc sản Việt Nam được khai thác, trồng tập trung theo vùng miền, từng loại quả. Công ty hướng vào hai đối tượng phục vụ chính: 1. Các khách sạn, nhà hàng, quán trà, cà phê sử dụng đồ uống từ hoa quả tươi; 2. Hệ thống siêu thị và cửa hàng tiêu dùng (Fivimat; Intimex; Đức Thành; Metro; Hapro…). Các hoa quả có thương hiệu nổi tiếng được Donavi cung cấp phải kể đến: bưởi da xanh, năm roi; cam sành; xoài cát… “Thời điểm đó, chỉ cần nhắc đến Donavi là người dân Hà Thành nhớ đến các sản phẩm nức danh như sơ ri Bến Tre; dâu tây Đà Lạt và cây lô hội” – chủ thương hiệu Donavi chia sẻ.

Trước thực trạng nguồn thực phẩm có nguồn gốc từ nông sản khô từ các vùng miền có chất lượng rất tốt nhưng không được giao thương một cách bài bản, bán “trôi nổi” trên thị trường (đậu, đỗ, lạc, vừng, nấm hương, mộc nhĩ, các loại gia vị…), năm 2011 Oanh bắt tay vào việc xây dựng nhà xưởng để thu mua sản phẩm theo mùa vụ, lưu kho, đóng gói và bán quanh năm với thương hiệu Donavi. Không chỉ vậy, với ước muốn mang thực phẩm sạch vào bữa cơm gia đình, nhằm nâng cao tầm vóc cho người Việt, Oanh hướng đến nghiên cứu, phát triển, tìm giải pháp cân đối dinh dưỡng cho cộng đồng. Bên cạnh đó, chị cũng đẩy mạnh, trực tiếp tham gia vào sản xuất từ nguyên liệu, tích cực ứng dụng, đầu tư  công nghệ bảo quản để nâng cao hơn độ an toàn cho các sản phẩm. 

Pháp luật – người bạn đồng hành không thể thiếu!

Trong hành trình kinh doanh của mình, Oanh Donavi đã có những cú bứt phá ngoạn mục, từng bước khẳng định thương hiệu của mình. Và chị luôn tin tưởng vào những thành công tiếp theo nhờ tư duy kinh doanh và sự nhạy cảm, phán đoán chính xác xu hướng kinh doanh của thị trường; Đặc biệt là tâm huyết và niềm đam mê mãnh liệt kinh doanh của mình. Không chỉ vậy, bên chị còn có pháp luật – người bạn đồng hành không thể thiếu. 

Theo chị, pháp luật chính là yếu tố quan trọng dẫn chị tiến bước tới thành công. Điều này thể hiện ở việc chị luôn tôn trọng pháp luật, hoạt động theo khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật, hoàn thành nghĩa vụ của một công dân, cũng như một doanh nghiệp. Thực tế này cũng thể hiện rất rõ trong sứ mệnh cốt lõi của công ty: Kiểm soát chất lượng hàng từ nguồn và đưa được sản phẩm đặc sản của địa phương vào hệ thống, các kênh bán hàng; Giới thiệu các sản phẩm, hàng hóa, đặc sản vùng miền đến tay người tiêu dùng với giá trị dinh dưỡng và độ an toàn thực phẩm cao.

Để làm được điều này, doanh nghiệp luôn tuân thủ các quy định của pháp luật trong việc phân loại, đóng gói, dán nhãn mác…, cũng như đảm bảo các quy định khi vận chuyển, kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm, công bố sản phẩm…

Hàn huyên với Oanh Dona vi gần hết một buổi chiều nhưng tôi vẫn bị hút vào câu chuyện của chị. Chuyện đời, chuyện nghề, sự gian nan và những bí quyết kinh doanh của chị không thể kể hết trong bài viết này, nhưng thành công của chị hiển hiện bằng những con số thực, sống động… Và bầu nhiệt huyết, sự đam mê của chị đối với sự nghiệp kinh doanh sẽ còn bùng cháy và bám theo mãi bước chân nữ doanh nhân đa tài này.

Đọc thêm

BSL kiên trì chiến lược phát triển bền vững

Ông Nguyễn Thiều Sơn, CEO của BSL
(PLVN) -  Năm 2023, Công ty Cho thuê Tài chính BIDV-SuMi TRUST (BSL) đạt mức tăng trưởng tín dụng ấn tượng gần 27%, cao hơn hẳn so với mức tăng bình quân của ngành cho thuê tài chính (13,75%) và toàn ngành Ngân hàng (13,5%). Ông Nguyễn Thiều Sơn, Tổng Giám đốc (CEO) BSL cho biết, có được thành tựu đó là nhờ vào chiến lược phát triển bền vững đầy sáng tạo; sự kiên định hành động bám sát theo mục tiêu và sự bồi đắp văn hóa tin cậy giữa BSL với khách hàng...

Khởi nghiệp - hãy tự tin, dám làm, đừng sợ!

Nguyễn Thị Thu Hoa, CEO Trường Foods bên sản phẩm cao cấp Con Cui làm từ thịt lợn mán. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Họ đều khởi nghiệp khi còn rất trẻ từ tay trắng. Đến nay, tổng doanh thu của họ đã tới 40-50 tỷ đồng. Họ đã được đề cử là 1 trong 20 Gương mặt trẻ Việt Nam năm 2022 ở lĩnh vực Kinh doanh - khởi nghiệp.

'Trả lại tên cho em' nếu tái cơ cấu một doanh nghiệp ngành Điện

Nếu được EVN chấp thuận, một số chức năng vốn thuộc PTC1 sẽ trở về lại PTC1 trong nay mai.
(PLVN) - 6 năm trước, khi thành lập Công ty Dịch vụ kỹ thuật truyền tải điện (NPTS), EVN đã nhất trí chủ trương “bốc” toàn bộ nhân lực, chức năng và thiết bị của các đơn vị thí nghiệm điện, vận tải, cơ điện vốn trực thuộc các công ty truyền tải điện (PTC) chuyển về lập nên NPTS.

Nâng tầm Cảng Đà Nẵng trong hệ sinh thái của VIMC

Cảng Đà Nẵng đón tàu container của hãng Sinolines cập cảng, làm hàng.
(PLVN) - Theo đại diện Cảng Đà Nẵng, mục tiêu trong năm 2024 của doanh nghiệp này là đạt kết quả sản xuất kinh doanh tăng từ 4-6% so với năm 2023, qua đó góp phần gia tăng sức mạnh và uy tín Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC), với vai trò là một doanh nghiệp trong hệ sinh thái.

Đêm muộn, 'sếp' EVNNPT vẫn tới công trường 'thúc' nhà thầu chậm tiến độ

Tổng Giám đốc Phạm Lê Phú (áo xanh) kiểm tra công trường đường dây 500kV đoạn qua Hưng Yên
(PLVN) -  Tối 13/3/2024, Tổng Giám đốc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) - Phạm Lê Phú và đoàn công tác đã đi kiểm tra tiến độ thi công ban đêm các vị trí móng cọc Dự án đường dây 500kV mạch 3 cung đoạn Nhà máy Nhiệt điện Nam Định I - Phố Nối của Công ty CP Tập đoàn Đầu tư thương mại, công nghiệp Việt Á (nhà thầu Việt Á) đoạn qua tỉnh Hưng Yên.