Nhãn hàng đa quốc gia hướng dẫn phân biệt hàng giả

Hướng dẫn phân biệt  hàng giả, hàng nhái
Hướng dẫn phân biệt hàng giả, hàng nhái
(PLVN) - Hầu hết các hãng có uy tín, có thương hiệu, được người tiêu dùng ưa chuộng đều có nguy cơ bị làm giả, làm nhái hàng hóa với mức độ ngày càng tinh vi. Do đó, hướng dẫn lực lượng chức năng cách phân biệt hàng thật, hàng giả là cách mà các chủ sở hữu nhãn hiệu đang tiến hành để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.

Mới đây, Cục Quản lý thị trường (QLTT) An Giang phối hợp với Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam tổ chức buổi “Hội thảo tập huấn phân biệt hàng thật, hàng giả đối với các nhãn hàng của Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam” cho công chức Đội QLTT số 2 (phụ trách địa bàn huyện Tịnh Biên) và công chức Đội QLTT số 7 (phụ trách địa bàn huyện Tri Tôn).

Tại hội thảo, cán bộ của Unilever Việt Nam đã cập nhật thông tin phân biệt hàng thật, hàng giả đối với 24 nhãn hiệu hàng hóa đã được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam của Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam, gồm: Clear, Sunsilk, Dove, Lifebuoy, Lux, Hazeline, Vaseline, Pond’s, TRESemmé, Omo, Viso, Surf, Comfort, Vim, Sunlight, Vim, Cif, AXE, P/S, Closeup, Rexona, Lipton, Knorr, Wall’s.

Có thể nói, hiện nay hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng có mặt ở hầu hết phân khúc của thị trường, từ các cửa hàng tạp hóa , các chợ vùng sâu, vùng xa đến hè phố các đô thị, thậm chí len lỏi, trà trộn vào cả những siêu thị. Bên cạnh đó ngoài phương thức kinh doanh truyền thống, sự phát triển của các loại hình kinh doanh thông qua Internet càng khiến cho công tác quản lý kiểm soát và phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ thêm khó khăn.

Theo số liệu báo cáo công tác chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ 6 tháng đầu năm 2020, Cục QLTT An Giang đã kiểm tra 23 vụ (tăng 15% so cùng kỳ); số vụ vi phạm: 23 vụ (chiếm tỷ lệ 100%); trị giá hàng hóa vi phạm: 489,228 triệu đồng (giảm 17,4% so cùng kỳ.

Tin cùng chuyên mục

Cục Quản lý thị trường tỉnh tổ chức tiêu hủy quần áo rằn ri tại Xí nghiệp May Kon Tum.

Kon Tum: Tiêu hủy hàng hóa, mỹ phẩm vi phạm hành chính bị tịch thu

(PLVN) - Sáng 15/3, Cục Quản lý thị trường tỉnh Kon Tum cho biết, đơn vị vừa tiến hành tổ chức tiêu huỷ hàng chục sản phẩm hàng hoá không rõ nguồn xuất xứ, không đảm bảo điều kiện lưu thông thị trường gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng với tổng giá trị hơn 72 triệu đồng.

Đọc thêm

Bình Dương: Thu giữ 15.818 chai rượu ngoại không rõ nguồn

Bình Dương: Thu giữ 15.818 chai rượu ngoại không rõ nguồn
(PLVN) -Thấy 3 xe tải có dấu hiệu nghi vấn lực lượng chức năng tỉnh Bình Dương bất ngờ kiểm tra thì phát hiện 15.818 chai rượu không có tem rượu nhập khẩu, lái xe không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc của toàn bộ số lượng hàng hóa.

Phát hiện 40 tấn thịt heo nhiễm dịch bệnh nguy hiểm

Kho thịt lợn nhiễm bệnh bị phát hiện. (Ảnh: Tổng cục QLTT)
(PLVN) - 40 tấn thịt lợn nhiễm virus tả lợn châu Phi và dịch bệnh tai xanh chứa trữ trong 2 kho đông lạnh trên địa bàn huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội vừa bị Đội QLTT số 25, Cục QLTT TP Hà Nội phối hợp với Công an huyện Chương Mỹ và một số đơn vị kiểm tra, phát hiện.

Phát hiện hơn 1.900 chai rượu Chivas 18 không có hóa đơn chứng từ

Lực lượng chức năng kiểm đếm số hàng hóa vi phạm.
(PLVN) - Hơn 1.900 chai rượu nhãn hiệu Chivas 18, không có hóa đơn chứng từ vừa bị lực lượng chức năng tỉnh Phú Yên phát hiện và thu giữ khi đang lưu thông theo hướng Bắc Nam qua địa bàn tỉnh Phú Yên. Đây là vụ vận chuyển rượu quy mô lớn nhất từ trước đến nay mà lực lượng chức năng tỉnh Phú Yên phát hiện và thu giữ.

Tạm giữ 44 tấn đường kính không hóa đơn chứng từ

Tổng số hàng hoá vi phạm có giá trị ước tính khoảng 800 triệu đồng.
(PLVN) - Kiểm tra trên khâu lưu thông, Đội QLTT số 3, Cục QLTT tỉnh Bình Định phát hiện tạm giữ 44 tấn đường kính trắng do nước ngoài sản xuất chưa xuất trình đầy đủ hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ.

Thu giữ số lượng lớn mứt Tết 'ba không' tại TP HCM

Lực lượng chức năng kiểm tra, phát hiện số lượng lớn mứt Tết không ghi xuất xứ, không hạn sử dụng, không nhãn hàng hóa.
(PLVN) - Kiểm tra đồng loạt các cửa hàng, hộ kinh doanh trên địa bàn các quận 1,3 và quận Phú Nhuận, lực lượng chức năng TP HCM phát hiện, thu giữ số lượng lớn thực phẩm, mứt Tết "ba không": không ghi xuất xứ, không hạn sử dụng, không nhãn hàng hóa.

Tạm giữ hơn 18.000 sản phẩm nghi là pháo

Lực lượng chức năng kiểm đếm số hàng hóa vi phạm. (Ảnh: Tổng cục QLTT)
(PLVN) - Ngày 15/1, tin từ Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) cho biết, Đội QLTT số 11 thuộc Cục QLTT TP Hà Nội phối hợp với các đơn vị chức năng đã kiểm tra, phát hiện hơn 18.000 sản phẩm nghi là pháo.

Phát hiện cơ sở sản xuất mứt Tết giả số lượng lớn

Lực lượng chức năng tỉnh Vĩnh Phúc kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh mứt giả với số lượng lớn tại thị trấn Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.
(PLVN) - Đội Quản lý thị trường số 5 đã ra quyết định tạm giữ toàn bộ hàng hóa là mứt tết giả mạo cùng toàn bộ nguyên liệu, vật liệu dùng sản xuất, đóng gói mứt tết tại Cơ sở kinh doanh của ông Nguyễn Văn Lợi để tiếp tục điều tra, xác minh và xử lý theo quy định của pháp luật.

Phát hiện trên 11.000 chai mật ong có dấu hiệu hàng giả

Lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra và phát hiện trên 11.000 chai mật ong giả.
(PLVN) - Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Vĩnh Phúc đang hoàn tất hồ sơ, tang vật vi phạm để chuyển sang Cơ quan Cảnh sát điều tra điều tra về hành vi sản xuất, kinh doanh hàng giả là thực phẩm đối với mặt hàng mật ong tại 4 công ty k inh doanh mật ong, trong đó 3 Công ty nằm trên địa bàn Vĩnh Phúc và 1 công ty nằm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.