Doanh nghiệp vận tải giảm tính cạnh tranh vì chi phí “phần mềm”

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - “Tham nhũng là cản trở lớn nhất trong số 19 khó khăn mà doanh nghiệp (DN) vận tải Việt Nam phải đối mặt; và 8% chi phí của các DN vận tải phải sử dụng để “bôi trơn” phục vụ cho quá trình hoạt động” là những thông tin vừa được Ngân hàng Thế giới (WB) công bố trong các báo cáo “Kho vận hiệu quả”, “Thúc đẩy thương mại thông qua giao thông vận tải có sức cạnh tranh và ít khí thải” và “Đánh giá Đô thị hóa ở Việt Nam”.
Chi thù lao để giảm thiểu chậm trễ
Theo các báo cáo này, so với các nước cạnh tranh như Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan, chi phí kho vận trên sản lượng quốc gia của Việt Nam vẫn cao mà nguyên nhân gốc rễ là do tình trạng thiếu ổn định xuyên suốt trong các chuỗi cung ứng. Mà sự thiếu ổn định trong các chuỗi cung ứng ở Việt Nam bắt nguồn từ vấn đề dai dẳng nhất là những “phần mềm” chứ không liên quan đến chất lượng cơ sở hạ tầng. 
Kết quả khảo sát của WB cho ra kết luận, sự thiếu ổn định này buộc các nhà sản xuất phải tự bảo hiểm trước rủi ro trong giao nhận hàng hóa bằng cách duy trì lượng hàng tồn trữ kho lớn hơn mức cần thiết để điều hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh thường nhật nếu không muốn gặp phải những rủi ro, thậm chí còn lớn hơn do mất khách hàng, sản xuất bị gián đoạn, hoặc phải giao nhận hàng khẩn cấp với mức giá cao mà đáng lẽ họ không phải chịu. 
Các đơn vị tham gia hoạt động vận tải thường xuyên cho biết, họ phải có những khoản thù lao để giảm thiểu chậm trễ trong chuỗi cung ứng. Ước tính DN chủ hàng Việt Nam tốn kém khoảng 100 triệu USD/năm cho các chi phí tồn trữ hàng hóa trội do những chậm trễ trong thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu gây ra. Dự kiến đến năm 2020, chi phí này của các DN Việt Nam sẽ lên đến 180 triệu USD. 
Vì thế, WB cho rằng, Việt Nam cần giảm thiểu thủ tục giấy tờ trong quy trình thông quan, nghiệp vụ xuất nhập khẩu; xác định các tuyến “hành lang kho vận” chiến lược tại các cửa ngõ ở miền Bắc và miền Nam có chất lượng hạ tầng, môi trường luật định (giới hạn tải trọng, tốc độ, kích thước xe), có chính sách công cho ngành vận tải và kho vận; nâng cao nhận thức của cả DN nhà nước và tư nhân về cán cân lợi ích – chi phí của từng phương án lựa chọn phương tiện và chuỗi cung ứng trong hoạt động kinh doanh vận tải.
10% tổng chi phí dành cho “bôi trơn”
“Trung bình các DN vận tải Việt Nam phải chi khoảng 8% cho các khoản “chi phí bôi trơn”, trong khi đó chi phí nhiên liệu chiếm khoảng 65% chi phí hoạt động và chi phí cho tiền lương chiếm khoảng 16%, chi phí chưa xác nhận chiếm khoảng 11%”. 
Những con số này minh chứng cho kết luận của WB trong Báo cáo “Đánh giá Đô thị hóa ở Việt Nam”, “Tham nhũng là cản trở lớn nhất trong số 19 khó khăn mà DN vận tải Việt Nam phải đối mặt”.
Đáng lưu ý là khoảng 76% chi phí của các DN vận tải được “tính trực tiếp cho khách hàng”, đồng nghĩa với việc người tiêu dùng Việt Nam phải chịu hầu hết các khoản chi phí tham nhũng trong hoạt động kinh doanh vận tải. Đối với hàng hóa xuất khẩu thì những chi phí này do các DN Việt Nam gánh chịu, đã gây khó khăn hơn cho họ trong quá trình cạnh tranh.

Đọc thêm

Máy chạy xuyên đêm trên công trường đường dây 500kV mạch 3

Thi công "3 ca, 4 kíp", cả ngày lẫn đêm là khẩu hiệu trên đại công trường đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối.
(PLVN) - Giữa màn đêm, đèn phá của máy công trình đủ sáng để những người thợ đủ nhìn mà điều chỉnh các đầu đục phá đá, mở đường tới nơi dựng cột. Ở một số vị trí khác, xe máy vẫn liên tục bơm bê tông vào hố móng dù đêm đã về khuya…

Tự động hóa quy trình kinh doanh: Không còn thời gian để đắn đo!

Theo đại diện FaceNet, tự động hóa không chỉ giúp các DN hoạt động hiệu quả hơn mà còn cải thiện đáng kể trải nghiệm của người dùng cuối. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Theo GlobeNewsWire, thị trường tự động hóa quy trình kinh doanh (BPA) toàn cầu được dự báo sẽ mở rộng với tốc độ tăng trưởng kép là 11,4%. Năm 2023, thị trường BPA được ước tính trị giá khoảng 14,2 tỷ USD, dự kiến tăng 30,2 tỷ USD vào cuối năm 2030. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp (DN) Việt Nam vẫn đang loay hoay với câu hỏi nên hay không nên…

Lên núi làm đường dây 500kV: Quyết tâm ắt ‘cao’ hơn núi

Đỉnh cao nhất trong dãy núi Hoàng Sơn hơn 1.000 mét. Có nhiều vị trí móng của đường dây 500kV mạch 3 phải xây dựng trên dãy núi này. (Ảnh: lãnh đạo EVN kiểm tra cung đoạn Quảng Trạch - Quỳnh Lưu).
(PLVN) - “Va vào đá” là cụm từ diễn tả độ khó của địa hình, địa vật tại nhiều vị trí, gói thầu của Dự án đường dây 500kV mạch 3, đòi hỏi nhà thầu thi công ngoài việc hô “quyết tâm” còn phải đầu tư nguồn lực đủ mạnh mới chinh phục được đá núi để dựng cột, kéo dây...

Gần 400 căn hộ xanh - thông minh Sunshine Green Iconic sắp xuất hiện tại khu Đông Hà Nội

Gần 400 căn hộ xanh - thông minh Sunshine Green Iconic sắp xuất hiện tại khu Đông Hà Nội
(PLVN) -  Sunshine Green Iconic - một trong những dự án trọng điểm “Nhà Sunshine” hiện đang giữ tốc độ triển khai thần tốc dưới sự giám sát chặt chẽ của tổng thầu SCG Group, nhanh chóng bước sang giai đoạn thi công hoàn thiện: Hệ thống điện, nước, PCCC… cả 4 tòa và sớm mang đến bộ sưu tập 400 căn hộ “Vertical Garden 4.0” đầu tiên tại khu Đông Hà Nội.

PVFCCo: 21 năm vững bước, không ngừng bổ sung động lực mới cho phát triển bền vững

PVFCCo: 21 năm vững bước, không ngừng bổ sung động lực mới cho phát triển bền vững
(PLVN) - 21 năm trước (28/3/2003), Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) - tiền thân là Công ty Phân đạm và Hóa chất Dầu khí được thành lập với nhiệm vụ tiếp nhận Nhà máy Đạm Phú Mỹ - nhà máy đầu tiên tại Việt Nam sản xuất phân đạm từ nguồn khí tự nhiên với công suất tương đương gần 50% nhu cầu phân đạm trong nước khi đó.

Viettel đứng thứ hai thế giới về sức mạnh thương hiệu trong lĩnh vực viễn thông

Viettel đứng thứ hai thế giới về sức mạnh thương hiệu trong lĩnh vực viễn thông
(PLVN) - Brand Finance - tổ chức hàng đầu thế giới của Anh vừa công bố Bảng xếp hạng giá trị thương hiệu toàn cầu. Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) trở thành thương hiệu viễn thông mạnh thứ hai thế giới, vượt qua nhiều nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn như Swisscom (Thụy Sĩ), Jio (Ấn Độ), STC (Ả Rập Xê Út)…

BSL kiên trì chiến lược phát triển bền vững

Ông Nguyễn Thiều Sơn, CEO của BSL
(PLVN) -  Năm 2023, Công ty Cho thuê Tài chính BIDV-SuMi TRUST (BSL) đạt mức tăng trưởng tín dụng ấn tượng gần 27%, cao hơn hẳn so với mức tăng bình quân của ngành cho thuê tài chính (13,75%) và toàn ngành Ngân hàng (13,5%). Ông Nguyễn Thiều Sơn, Tổng Giám đốc (CEO) BSL cho biết, có được thành tựu đó là nhờ vào chiến lược phát triển bền vững đầy sáng tạo; sự kiên định hành động bám sát theo mục tiêu và sự bồi đắp văn hóa tin cậy giữa BSL với khách hàng...

Khởi nghiệp - hãy tự tin, dám làm, đừng sợ!

Nguyễn Thị Thu Hoa, CEO Trường Foods bên sản phẩm cao cấp Con Cui làm từ thịt lợn mán. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Họ đều khởi nghiệp khi còn rất trẻ từ tay trắng. Đến nay, tổng doanh thu của họ đã tới 40-50 tỷ đồng. Họ đã được đề cử là 1 trong 20 Gương mặt trẻ Việt Nam năm 2022 ở lĩnh vực Kinh doanh - khởi nghiệp.

'Trả lại tên cho em' nếu tái cơ cấu một doanh nghiệp ngành Điện

Nếu được EVN chấp thuận, một số chức năng vốn thuộc PTC1 sẽ trở về lại PTC1 trong nay mai.
(PLVN) - 6 năm trước, khi thành lập Công ty Dịch vụ kỹ thuật truyền tải điện (NPTS), EVN đã nhất trí chủ trương “bốc” toàn bộ nhân lực, chức năng và thiết bị của các đơn vị thí nghiệm điện, vận tải, cơ điện vốn trực thuộc các công ty truyền tải điện (PTC) chuyển về lập nên NPTS.