Nhận đường

(AutoNet) - “Làm thế nào” và “làm cái gì” đang là hai câu hỏi đang được ngành công nghiệp ôtô loay hoay tìm cách trả lời để đạt được đáp số chung là “phát triển”.

“Làm thế nào” và “làm cái gì” đang là hai câu hỏi đang được ngành công nghiệp ôtô loay hoay tìm cách trả lời để đạt được đáp số chung là “phát triển”.

Thế nhưng, để trả lời câu hỏi đó không phải chuyện ngày một ngày hai, không phải dễ trả lời bởi chỉ cần nhầm lẫn thì kết quả thu được sẽ khác hẳn. Điều quan trọng, theo các nhà phân tích, là các nhà hoạch định chính sách, cơ quan quản lý và nhà sản xuất cần phải có những đánh giá chính xác nhất, có nhãn quan tốt nhất để có thể “nhận đường”. Nhà văn Nam Cao đã từng viết một truyện ngắn mang tên “Đôi mắt” để nói về câu chuyện “nhận đường” của giới văn nghệ sỹ thời kỳ cách mạng. Câu chuyện này sau đó đã được coi là tuyên ngôn nghệ thuật của ông. Mặc dù không có mối liên hệ thật sự rõ ràng nào, song một sự thật bất di bất dịch, là không chỉ trong nghệ thuật mà trong bất kỳ lĩnh vực nào, ngành nào cũng cần có sự “nhận đường” tốt để đạt được mục tiêu mong muốn.

1.jpg

Đối với ngành công nghiệp ôtô, sở dĩ tác giả nhắc đến câu chuyện “nhận đường” là bởi lịch sử của ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đã và đang cho thấy chúng ta vẫn chưa tìm ra được con đường đúng đắn nhất. Vì sao vậy?

Có thể thấy, ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đã có hơn 10 năm hình thành và phát triển. Đúng là quãng thời gian hơn một thập niên đối với một ngành công nghiệp phức tạp như ôtô không thể nói là nhiều, thậm chí có thể nói là quá ngắn ngủi so với tuổi đời của những nền công nghiệp ôtô phát triển trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Anh, Thụy Điển, Đức hay Nga…, song điều quan trọng là chúng ta đã bắt đầu đi từ ngọn. Khi “tắt ngang” vào ngành công nghiệp ôtô, chúng ta đã thừa hưởng lịch sử hàng trăm năm của công nghiệp ôtô thế giới, thừa hưởng công nghệ, trình độ của cả chục thương hiệu ôtô hàng đầu và chúng ta cũng đã được hưởng những ưu đãi đặc biệt trong cả chừng ấy năm. Thế nhưng, những cam kết, những mục tiêu đặt ra ban đầu đã không đạt được như lộ trình. Kết quả là công nghiệp ôtô Việt Nam vẫn chỉ là lắp ráp (tức làm thuê) và gia công (giá trị gia tăng thấp).

Thực tế, một trong những sức cản lớn nhất đối với sự phát triển của ngành công nghiệp ôtô Việt Nam thời gian qua chính là quy mô thị trường nhỏ trong khi nhiều sắc thuế áp dụng lên loại hàng hóa này cao. Tuy nhiên, một nguyên nhân khác cũng không kém quan trọng là công nghiệp ôtô Việt Nam vẫn chưa tìm ra đâu là dòng sản phẩm mục tiêu, chủ lực của mình, thậm chí đã sai lầm khi nhắm vào các dòng xe con (4-5 chỗ ngồi) bên cạnh xe tải và xe bus. Trong khi xe tải và xe bus vẫn chưa thành công thì mong muốn làm xe con thương hiệu Việt ngày càng trở nên xa vời.

Nhiều chuyên gia trong ngành đã không ít lần thừa nhận Việt Nam không thể làm xe con và cũng không nên làm xe con. Lý do là công nghệ làm xe con rất phức tạp, cần sự hỗ trợ khổng lồ của ngành công nghiệp phụ trợ trong khi chúng ta lại đang thiếu và yếu trầm trọng. Theo đó, các chuyên gia này cho rằng với “sức vóc” của công nghiệp ôtô Việt Nam thì chỉ nên và cũng chỉ có thể làm được các loại xe tải và xe bus.

Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến cho rằng để có một ngành công nghiệp ôtô thì không thể không phát triển các dòng xe con. Do đó, dù sớm hay muộn Việt Nam cũng phải làm được xe con với một vài dòng xe chủ lực, phù hợp thị hiếu chung đồng thời cũng phù hợp với khả năng nội tại.

Về điều này, trong một cuộc hội thảo vừa qua về chủ đề “ôtô hóa”, đại diện Bộ Công Thương và Hiệp hội các Nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) cũng cho rằng trong tương lai Việt Nam sẽ phải sản xuất được một số dòng xe con chủ lực bên cạnh những loại xe tải và xe bus đang được một số doanh nghiệp tập trung. Quan điểm này đưa ra dựa trên nhu cầu phát triển thị trường xe hơi, ít nhất là đáp ứng đủ tiềm năng rất lớn của riêng thị trường nội địa vào khoảng hơn 100 triệu dân trong vòng 10 năm tới. Vì vậy, các hãng xe và giới chuyên gia cần nhanh chóng nghiên cứu thị trường để xác định được những dòng sản phẩm chủ lực. Thực tế đã chứng minh bất kỳ nền công nghiệp ôtô phát triển nào đều cũng có những thế mạnh riêng. Đơn cử như nước láng giềng Thái Lan, quốc gia này nay đã trở thành “đại bản doanh” của các dòng xe bán tải (pick-up), vậy chẳng lý do gì Việt Nam lại không thành công. “Nếu không làm được xe du lịch, Việt Nam sẽ trở thành thị trường nhập khẩu mà số tiền chi ra cho việc nhập khẩu có thể lên đến cả chục tỷ USD mỗi năm”, một chuyên gia phát biểu.

Song cái khó là quãng thời gian để công nghiệp ôtô Việt Nam hoàn thành mục tiêu đó không còn nhiều. Đặc biệt là, theo lộ trình AFTA, đến năm 2018, thuế suất thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc từ các nước khu vực ASEAN sẽ bằng không. Mà một số quốc gia trong khu vực này cũng đang là một trong những trung tâm sản xuất của nhiều thương hiệu ôtô hàng đầu thế giới. Xa hơn nữa, việc tuân thủ lộ trình WTO cũng sẽ khiến thuế nhập khẩu ôtô giảm xuống. Do đó, nếu không “chạy” kịp, không những sẽ không đạt được mục tiêu mà bao công sức sẽ thành đổ sông đổ bề.

Vì những lẽ đó mà việc đề ra mục tiêu đã khó, thực hiện mục tiêu lại càng khó hơn nhiều. Vấn đề sống còn là các nhà hoạch định chính sách, các cơ quan quản lý và các nhà sản xuất ôtô cần phải có nhãn quan tốt để “nhận đường” đúng đắn nhất. Trước mắt, các chuyên gia cho rằng trong khi các nhà sản xuất ôtô mà nòng cốt là VAMA cần cố gắng và “cống hiến” thì Nhà nước cũng cần có những chính sách cởi mở, hợp lý để thúc đẩy công nghiệp ôtô phát triển, kết thúc giai đoạn “nhận đường” hiện nay.

  • Autonet Magazine

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.