Doanh nghiệp Việt phải làm gì trước làn sóng hội nhập?

Ông Đoàn cho rằng trong một vài năm tới các doanh nghiệp Việt sẽ lần lượt bị thâu tóm. Ảnh: Hướng Dương
Ông Đoàn cho rằng trong một vài năm tới các doanh nghiệp Việt sẽ lần lượt bị thâu tóm. Ảnh: Hướng Dương
(PLO) -Ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch tập đoàn Phú Thái, một doanh nhân thành công với nhiều dự án xuyên quốc cho rằng các doanh nghiệp cần phải chủ động hợp tác, liên kết, mở rộng kinh doanh quốc tế trước nguy cơ bị "thâu tóm" bởi làn sóng hội nhập
Chiều qua 17/7, trường Đại học Kinh tế Quốc Dân đã tổ chức hội thảo “Mở rộng kinh doanh quốc tế” với sự tham gia của GS. Harold de Walque, là giáo sư đầu ngành của trường Kinh tế và quản lý Solvay Brussels, người tạo dựng thành công rất nhiều công ty tại Châu Á và ông Phạm Đình Đoàn, chủ tịch tập đoàn Phú Thái, một doanh nhân nổi tiếng với những chiến lược kinh tế khôn ngoan trong việc mở rộng mạng lưới hợp tác kinh doanh quốc tế. 
Khi kinh tế toàn cầu phát triển, việc tiếp cận thị trường ước ngoài khá dễ dàng đối với hầu hết các doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi suy thoái diễn ra các doanh nhân Việt cần có chiến lược để duy trì và phát triển thị trường quốc tế.
Tại hội thảo, các diễn giả đều bày tỏ mong muốn khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam mở rộng kinh doanh ra nước ngoài. 
GS. Harold de Walque cho rằng việc mở rộng này có thể được triển khai với chi phí rất tối thiểu, thậm chí không cần văn phòng hay những chi phí lớn. Internet là một công cụ kỳ diệu cho mục tiêu đó. Phát triển kinh doanh ra quốc tế có thể đem lại những lợi ích thiết thực nếu doanh nghiệp tập trung vào một thị trường. 
Ngoài ra ông cũng cung cấp một số công cụ hữu ích cho doanh nghiệp để triển khai kinh doanh quốc tế.
Tuy nhiên, ông Phạm Đình Đoàn lại cho rằng việc mở rộng kinh doanh quốc tế ở VN còn nhiều khó khăn do các doanh nghiệp Việt vẫn còn non trẻ, chủ yếu mới thành lập từ những năm 90 trở lại đây do đó chưa có tiềm lực dài hạn. Hơn nữa hơn 98% DN VN là doanh nghiệp nhỏ và vừa.
"Việt Nam đang hối hả hội nhập kinh tế thế giới. Lợi ích thì ai cũng nhìn thấy rõ đó là một thị trường ko biên giới, cơ hội liên kết, liên doanh với nhiều tập đoàn lớn, DN được tiếp cận nguồn tín dụng quốc tế", ông Đoàn nói.
Tuy nhiên ông Đoàn cho rằng sự hội nhập quốc tế cũng đem lại nhiều những bất lợi mà sắp tới các DN Việt sẽ được thấy.  Các DN nước ngoài đang bắt đầu đầu tư vào VN thông qua hình thức mua bán các DN, chủ yếu là các DN nhỏ và vừa. 
Để vượt qua khủng hoảng DN Việt cần phải tăng cường mở rộng kinh doanh quốc tế. Ảnh: Hướng Dương
 Để vượt qua khủng hoảng DN Việt cần phải tăng cường mở rộng kinh doanh quốc tế. Ảnh: Hướng Dương
Ông Đoàn nhận định, trong  một vài năm tới, sẽ nhiều DN Việt Nam bị thâu tóm theo làn sóng sáp nhập chung trên Thế giới. Các DN Việt dần dần sẽ chỉ là kẻ làm thuê cho ngước ngoài.
Điều đó làm cho bức tranh khoảng cách giữa DN nhỏ và DN lớn ngày càng nới rộng. Chênh lệch giàu nghèo càng ngày tăng lên.
Theo ông Đoàn, kinh tế VN  đang khủng hoảng trầm trọng, nhiều DN phá sản, và phải thốt lên rằng chưa bao giờ gặp khó khăn như thế!
 Nhiều chủ DN tư nhân không có nhiều niềm tin trong sự phát triển hiện nay bởi môi trường kinh doanh kém, tham nhũng lộng hành, hàng giả, hàng nhái lấn át, nhân lực thiếu kỉ luật và trình độ…
"Trong thế hệ của tôi, 80 -90% những doanh nhân luôn tận dụng lỗ hổng kinh tế để kinh doanh không phải hoạt động một cách minh bạch. Kiểu như vậy,rất khó hội nhập kinh tế quốc tế được bởi DN nước ngoài họ luôn đề cao sự minh bạch", ông Đoàn nói. 
Ông Đoàn cho biết, VN nước có DN trẻ hơn vs các nước xung quanh, rất ít DN có lịch sử 30 – 40 năm. Ở những thế hệ đầu tiên của DN VN không có nhiều DN đc học hành bài bản, chủ yếu làm theo trào lưu mở cửa của VN.
 Để phát triển bền vững, đi ra nước ngoài cần một thế hệ nữa, một thế hệ mới được đào tạo bài bản từ nước ngoài để giúp Việt Nam hội nhập sâu hơn với Thế giới thông qua hình thức liên doanh, liên kết, hợp tác chứ không phải bị thâu tóm.
Ông cho rằng, một phần khủng hoảng kinh tế của VN, kể cả những DN tên tuổi cũng gặp khủng hoảng là bởi vì không đc đào tạo, không có kinh nghiệm quốc tế, kế hoạch dài hạn. Khi bị khủng hoảng thì không chủ động được và không duy trì được các mối quan hệ làm ăn quốc tế nên dẫn đến thất bại.
 Doanh nhân Việt Nam cũng tham lam, thích chém gió những dự án nghìn tỷ đồng dẫn đến mất kiểm soát tài chính, nhân lực. Và cuối cùng là phá sản.
"Tôi nghĩ rằng VN rồi sẽ bị rơi vào bẫy thu nhập trung bình. Với những tiềm lực như hiện tại VN rất khó có thể phát triển được như những quốc gia Hàn Quốc, Nhật Bản… Năng suất lao động thấp, kỉ luật kém, chất lượng nguồn nhân lực, giới trẻ Việt Nam lại thích hưởng thụ. Đây là những thách thức vô cùng lớn", ông Đoàn nhận định.
Trong bối cảnh căng thẳng Biển Đông vẫn tiếp tục leo thang, quan hệ kinh tế với Trung Quốc đã chậm lại, DN Việt Nam đang phải chuẩn bị cho những tình huống xấu nhất xảy ra. 
Ông Đoàn cho rằng để thoát khỏi tình trạng lệ thuộc, phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc thì điểm mấu chốt là phải tăng cường hợp tác quốc tế. Phải đặc biệt khôn ngoan trong việc lựa chọn các đối tác, các DN quốc tế có tiềm lực thật mạnh để hợp tác. Từ việc liên kết này mở rộng xuất khẩu ra thị trường nước ngoài, chủ động trong mọi tình huống thì khi có bất ngờ xảy ra như căng thẳng Biển Đông vừa qua vẫn ứng phó kịp./.

Đọc thêm

Khởi nghiệp - hãy tự tin, dám làm, đừng sợ!

Nguyễn Thị Thu Hoa, CEO Trường Foods bên sản phẩm cao cấp Con Cui làm từ thịt lợn mán. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Họ đều khởi nghiệp khi còn rất trẻ từ tay trắng. Đến nay, tổng doanh thu của họ đã tới 40-50 tỷ đồng. Họ đã được đề cử là 1 trong 20 Gương mặt trẻ Việt Nam năm 2022 ở lĩnh vực Kinh doanh - khởi nghiệp.

'Trả lại tên cho em' nếu tái cơ cấu một doanh nghiệp ngành Điện

Nếu được EVN chấp thuận, một số chức năng vốn thuộc PTC1 sẽ trở về lại PTC1 trong nay mai.
(PLVN) - 6 năm trước, khi thành lập Công ty Dịch vụ kỹ thuật truyền tải điện (NPTS), EVN đã nhất trí chủ trương “bốc” toàn bộ nhân lực, chức năng và thiết bị của các đơn vị thí nghiệm điện, vận tải, cơ điện vốn trực thuộc các công ty truyền tải điện (PTC) chuyển về lập nên NPTS.

Nâng tầm Cảng Đà Nẵng trong hệ sinh thái của VIMC

Cảng Đà Nẵng đón tàu container của hãng Sinolines cập cảng, làm hàng.
(PLVN) - Theo đại diện Cảng Đà Nẵng, mục tiêu trong năm 2024 của doanh nghiệp này là đạt kết quả sản xuất kinh doanh tăng từ 4-6% so với năm 2023, qua đó góp phần gia tăng sức mạnh và uy tín Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC), với vai trò là một doanh nghiệp trong hệ sinh thái.

Đêm muộn, 'sếp' EVNNPT vẫn tới công trường 'thúc' nhà thầu chậm tiến độ

Tổng Giám đốc Phạm Lê Phú (áo xanh) kiểm tra công trường đường dây 500kV đoạn qua Hưng Yên
(PLVN) -  Tối 13/3/2024, Tổng Giám đốc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) - Phạm Lê Phú và đoàn công tác đã đi kiểm tra tiến độ thi công ban đêm các vị trí móng cọc Dự án đường dây 500kV mạch 3 cung đoạn Nhà máy Nhiệt điện Nam Định I - Phố Nối của Công ty CP Tập đoàn Đầu tư thương mại, công nghiệp Việt Á (nhà thầu Việt Á) đoạn qua tỉnh Hưng Yên.

Bamboo Capital (BCG) ước đạt 1.000 tỷ đồng doanh thu trong quý I/2024

Bamboo Capital (BCG) ước đạt 1.000 tỷ đồng doanh thu trong quý I/2024
(PLVN) - Một trong những lĩnh vực mà BCG sẽ tập trung triển khai đầu tư phát triển là mảng điện rác. Đại diện BCG cho rằng khắp các tỉnh thành đều có nhu cầu xử lý đốt rác, rác công nghiệp phế thải vì các bãi rác đã quá đầy. Khi bước vào lĩnh vực này, BCG kỳ vọng IRR (suất sinh lời đầu tư) ở mức hợp lý.