Doanh nhân Đỗ Chí Ngà: Thành công trong thị trường hẹp từ hướng đi khác biệt

Doanh nhân Đỗ Chí Ngà: Thành công trong thị trường hẹp từ hướng đi khác biệt
(PLO) - Đỗ Chí Ngà - Giám đốc Cty TNHH Hanomech (ảnh) - bước vào thị trường phân phối điện lạnh với đôi bàn tay trắng theo đúng nghĩa đen của 2 từ “tay trắng”. Không chút kiến thức về hàng hóa, chưa hiểu “đầu cua tai nheo” về thị trường phân phối và không “lận lưng” một mối quan hệ nào nhưng sau 7 năm bước vào thị trường, cán bộ nhân viên của Ngà chỉ làm 3,5 tiếng/ngày vẫn nhận được 100% lương với đầy đủ chế độ phúc lợi…

Quyết định táo bạo…

Mới thoạt nghe chúng tôi chưa thực sự tin những điều Ngà nói nhưng bất chợt một lần đi ngang Công ty Hanomech (ở số 93, Nguyễn Văn Linh) vào giờ chiều, thấy hình ảnh văn phòng không một bóng người mới thấy những gì Ngà chia sẻ hoàn toàn là sự thật. Ngà thẳng thắn: “Tôi bây giờ là một sự ngạc nhiên vô cùng lớn của họ hàng và bè bạn”.

Những ngày tháng khó khăn khi mới bắt đầu bước ra cuộc sống được Ngà kể lại từ từ, bắt đầu từ ngã rẽ cuộc đời, một tai nạn lao động khiến Ngà buộc phải rời xa công việc nơi công trường.  Khi còn đang chưa biết làm việc gì, Ngà đọc được tin tuyển dụng nhân viên kinh doanh của một công ty chuyên phân phối dòng sắt thép công nghệ, Ngà liền thử sức. Không ngờ đấy là một công ty chuyên nhập khẩu dòng sắt thép công nghệ đặc chủng từ Anh, Đức về và phân phối cho các công ty lớn, chuyên về đóng tàu thuyền, thùng bệ ô tô. 

Ngà bắt tay vào việc với suy nghĩ đơn giản “cố gắng hết sức mình” và may mắn được ghi nhận rồi cất nhắc lên những vị trí cao của công ty. Ở những vị trí này, Ngà làm việc trực tiếp cùng các đối tác (ở cả khâu mua hàng và bán hàng) nên hầu hết họ đều biết đến tên tuổi của Ngà. Đây chính là lý do khi lập công ty riêng, Ngà vẫn tiếp tục giữ được mối quan hệ với các công ty đã từng làm việc. 

Không chỉ tiếp tục cộng tác với các đối tác cũ, Ngà còn có những ý tưởng tư vấn cho các đối tác, giúp họ tạo ra được những sáng kiến cải tạo kỹ thuật được ghi nhận, đánh giá cao và khi triển khai đều đạt hiệu quả kinh tế. Sau vài năm cùng thực hiện các hợp đồng, nhận ra việc làm ăn với các công ty này không thể bền lâu do nhiều lý do khách quan, Ngà quyết định chuyển hướng. Đúng thời điểm ấy, vợ Ngà lại đang là nhân viên bán hàng của một siêu thị chuyên về điện tử, điện lạnh, Ngà nảy ý định thử theo ngành này xem sao. Nghĩ là làm, Ngà nhờ vợ ghi chép lại hoạt động nhập hàng, bán hàng của siêu thị để nghiên cứu, xem xét rồi mạnh dạn gọi điện đến các hãng sản xuất lớn ở Việt Nam như Sony, Samsung đặt vấn đề xin phân phối nhưng đều bị từ chối.

Ngà cười, phân bua: “Tôi cứ nghĩ lấy được hàng từ chính hãng sản xuất thì sẽ được giá tốt, không hề biết các hãng lớn chỉ hợp đồng với một số lượng nhà phân phối nhất định”.  Nhưng từ chính đầu mối của các hãng sản xuất, Ngà hỏi đến được các nhà phân phối cấp 1 và đặt vấn đề lấy hàng, nghĩ đến chuyện tìm thị trường cho mình.

Những hướng đi khác biệt…

Trong một thị trường mà mỗi thành phố lớn có đến hàng trăm siêu thị, cửa hàng lớn nhỏ phân phối điện máy, điện lạnh, Ngà đi theo một hướng khác khi quyết định về tận các xã, các thôn, nghiên cứu, tìm hiểu thị trường. Thời điểm đầu Ngà vẫn phải giữ việc kinh doanh sắt thép công nghệ vì “cho mình một con đường lui”. Thậm chí, khi quyết định vay ngân hàng 200 triệu để mua xe, Ngà vẫn tính cho mình một con đường lùi. Trong thâm tâm Ngà vẫn nghĩ, nếu có trường hợp xấu xảy ra, ví dụ như 6 tháng không bán được hàng, thì bán lại ô tô cũng chỉ chịu lỗ chút ít thôi. 

Ban đầu khi chưa có thị trường, Ngà chơi “chiêu” mời hầu hết các bạn đã có kinh nghiệm, làm cùng công ty với vợ về làm cho mình với một cơ chế chưa bao giờ xuất hiện trong các công ty phân phối: Khoán theo lợi nhuận hàng tháng chứ không theo doanh số. Cơ chế này cho phép các nhân viên bán hàng vận hành linh hoạt giá cả bán ra  bởi Ngà sẽ cho biết giá cả nhập đầu vào, trên cơ sở đó các bạn có thể linh hoạt quyết định giá bán ra cho các đại lý hợp lý hơn. Nhờ cơ chế này, nhân viên bán hàng chỉ cần hoạt động hết công suất trong một buổi sáng làm việc là đã có thể kết thúc công việc, buổi chiều là đến việc của tổ giao hàng. 

Ngà gần như không bỏ phí một khâu nào trong hệ thống phân phối của mình khi khuyến khích các lái xe tìm kiếm các địa chỉ của các đại lý trên đường đi giao hàng. Nếu nhân viên kinh doanh bán được hàng cho các đại lý này, lái xe sẽ được thưởng. Bằng cách này, Ngà tạo cho đội ngũ lái xe một thói quen luôn quan sát lộ trình mình đi và tìm kiếm thêm nhiều đại lý cho công ty. 

Một điều có lẽ cũng chưa từng xuất hiện trên thị trường lao động đã được Ngà thực hiện đều đặn vài năm nay: nhân viên của công ty chỉ làm 3,5 tiếng/ngày, lương vẫn nhận đủ 100%, dao động từ khoảng 6-8 triệu/tháng tùy từng người, các chế độ phúc lợi xã hội được thực hiện đầy đủ. 

Năm 2015, khi đã phát triển thị trường ra nhiều tỉnh, thành miền Bắc, Ngà quyết định làm một cú hích để tạo tên tuổi của nhà phân phối Hanomech bằng một hợp đồng hợp tác với hãng Sumikura (Nhật Bản). Ngay tháng đầu tiên, Hanomech đã cán đích vài chục tỉ đồng. Mặc dù trong lĩnh vực phân phối điện lạnh, điện tử, con số này có thể nói là nhỏ nhưng với một thương hiệu mới vào thị trường Việt Nam, để đạt được đến doanh số này là cả một điều kỳ diệu. Cũng từ đây, tên tuổi Hanomech trong phân phối điện tử, điện lạnh được để ý đến. Và sau này, khi thương hiệu điều hòa Casper (Thái Lan) vào thị trường Việt Nam đã đặt vấn đề phân phối với Hanomech. Ngà không ngần ngại nhận lời, cùng đại diện nhãn hàng tổ chức các chương trình chạy sản phẩm hướng đến đích là người tiêu dùng và đại lý gần nhất với người tiêu dùng, bỏ qua các khâu trung gian bên trên vốn có nhiều tầng nấc trong lĩnh vực lưu thông phân phối. Và kết quả thật sự đáng ngạc nhiên! Một công ty phân phối lớn nhất miền Bắc với hơn 20 năm kinh nghiệm đã phải tìm đến Hanomech để đặt vấn đề làm đại lý phân phối Casper. Đó là niềm vui khó đong đếm được của Ngà. 

Tính đến nay Hanomech đã phân phối điện tử, điện lạnh ở 18 tỉnh, thành phía bắc, mỗi nơi có đến 150 cửa hàng, đại lý. Mục tiêu khá táo bạo mà Đỗ Chí Ngà đặt ra, trong khoảng 2-3 năm nữa sẽ phủ sóng toàn bộ các tỉnh phía Bắc. Với cách đi táo bạo, luôn biết tìm hướng đi khác biệt, mục tiêu này chắc chắn sẽ sớm thành công… 

Đọc thêm

Khởi nghiệp - hãy tự tin, dám làm, đừng sợ!

Nguyễn Thị Thu Hoa, CEO Trường Foods bên sản phẩm cao cấp Con Cui làm từ thịt lợn mán. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Họ đều khởi nghiệp khi còn rất trẻ từ tay trắng. Đến nay, tổng doanh thu của họ đã tới 40-50 tỷ đồng. Họ đã được đề cử là 1 trong 20 Gương mặt trẻ Việt Nam năm 2022 ở lĩnh vực Kinh doanh - khởi nghiệp.

'Trả lại tên cho em' nếu tái cơ cấu một doanh nghiệp ngành Điện

Nếu được EVN chấp thuận, một số chức năng vốn thuộc PTC1 sẽ trở về lại PTC1 trong nay mai.
(PLVN) - 6 năm trước, khi thành lập Công ty Dịch vụ kỹ thuật truyền tải điện (NPTS), EVN đã nhất trí chủ trương “bốc” toàn bộ nhân lực, chức năng và thiết bị của các đơn vị thí nghiệm điện, vận tải, cơ điện vốn trực thuộc các công ty truyền tải điện (PTC) chuyển về lập nên NPTS.

Nâng tầm Cảng Đà Nẵng trong hệ sinh thái của VIMC

Cảng Đà Nẵng đón tàu container của hãng Sinolines cập cảng, làm hàng.
(PLVN) - Theo đại diện Cảng Đà Nẵng, mục tiêu trong năm 2024 của doanh nghiệp này là đạt kết quả sản xuất kinh doanh tăng từ 4-6% so với năm 2023, qua đó góp phần gia tăng sức mạnh và uy tín Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC), với vai trò là một doanh nghiệp trong hệ sinh thái.

Đêm muộn, 'sếp' EVNNPT vẫn tới công trường 'thúc' nhà thầu chậm tiến độ

Tổng Giám đốc Phạm Lê Phú (áo xanh) kiểm tra công trường đường dây 500kV đoạn qua Hưng Yên
(PLVN) -  Tối 13/3/2024, Tổng Giám đốc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) - Phạm Lê Phú và đoàn công tác đã đi kiểm tra tiến độ thi công ban đêm các vị trí móng cọc Dự án đường dây 500kV mạch 3 cung đoạn Nhà máy Nhiệt điện Nam Định I - Phố Nối của Công ty CP Tập đoàn Đầu tư thương mại, công nghiệp Việt Á (nhà thầu Việt Á) đoạn qua tỉnh Hưng Yên.

Bamboo Capital (BCG) ước đạt 1.000 tỷ đồng doanh thu trong quý I/2024

Bamboo Capital (BCG) ước đạt 1.000 tỷ đồng doanh thu trong quý I/2024
(PLVN) - Một trong những lĩnh vực mà BCG sẽ tập trung triển khai đầu tư phát triển là mảng điện rác. Đại diện BCG cho rằng khắp các tỉnh thành đều có nhu cầu xử lý đốt rác, rác công nghiệp phế thải vì các bãi rác đã quá đầy. Khi bước vào lĩnh vực này, BCG kỳ vọng IRR (suất sinh lời đầu tư) ở mức hợp lý.