Đường khởi nghiệp của doanh nhân khoác áo lính

Tổng Giám đốc Hoàng Ngọc Gia.
Tổng Giám đốc Hoàng Ngọc Gia.
(PLVN) - “Nếu không có những tháng ngày được tôi luyện trong quân ngũ, hẳn không thể có tôi của ngày hôm nay”. Người doanh nhân từng khoác áo lính Hoàng Ngọc Gia (SN 1979, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Tôn Bảo Khánh, trụ sở tại TP Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế) chia sẻ khi kể về chặng đường khởi nghiệp gian khó mình từng đi qua.

“Khát vọng là nền tảng của thành công”

Trong những tháng ngày vào Nam làm thuê, sống cùng khổ nơi các lán trại, Hoàng Ngọc Gia luôn tự hỏi: “Tại sao mình không thể thoát nghèo?”, “Tại sao mình không thể làm chủ?”. Hành trình chàng trai ấy đi tìm lời giải đáp cho bản thân, cũng chính là hành trình anh gian nan khởi nghiệp.

Bằng ý chí, khát khao làm giàu, người thanh niên bước ra từ ruộng lúa đã “vượt vũ môn”, trở thành một trong những gương mặt doanh nhân trẻ khởi nghiệp thành công nhất ở đất Cố đô.

Bây giờ, nhiều người biết đến anh trong hình ảnh sáng chói của một doanh nhân trẻ thành công nhất nhì xứ Huế. Công ty do anh làm chủ mỗi năm doanh thu lên đến hàng chục tỷ đồng. Nhưng mấy ai biết, những ngày đầu khởi nghiệp, số vốn anh có trong tay chỉ vỏn vẹn 1,8 triệu đồng nhận được ngày xuất ngũ.

“Chưa học hết cấp ba tôi đã phải bỏ học. Thanh xuân của tôi là những tháng ngày oằn mình theo các công trình rong ruổi khắp miền Nam làm thuê làm mướn. Ngày nắng cháy da. Đêm làm mồi cho muỗi đốt ở các lán trại bên công trình. Tôi luôn tự hỏi, tại sao người ta làm chủ, còn mình lại đi làm thuê? Mình thua họ ở điểm nào?”, Gia chia sẻ. 

Vừa làm thuê, vừa học cách làm chủ. Sau mấy năm bôn ba nơi đất khách quê người, lưng vốn kiến thức, kinh nghiệm đã kha khá, Hoàng Ngọc Gia quyết định trở về quê hương, thực hiện những dự định, hoài bão của riêng mình. Thế nhưng, vừa về quê, anh lại được triệu tập lên đường nhập ngũ. Một “cơ duyên” tốt để người thanh niên đang hừng hực “cháy” ngọn lửa khát vọng, rèn giũa, tôi luyện ý chí. Vậy là lên đường!

“Nếu không có những tháng ngày được tôi luyện trong quân ngũ, hẳn không thể có tôi của ngày hôm nay”, anh chia sẻ. Hành trang anh mang theo khi xuất ngũ chính là cách vượt qua gian khổ, vượt lên chính mình trong những đêm rét buốt hành quân hay những ngày nắng cháy thao trường. Những kỹ năng sống mà không một ngôi trường nào có thể đào tạo được.

Và những lời căn dặn từ tâm can của người lữ đoàn trưởng hôm làm lễ ra quân, mà suốt 17 năm qua anh vẫn ghi nhớ trong lòng. Đó là, trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng phải sống và vươn lên bằng trách nhiệm, ý chí, sự can trường của người lính. 

“Nghĩ lớn, nhưng làm từ những điều nhỏ nhất”

Số tiền 1,8 triệu đồng nhận được ngày ra quân là vốn mà Gia bắt đầu cuộc sống mới. Ngày ấy, một bộ đồ nghề cơ khí có giá những 5 triệu đồng. Gia mua 1 cái máy tiện 1,2 triệu đồng, coi như “bay” mất 2/3 vốn liếng. Nhưng không sao, với anh, để thành công, phải nghĩ lớn, nhưng làm từ những điều nhỏ nhất. Có máy tiện, anh bắt đầu sự nghiệp “làm ông chủ” của mình.

Doanh nhân Hoàng Ngọc Gia lọt vào Top 100 doanh nhân trẻ khởi nghiệp xuất sắc năm 2015.
 Doanh nhân Hoàng Ngọc Gia lọt vào Top 100 doanh nhân trẻ khởi nghiệp xuất sắc năm 2015.

“Lúc đó, với nghề cơ khí của tôi, nếu đi làm thuê, lương mỗi tháng cũng được 700 ngàn đồng. Nếu tự làm, mỗi tháng kiếm chưa được một nửa số tiền đó. Nhưng vì khát khao tự làm chủ, vươn lên làm giàu, tôi không thể mãi đi làm thuê cho người khác”, doanh nhân Hoàng Ngọc Gia chia sẻ. 

Loay hoay mấy năm trời vẫn không thành công. Có đôi lúc cũng sờn lòng, nản chí, nhưng rồi anh lại nhanh chóng xốc lại tinh thần, tiếp tục đúc kết kinh nghiệm, đi về phía trước. Anh luôn tâm niệm, “không có lĩnh vực nào khó. Khó là do suy nghĩ của mỗi người”. Năm 2007, anh chính thức thành lập công ty sản xuất tôn. 

Ngày đầu công ty thành lập, bài toán khó nhất chính là thiếu vốn để mua máy móc. Một máy cán tôn lúc bấy giờ có giá 500 triệu đồng, số tiền quá lớn đối với một người trẻ mới khởi nghiệp như Gia. Cơ hội đến khi anh biết có người muốn bán một máy cán tôn cũ với giá 200 triệu đồng. Gom góp hết tất cả tiền bạc, anh cũng chỉ có được hơn trăm triệu.

Tìm đến ông chủ kia thương lượng, muốn mua lại máy và xin được trả tiền thành 2 đợt, nhưng không được chấp thuận. Lại vắt óc nghĩ cách. Sau khi “tương kế tựu kế”, anh lại tìm đến ông chủ kia, muốn mua trước… một nửa cái máy. Thuyết phục được người bán máy, anh mừng rỡ chở một nửa máy cán tôn về xưởng, sau đó mua tiếp tục xoay tiền mua tiếp nửa cái máy còn lại.

Sau khi có máy móc, những hợp đồng cung cấp tôn vì thế cũng được ký kết dễ dàng hơn. Khách hàng tìm đến với tôn Bảo Khánh ngày càng nhiều. Nhận thấy việc vận chuyển xa vừa tốn kém, có khi còn khiến tôn bị trầy xước, Gia lại nảy ra ý tưởng mỗi huyện mở một nhà máy sản xuất. Để mở 1 nhà máy, cần phải có 2 tỷ tiền vốn. Đây là số tiền không hề nhỏ đối với một doanh nghiệp mới ra đời.

“Muốn mở xưởng sản xuất, khâu thăm dò thị trường là quan trọng nhất. Tôi thuê đất, dựng xưởng. Thuê một nhân viên đóng đô ở “xưởng” để đón tiếp khách hàng. Khách hàng tìm đến, thấy nhà xưởng trống trơn đều rất bất ngờ.

Nhân viên công ty giải thích, đang chờ máy móc chuyển đến để lắp ráp. Khi nhận thấy lượng khách hàng tìm đến nhiều, vậy là tôi mạnh dạn vay vốn, mua máy móc mở xưởng. Nếu không có tiềm năng, tôi chỉ lỗ tiền thuê đất dựng xưởng, tốn tiền trả công 1 nhân viên”, doanh nhân Hoàng Ngọc Gia chia sẻ.

Với lối tư duy đó và mạnh dạn triển khai, chỉ trong vòng 2 năm, anh đã mở được 6 nhà máy. Đến nay, tôn Bảo Khánh đã có 14 nhà máy sản xuất tôn. 

Từ việc kinh doanh những mặt hàng sắt thép đơn thuần, đến nay công ty do anh làm chủ đã có những siêu thị bán hàng trăm mặt hàng đa cấp như siêu thị gạch men, siêu thị đồ gỗ… Từ việc mua đi bán lại đơn thuần thuở mới chào đời, công ty đã tự sản xuất các loại sản phẩm từ sắt thép có chất lượng cao như các loại cửa cuốn, cửa kéo, các vật liệu xây dựng bằng kim khí như sắt thép, xà gồ, tôn lợp mái…

Đổi mới hoặc động kinh doanh, đa dạng hóa sản phẩm cung ứng tôi chưa đủ, hai năm trở lại đây, Hoàng Ngọc Gia đã mạnh dạn mở rộng đầu tư vào thành phố Đà Nẵng trên lĩnh vực dịch vụ - du lịch.

Hiện tại, khách sạn Ana Maison và nhà hàng Bảo Khánh (tọa lạc tại Đà Nẵng) đã đi vào hoạt động ổn định. Trong thời gian tới, Hòang Ngọc Gia dự định mở rộng thị trường, tiến tới xây dựng thêm chuỗi nhà hàng, khách sạn mang thương hiệu Bảo Khánh trên đất cố đô.

Năm 2016, Công ty TNHH Tôn Bảo Khánh vinh dự được UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế tặng danh hiệu là đơn vị dẫn đầu trong phong trào thi đua của năm. Hoàng Ngọc Gia còn vinh dự được Trung ương hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Trung ương Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam và Câu lạc bộ Doanh nhân trẻ Sao đỏ trao danh hiệu Doanh nhân trẻ khởi nghiệp xuất sắc năm 2015.

Ngoài ra, doanh nhân Hoàng Ngọc Gia và Công ty TNHH Tôn Bảo Khánh cũng vinh dự nhận nhiều bằng khen từ Trung ương đến địa phương.

Đọc thêm

Máy chạy xuyên đêm trên công trường đường dây 500kV mạch 3

Thi công "3 ca, 4 kíp", cả ngày lẫn đêm là khẩu hiệu trên đại công trường đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối.
(PLVN) - Giữa màn đêm, đèn phá của máy công trình đủ sáng để những người thợ đủ nhìn mà điều chỉnh các đầu đục phá đá, mở đường tới nơi dựng cột. Ở một số vị trí khác, xe máy vẫn liên tục bơm bê tông vào hố móng dù đêm đã về khuya…

Tự động hóa quy trình kinh doanh: Không còn thời gian để đắn đo!

Theo đại diện FaceNet, tự động hóa không chỉ giúp các DN hoạt động hiệu quả hơn mà còn cải thiện đáng kể trải nghiệm của người dùng cuối. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Theo GlobeNewsWire, thị trường tự động hóa quy trình kinh doanh (BPA) toàn cầu được dự báo sẽ mở rộng với tốc độ tăng trưởng kép là 11,4%. Năm 2023, thị trường BPA được ước tính trị giá khoảng 14,2 tỷ USD, dự kiến tăng 30,2 tỷ USD vào cuối năm 2030. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp (DN) Việt Nam vẫn đang loay hoay với câu hỏi nên hay không nên…

Lên núi làm đường dây 500kV: Quyết tâm ắt ‘cao’ hơn núi

Đỉnh cao nhất trong dãy núi Hoàng Sơn hơn 1.000 mét. Có nhiều vị trí móng của đường dây 500kV mạch 3 phải xây dựng trên dãy núi này. (Ảnh: lãnh đạo EVN kiểm tra cung đoạn Quảng Trạch - Quỳnh Lưu).
(PLVN) - “Va vào đá” là cụm từ diễn tả độ khó của địa hình, địa vật tại nhiều vị trí, gói thầu của Dự án đường dây 500kV mạch 3, đòi hỏi nhà thầu thi công ngoài việc hô “quyết tâm” còn phải đầu tư nguồn lực đủ mạnh mới chinh phục được đá núi để dựng cột, kéo dây...

Gần 400 căn hộ xanh - thông minh Sunshine Green Iconic sắp xuất hiện tại khu Đông Hà Nội

Gần 400 căn hộ xanh - thông minh Sunshine Green Iconic sắp xuất hiện tại khu Đông Hà Nội
(PLVN) -  Sunshine Green Iconic - một trong những dự án trọng điểm “Nhà Sunshine” hiện đang giữ tốc độ triển khai thần tốc dưới sự giám sát chặt chẽ của tổng thầu SCG Group, nhanh chóng bước sang giai đoạn thi công hoàn thiện: Hệ thống điện, nước, PCCC… cả 4 tòa và sớm mang đến bộ sưu tập 400 căn hộ “Vertical Garden 4.0” đầu tiên tại khu Đông Hà Nội.

PVFCCo: 21 năm vững bước, không ngừng bổ sung động lực mới cho phát triển bền vững

PVFCCo: 21 năm vững bước, không ngừng bổ sung động lực mới cho phát triển bền vững
(PLVN) - 21 năm trước (28/3/2003), Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) - tiền thân là Công ty Phân đạm và Hóa chất Dầu khí được thành lập với nhiệm vụ tiếp nhận Nhà máy Đạm Phú Mỹ - nhà máy đầu tiên tại Việt Nam sản xuất phân đạm từ nguồn khí tự nhiên với công suất tương đương gần 50% nhu cầu phân đạm trong nước khi đó.

Viettel đứng thứ hai thế giới về sức mạnh thương hiệu trong lĩnh vực viễn thông

Viettel đứng thứ hai thế giới về sức mạnh thương hiệu trong lĩnh vực viễn thông
(PLVN) - Brand Finance - tổ chức hàng đầu thế giới của Anh vừa công bố Bảng xếp hạng giá trị thương hiệu toàn cầu. Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) trở thành thương hiệu viễn thông mạnh thứ hai thế giới, vượt qua nhiều nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn như Swisscom (Thụy Sĩ), Jio (Ấn Độ), STC (Ả Rập Xê Út)…

BSL kiên trì chiến lược phát triển bền vững

Ông Nguyễn Thiều Sơn, CEO của BSL
(PLVN) -  Năm 2023, Công ty Cho thuê Tài chính BIDV-SuMi TRUST (BSL) đạt mức tăng trưởng tín dụng ấn tượng gần 27%, cao hơn hẳn so với mức tăng bình quân của ngành cho thuê tài chính (13,75%) và toàn ngành Ngân hàng (13,5%). Ông Nguyễn Thiều Sơn, Tổng Giám đốc (CEO) BSL cho biết, có được thành tựu đó là nhờ vào chiến lược phát triển bền vững đầy sáng tạo; sự kiên định hành động bám sát theo mục tiêu và sự bồi đắp văn hóa tin cậy giữa BSL với khách hàng...

Khởi nghiệp - hãy tự tin, dám làm, đừng sợ!

Nguyễn Thị Thu Hoa, CEO Trường Foods bên sản phẩm cao cấp Con Cui làm từ thịt lợn mán. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Họ đều khởi nghiệp khi còn rất trẻ từ tay trắng. Đến nay, tổng doanh thu của họ đã tới 40-50 tỷ đồng. Họ đã được đề cử là 1 trong 20 Gương mặt trẻ Việt Nam năm 2022 ở lĩnh vực Kinh doanh - khởi nghiệp.

'Trả lại tên cho em' nếu tái cơ cấu một doanh nghiệp ngành Điện

Nếu được EVN chấp thuận, một số chức năng vốn thuộc PTC1 sẽ trở về lại PTC1 trong nay mai.
(PLVN) - 6 năm trước, khi thành lập Công ty Dịch vụ kỹ thuật truyền tải điện (NPTS), EVN đã nhất trí chủ trương “bốc” toàn bộ nhân lực, chức năng và thiết bị của các đơn vị thí nghiệm điện, vận tải, cơ điện vốn trực thuộc các công ty truyền tải điện (PTC) chuyển về lập nên NPTS.