Những doanh nhân Việt có thể là tỷ phú USD

Những doanh nhân Việt có thể là tỷ phú USD
(PLO) - Có thể nói rằng, Việt Nam có những doanh nhân nắm giữ khối tài sản tính ra cả tỷ USD nhưng lại không được nằm trong bảng xếp hạng tỷ phú thế giới. Bởi vì, Tài sản của họ nằm ở những công ty chưa niêm yết hoặc được đứng dưới tên tổ chức hay người khác mà khó lần ra nguồn gốc chính xác.

“Ông trùm” địa ốc Sài Gòn

Nhắc đến Novaland, không ai không biết cái tên Bùi Thành Nhơn - Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc NoVa - Chủ tịch HĐQT tập đoàn Anova.

Sau khi tốt nghiệp Đại học Dartmouth, Hoa Kỳ, năm 1992, ông Bùi Thành Nhơn, đã khởi nghiệp kinh doanh bằng việc thành lập Công ty TNHH Thương Mại Thành Nhơn với số vốn điều lệ 400 triệu đồng để kinh doanh thuốc thú y, nguyên liệu dược, hóa chất.

Những năm 2006-2007, khi thị trường địa ốc “sốt nóng”, ông Nhơn cũng như nhiều doanh nhân khác đã tìm đến bất động sản. Từ đây, Novaland ra đời để đầu tư một dự án bất động sản cao cấp tại quận 7.

Lĩnh vực kinh doanh thuốc thú y và thực phẩm dinh dưỡng được tách ra một nhánh khác thuộc Nova Group với tên gọi là Anova Corporation.

Người làm từ thiện lớn nhất Việt Nam

Số tiền mà ông Dương Công Minh - Chủ tịch Him Lam tặng hoạt động từ thiện xã hội, đặc biệt là xây trường học trên khắp Việt Nam đã lên tới cả nghìn tỷ đồng và sẽ còn tiếp tục tăng.

Sinh tại Quế Võ (Bắc Ninh), ông Dương Công Minh hiện kiêm nhiệm Chủ tịch HĐQT 3 doanh nghiệp lớn là công ty cổ phần Him Lam, ngân hàng Bưu điện Liên Việt và công ty cổ phần Liên Việt Holdings.

Trước đó, những năm 1984-1993, ông Minh là sỹ quan công ty xuất nhập khẩu thuộc Bộ Quốc phòng, đến giai đoạn 1994-1997 là giám đốc xí nghiệp xây dựng - công ty Thanh Bình cũng thuộc Bộ Quốc phòng.

Doanh nhân này hiện là ông chủ của công ty cổ phần Him Lam - nơi có hơn 20 công ty con, công ty liên kết đủ lĩnh vực, từ bất động sản, tài chính ngân hàng, viễn thông, xây dựng đến sản xuất, thương mại dịch vụ, nhân lực, khai khoáng...

“Chúa đảo Tuần Châu”

Với tên gọi "Chúa đảo Tuần Châu" mà nhiều người dành tặng, đại gia Đào Hồng Tuyển trở thành một trong những người giàu nhất Việt Nam với khối tài sản khổng lồ.

Sinh năm 1954, đại gia Đào Hồng Tuyển từng là chiến sĩ trong binh đoàn tàu không số thời chống Mỹ. Rời quân ngũ vào những năm 80 với số tiền trợ cấp xin việc ít ỏi, Đào Hồng Tuyển ở lại TPHCM lập nghiệp.

Thời gian này, ông phải lang thang hè phố để bươn chải mưu sinh. Ông Tuyển từng làm nhiều nghề khác nhau và dần đi lên.

Năm 1997, dưới danh nghĩa là chủ tịch công ty TNHH Âu Lạc, ông Tuyển đã thực hiện một dự án được xem là điên rồ nhất vào thời đó là đổ 80 tỷ đồng để lấy đất lấp biển, xây dựng con đường độc đạo dẫn từ đất liền ra đảo Tuần Châu, 55 công trình giải trí và biệt thự, bến du thuyền lớn nhất thế giới.

Đây bước ngoặt giúp ông "phất" lên trong sự nghiệp: đưa diện tích khai thác trên đảo từ 98 ha lên gần 700 ha.

Nữ tỷ phú USD tự thân đầu tiên Đông Nam Á

Nhắc đến nữ CEO Việt lọt Top 100 phụ nữ quyền lực nhất là nhắc đến bà Nguyễn Thị Phương Thảo - CEO của hãng hàng không giá rẻ Vietjet.

Dấn thân vào nghiệp kinh doanh khi còn là sinh viên năm thứ 2 tại Nga, bà Thảo trở thành triệu phú USD vào năm 21 tuổi nhờ nghề kinh doanh máy fax và nhựa cao su.

Năm 2000, bà cùng chồng về Việt Nam, kinh doanh dưới tên tập đoàn Sovico Holdings, lập nên ngân hàng HDbank và hãng hàng không Vietjet Air. Vietjet Air có lãi chỉ sau 3 năm hoạt động, hiện giữ 37% thị phần hàng không nội địa.

Ông chủ quyền lực của Tập đoàn Masan

Nếu tính gián tiếp qua CTCP Masan, ông Quang là người giàu thứ 2 trên TTCK với khối tài sản hơn 10.000 tỷ đồng.

Doanh nhân Nguyễn Đăng Quang những năm đầu thập niên 1990, khi ông bắt đầu bán mì ăn liền cho người Việt tại Nga, rồi xây dựng nhà máy đầu tiên với công suất 30 triệu gói/tháng, sản xuất mì, nước tương, nước mắm, tương ớt bán cho người bản xứ.

Kết quả là Masan là công ty Việt Nam thành công nhất về xuất khẩu sang thị trường Nga. Lúc cao điểm, doanh số xuất khẩu của Masan sang thị trường Nga đạt trên 100 triệu USD mỗi năm.

Bà trùm bất động sản

Bà Trương Mỹ Lan thành lập tập đoàn Vạn Thịnh Phát vào năm 1992, với nghề kinh doanh ban đầu là nhà hàng và khách sạn.

Sau đó, Vạn Thịnh Phát chuyển sang kinh doanh trên nhiều lĩnh vực liên quan tới bất động sản, từ xây khách sạn tới chung cư, cao ốc căn hộ, sở hữu nhiều đất vàng tại khu vực TP HCM.

Nữ tỷ phú USD

Bà Nguyễn Thị Nga (SeABank) là người phụ nữ giàu có và quyền lực, nhưng hiện bà đang có bao nhiêu tài sản thì không ai biết chính xác. Theo TS. Alan Phan, Bà Nga sẽ trở thành tỷ phú USD tiếp theo nếu như bà công khai tài sản và cổ phiếu hiện có.

Xuất hiện trong danh sách những phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam 2015 của Forbes Việt Nam, bà Nga hiện điều hành tập đoàn BRG – đơn vị góp vốn vào công ty xây dựng tháp truyền hình 900 triệu USD, nắm vốn tại nhiều khách sạn 5 sao và ngân hàng.

Là người Hà Nội, sinh năm 1955, tốt nghiệp trường Đại học Kinh tế Kế hoạch (Đại học Kinh tế Quốc dân) và đã từng học nhiều lớp kinh tế ở Pháp, Đức, Nhật Bản, Úc, đồng thời là người Việt Nam đầu tiên được mời học ở George Town (Mỹ) do quỹ tài trợ của bà Hillary Clinton, phu nhân cựu tổng thống Bill Clinton, dành riêng cho các nhà lãng đạo tập đoàn kinh tế. Chồng bà là Tiến sỹ và được mời làm việc tại Đức nhưng hai vợ chồng bà quyết định trở về Việt Nam lập nghiệp.

Ông chủ Bitexco - Người xây những biểu tượng

Vốn xuất thân trong một gia đình có truyền thống kinh doanh ở Thái Bình với ngành dệt, tên tuổi ông vũ Quang Hội ban đầu gắn với thương hiệu nước khoáng đóng chai nổi tiếng một thời –Vital. Sau đó, vị này chuyển sang kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản, với cú huých là tòa nhà Bitexco – thiết kế được coi là biểu tượng của TP HCM.

Hiện tại, tập đoàn Bitexco là công ty tư nhân thuộc sở hữu gia đình ông kinh doanh đa ngành, từ phát triển bất động sản, cơ sở hạ tầng, đến năng lượng thủy điện, sản xuất hàng tiêu dùng, thương mại, khai thác và thăm dò khoáng sản.

Đại gia Việt 80 tuổi

Đại gia Trần Thị Hường (Tư Hường) tuy đã ở tuổi "thất thập cổ lai hy" nhưng vẫn điều hành công ty bất động sản, cố vấn HĐQT ngân hàng, sở hữu khối tài sản có giá trị nghìn tỷ và là chủ của khu resort Diamond Bay.

Khởi nghiệp tay trắng, chưa học hết lớp 5 nhưng “lão bà’ này đã xây dựng lên tập đoàn Hoàn Cầu - nhà đồng tài trợ cho cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Thế giới năm 2008, đơn vị đã mời được nữ ca sĩ Lady Gaga đến biểu diễn trong đêm chung kết.

Đọc thêm

BSL kiên trì chiến lược phát triển bền vững

Ông Nguyễn Thiều Sơn, CEO của BSL
(PLVN) -  Năm 2023, Công ty Cho thuê Tài chính BIDV-SuMi TRUST (BSL) đạt mức tăng trưởng tín dụng ấn tượng gần 27%, cao hơn hẳn so với mức tăng bình quân của ngành cho thuê tài chính (13,75%) và toàn ngành Ngân hàng (13,5%). Ông Nguyễn Thiều Sơn, Tổng Giám đốc (CEO) BSL cho biết, có được thành tựu đó là nhờ vào chiến lược phát triển bền vững đầy sáng tạo; sự kiên định hành động bám sát theo mục tiêu và sự bồi đắp văn hóa tin cậy giữa BSL với khách hàng...

Khởi nghiệp - hãy tự tin, dám làm, đừng sợ!

Nguyễn Thị Thu Hoa, CEO Trường Foods bên sản phẩm cao cấp Con Cui làm từ thịt lợn mán. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Họ đều khởi nghiệp khi còn rất trẻ từ tay trắng. Đến nay, tổng doanh thu của họ đã tới 40-50 tỷ đồng. Họ đã được đề cử là 1 trong 20 Gương mặt trẻ Việt Nam năm 2022 ở lĩnh vực Kinh doanh - khởi nghiệp.

'Trả lại tên cho em' nếu tái cơ cấu một doanh nghiệp ngành Điện

Nếu được EVN chấp thuận, một số chức năng vốn thuộc PTC1 sẽ trở về lại PTC1 trong nay mai.
(PLVN) - 6 năm trước, khi thành lập Công ty Dịch vụ kỹ thuật truyền tải điện (NPTS), EVN đã nhất trí chủ trương “bốc” toàn bộ nhân lực, chức năng và thiết bị của các đơn vị thí nghiệm điện, vận tải, cơ điện vốn trực thuộc các công ty truyền tải điện (PTC) chuyển về lập nên NPTS.

Nâng tầm Cảng Đà Nẵng trong hệ sinh thái của VIMC

Cảng Đà Nẵng đón tàu container của hãng Sinolines cập cảng, làm hàng.
(PLVN) - Theo đại diện Cảng Đà Nẵng, mục tiêu trong năm 2024 của doanh nghiệp này là đạt kết quả sản xuất kinh doanh tăng từ 4-6% so với năm 2023, qua đó góp phần gia tăng sức mạnh và uy tín Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC), với vai trò là một doanh nghiệp trong hệ sinh thái.

Đêm muộn, 'sếp' EVNNPT vẫn tới công trường 'thúc' nhà thầu chậm tiến độ

Tổng Giám đốc Phạm Lê Phú (áo xanh) kiểm tra công trường đường dây 500kV đoạn qua Hưng Yên
(PLVN) -  Tối 13/3/2024, Tổng Giám đốc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) - Phạm Lê Phú và đoàn công tác đã đi kiểm tra tiến độ thi công ban đêm các vị trí móng cọc Dự án đường dây 500kV mạch 3 cung đoạn Nhà máy Nhiệt điện Nam Định I - Phố Nối của Công ty CP Tập đoàn Đầu tư thương mại, công nghiệp Việt Á (nhà thầu Việt Á) đoạn qua tỉnh Hưng Yên.