Dù “tay ngang”, nhưng doanh nhân Việt vẫn thành công

Ông Trần Trọng Kiên
Ông Trần Trọng Kiên
(PLO) - Có người nói cuộc đời là một chuỗi dài những sự lựa chọn và những lựa chọn đúng đắn đã mang lại thành công rực rỡ trong sự nghiệp của nhiều doanh nhân Việt.
Bùi Quang Ngọc – Từ giảng viên toán đến CEO FPT
Nhắc đến những trường hợp thầy giáo “tay ngang” thành công trên thương trường, có lẽ không có tấm gương nào sáng hơn cựu giảng viên khoa Toán - Tin trường Đại học Bách Khoa Bùi Quang Ngọc – người đang “đứng mũi” trên con thuyền FPT đang vươn ra biển lớn công nghệ thông tin thế giới.
Trước khi đến với FPT, doanh nhân Bùi Quang Ngọc đã từng có gần 10 năm ăn lương nhà giáo, sau khi tốt nghiệp Khoa Toán, ĐH Tổng hợp Kishinhov (Cộng hòa Moldova) năm 1979. Không được trang bị một chút kiến thức về kinh doanh, quản trị, nhưng bản lĩnh, trí tuệ và đạo đức của nhà giáo đã giúp ích cho ông trong công cuộc quản trị FPT.
Cơ duyên với FPT của TGĐ Bùi Quang Ngọc bắt đầu từ một tối mùa hè năm 1988 khi Trương Gia Bình - người bạn học năm xưa đến nhà chơi và thuyết phục ông tham gia nhóm sáng lập công ty FPT. Có thể nói, ngày định mệnh ấy đã biến Bùi Quang Ngọc từ một giáo viên, một nhà khoa học thành một nhà kinh doanh công nghệ và quản lý doanh nghiệp như hôm nay.
Ông Bùi Quang Ngọc
 Ông Bùi Quang Ngọc
Lý do rời bỏ nghề giáo đi làm kinh tế của ông Ngọc chính làvì không cam chịu sống trong nghèo khổ. Cũng có thể trong máu của vị doanh nhân ấy có niềm tự hào, tự tôn dân tộc, không muốn Việt Nam bị thế giới coi thường nên quyết làm một cái gì đó để thoát nghèo và vươn lên.
Trải qua chặng đường 26 năm thăng trầm cùng FPT, nhiều bước phát triển quan trọng của tập đoàn đều in dấu chân của vị lãnh đạo này. Ông Ngọc chịu trách nhiệm quản trị rất nhiều dự án lớn của Tập đoàn như thống nhất công ty FPT trên toàn quốc (Bắc - Nam 2002); tiến hành cổ phần hóa FPT (2002); tái cấu trúc sở hữu 3 đơn vị thành viên FPT IS, FPT Software, FPT Trading (2011), và gần đây nhất là xây dựng Hệ thống quản trị bằng thẻ điểm cân bằng (BSC).
Tháng 8 năm 2013, ông được bổ nhiệm vào vị trí Tổng giám đốc và sau một năm chính thức ở vị trí chủ chốt này, ông mang lại cho FPT doanh thu 15.211 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2014, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 6 tháng, doanh thu từ thị trường nước ngoài của FPT đạt 1.484 tỷ đồng, tăng 26% so với cùng kỳ năm 2013, và cao hơn mức tăng trưởng chung của toàn tập đoàn.
Nhiều người cho rằng vũ khí quản trị của Bùi Quang Ngọc chính là tính khoa học, tính kỷ luật, sự kiên định và vũ khí ấy đã góp phần tạo nên những thành công của nhà quản trị xuất sắc này. Xuất thân là một nhà giáo, nhà khoa học nên luôn yêu cầu mọi thứ phải theo đúng một quy trình, hệ thống đã đề ra. Với ông, xây dựng một FPT chuyên nghiệp, hùng cường với vài chục ngàn người, có thứ hạng trên bản đồ công nghệ quốc tế chính là niềm đam mê bất tận.
Hiện FPT là công ty CNTT-VT hàng đầu  của Việt Nam với quy mô doanh thu đạt trên 28.000 tỷ đồng (tương đương gần 1,4 tỷ USD) và nhân lực trên 18.000 người. FPT cũng đã khẳng định được vị thế trên toàn cầu với sự hiện diện tại 4 châu lục, 19 quốc gia
Phạm Đình Đoàn - Nhà khoa học xây dựng thương hiệu “Phú Thái”
Ít ai có thể ngờ được rằng, người chủ của tập đoàn phân phối nổi tiếng Việt Nam với 5 công ty hoạt động kinh doanh trên các lĩnh vực khác nhau hiện nay lại là môt tri thức trẻ, đã từng nhiều năm là một cán bộ trong một viện nghiên cứu khoa học của Nhà nước. Đó là doanh nhân trẻ Phạm Đình Đoàn – Tổng giám đốc Tập đoàn phân phối “Phú Thái”.
Sau khi tốt nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội (1987), Phạm Đình Đoàn về làm việc tại Viện Công nghệ thực phẩm. Thời gian này cũng là lúc kinh tế đất nước có nhiều chuyển biến tích cực, Phạm Đình Đoàn nhanh chóng nắm bắt cơ hội, trở thành một cán bộ có chuyên môn giỏi và được cử đi học ở Thái Lan và Pháp.
Ông Phạm Đình Đoàn
 Ông Phạm Đình Đoàn
Với những suy nghĩ ấp ủ và quyết tâm khẳng định mình trên thương trường sau những ngày tháng học tập trau dồi kiến thức ở nước ngoài, về nước Phạm Đình Đoàn đã dằn lòng chia tay với con đường nghiên cứu khoa học, quyết tâm mở công ty riêng, đúng lúc Nhà nước đang bước vào thời kỳ đổi mới: Chấp nhận cơ chế thị trường với việc phát triển các thành phần kinh tế tư nhân.
Năm 1993, Phạm Đình Toàn đứng ra thành lập Công ty TNHH Phú Thái, với chỉ hơn 10 thành viên. Công ty tập chung vào khai thác thị trường bán lẻ - một lĩnh vực còn quá mới mẻ ở Việt Nam lúc bấy giờ. Tuy nhiên, Phú Thái đã không ngừng có những bước phát triển quan trọng, trở thành đơn vị phân phối hàng đầu Việt Nam.
Công ty hiện có hơn 50.000 khách hàng là hệ thống chuỗi siêu thị, khách sạn, nhà hàng, đại lý bán buôn, bán lẻ… trải đều khắp ba miền. Các nhà cung ứng trong và ngoài nước đang hợp tác với Phu Thai Group đã vượt qua con số 100 và chưa dừng lại, trong đó có nhiều thương hiệu lớn như: P&G, Nike, Philips, DutchLady, Winny, Dumex

Trần Trọng Kiên - Sinh viên y khoa trở thành Chủ tịch tập đoàn Du lịch Thiên Minh

Trước khi sáng lập ra thương hiệu Buffalo Tours vào năm 1994, Trần Trọng Kiên là một sinh viên y khoa trẻ tham gia hướng dẫn du lịch với mục đích ban đầu để trang trải học phí. Kiên được xem là người đi tiên phong trong việc đưa các hoạt động du lịch mạo hiểm vào 3 nước Việt Nam, Campuchia và Lào.
Ông Kiên đã có 6 năm học y khoa tại Trường đại học Y Hà Nội, từ 1989-1995. Tuy nhiên, ngay khi ra trường, ông Kiên đã bước vào ngành du lịch.
Trong 10 năm đầu tiên, hoạt động kinh doanh chủ yếu của Thiên Minh là điều hành các tour du lịch với thương hiệu “Buffalo Tours”. Hiện Buffalo Tours là một trong những thương hiệu du lịch hàng đầu Đông Nam Á, đồng thời là doanh nghiệp điều hành du lịch sáng tạo nhất Việt Nam.
Ngoài Buffalo Tours, Công ty Cổ Phần Du Lịch Thiên Minh còn sở hữu một số thương hiệu khác như Mai Chau Lodge, Festival Hue Hotel, Intrepid Vietnam, Cho Lon Tours, Asia Outdoors Vietnam, ivivu, Xiengthong Palace, và chuỗi khách sạn và nghỉ dưỡng Victoria (Victoria Hotels and Resorts.

Đọc thêm

Khởi nghiệp - hãy tự tin, dám làm, đừng sợ!

Nguyễn Thị Thu Hoa, CEO Trường Foods bên sản phẩm cao cấp Con Cui làm từ thịt lợn mán. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Họ đều khởi nghiệp khi còn rất trẻ từ tay trắng. Đến nay, tổng doanh thu của họ đã tới 40-50 tỷ đồng. Họ đã được đề cử là 1 trong 20 Gương mặt trẻ Việt Nam năm 2022 ở lĩnh vực Kinh doanh - khởi nghiệp.

'Trả lại tên cho em' nếu tái cơ cấu một doanh nghiệp ngành Điện

Nếu được EVN chấp thuận, một số chức năng vốn thuộc PTC1 sẽ trở về lại PTC1 trong nay mai.
(PLVN) - 6 năm trước, khi thành lập Công ty Dịch vụ kỹ thuật truyền tải điện (NPTS), EVN đã nhất trí chủ trương “bốc” toàn bộ nhân lực, chức năng và thiết bị của các đơn vị thí nghiệm điện, vận tải, cơ điện vốn trực thuộc các công ty truyền tải điện (PTC) chuyển về lập nên NPTS.

Nâng tầm Cảng Đà Nẵng trong hệ sinh thái của VIMC

Cảng Đà Nẵng đón tàu container của hãng Sinolines cập cảng, làm hàng.
(PLVN) - Theo đại diện Cảng Đà Nẵng, mục tiêu trong năm 2024 của doanh nghiệp này là đạt kết quả sản xuất kinh doanh tăng từ 4-6% so với năm 2023, qua đó góp phần gia tăng sức mạnh và uy tín Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC), với vai trò là một doanh nghiệp trong hệ sinh thái.

Đêm muộn, 'sếp' EVNNPT vẫn tới công trường 'thúc' nhà thầu chậm tiến độ

Tổng Giám đốc Phạm Lê Phú (áo xanh) kiểm tra công trường đường dây 500kV đoạn qua Hưng Yên
(PLVN) -  Tối 13/3/2024, Tổng Giám đốc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) - Phạm Lê Phú và đoàn công tác đã đi kiểm tra tiến độ thi công ban đêm các vị trí móng cọc Dự án đường dây 500kV mạch 3 cung đoạn Nhà máy Nhiệt điện Nam Định I - Phố Nối của Công ty CP Tập đoàn Đầu tư thương mại, công nghiệp Việt Á (nhà thầu Việt Á) đoạn qua tỉnh Hưng Yên.

Bamboo Capital (BCG) ước đạt 1.000 tỷ đồng doanh thu trong quý I/2024

Bamboo Capital (BCG) ước đạt 1.000 tỷ đồng doanh thu trong quý I/2024
(PLVN) - Một trong những lĩnh vực mà BCG sẽ tập trung triển khai đầu tư phát triển là mảng điện rác. Đại diện BCG cho rằng khắp các tỉnh thành đều có nhu cầu xử lý đốt rác, rác công nghiệp phế thải vì các bãi rác đã quá đầy. Khi bước vào lĩnh vực này, BCG kỳ vọng IRR (suất sinh lời đầu tư) ở mức hợp lý.