DN ngoại “làm giá” thức ăn chăn nuôi: Nền kinh tế thiệt hàng nghìn tỷ đồng?

Thị trường thức ăn chăn nuôi đang bị doanh nghiệp FDI thao túng
Thị trường thức ăn chăn nuôi đang bị doanh nghiệp FDI thao túng
(PLO) - Theo Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam, thị trường thức ăn chăn nuôi đang bị “thả nổi” để doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) điều khiển. 
Tổng giá trị thị trường chăn nuôi Việt Nam ước trên dưới 8 tỷ USD, trong khi chi phí thức ăn chăn nuôi chiếm tới hơn 2/3 giá trị thị trường. Với mức giá cao hơn khu vực khoảng 15%, ước tính nền kinh tế mỗi năm bị thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng. 
Ám ảnh người chăn nuôi
Thống kê cho thấy, giá ngô nhập khẩu tháng 9/2015 giảm khoảng 33% so với cùng kỳ năm ngoái, nhiều loại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi khác cũng giảm khoảng 30%, từ đầu năm, Bộ Tài chính cũng đưa thuế VAT với thức ăn chăn nuôi về 0% nhưng giá thức ăn chăn nuôi vẫn đứng im hoặc giảm không đáng kể. 
TS Trần Duy Khanh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam cho rằng, giá thức ăn chăn nuôi trong nước hiện quá cao so với khu vực và thế giới là một mối nguy lớn của ngành chăn nuôi hiện nay. Ông Khanh cho hay, trong chăn nuôi, giá thành thức ăn chiếm đến 70-75% chi phí đầu vào, nhưng giá thức ăn chăn nuôi Việt Nam luôn cao hơn so với khu vực và thế giới khoảng 10 -15%. 
Đáng chú ý, nguyên liệu sản xuất thức ăn phụ thuộc quá lớn vào nhập khẩu, các loại nguyên liệu giàu đạm như khô dầu đậu tương, bột xương thịt, bột cá Việt Nam phải nhập tới 90%, khoáng chất, vitamin, phụ gia phải nhập khẩu 100%. Không chỉ nhập khẩu nguyên liệu, năm 2013 sản lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu trực tiếp cũng tăng, đạt 13 triệu tấn, tăng 4 triệu tấn so với năm 2012. 
Ông Khanh chỉ ra một nghịch lý, năm 2014 xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt trên 7 triệu tấn với giá trị đạt hơn 3 tỷ USD, trong khi phải nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi lên tới 4,8 tỷ USD. Do không chủ động về thức ăn chăn nuôi nên ngành chăn nuôi Việt Nam chịu nhiều rủi ro, như sự không ổn định tỷ giá, ngoại tệ, rủi ro giá cả thế giới lên xuống bất thường.  
“Nhà nước chưa kiểm soát được giá thức ăn chăn nuôi trên thị trường, giá thức ăn tăng tùy tiện trở thành nỗi ám ảnh thường trực đối với người chăn nuôi. Có nhà khoa học tính rằng, có những doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi đạt tỷ lệ lợi nhuận tới 30%. Thái Lan quy định tỷ lệ lợi nhuận tối đa của ngành thức ăn chăn nuôi là 5%, trong khi chúng ta “thả nổi” cho các nhà sản xuất thức ăn quyết định”, ông Khanh nói. 
Theo Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam, thị trường thức ăn chăn nuôi đang bị điều khiển bởi một số doanh nghiệp FDI. Các doanh nghiệp này chiếm thị phần lớn, tập trung thị trường, liên kết định giá, sử dụng hệ thống phân phối thông qua các đại lý độc quyền, thực hiện chiết khấu lớn để cạnh trạnh không lành mạnh với doanh nghiệp trong nước. 
Thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng
Hiện cả nước có 239 nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi, trong đó 180 nhà máy là của các doanh nghiệp trong nước, 59 nhà máy là của các liên doanh và doanh nghiệp FDI. Số nhà máy liên doanh và FDI không nhiều song công suất lớn, sản lượng cao, chiếm thị phần lớn hơn nhiều so với doanh nghiệp trong nước. Chỉ tính riêng hai công ty là CP và Cargill đã chiếm gần 30% thị phần thức ăn chăn nuôi. 
Theo các chuyên gia nông nghiệp, doanh nghiệp FDI chi phối thị phần càng lớn thì thiệt hại với kinh tế Việt Nam càng nhiều. Tổng giá trị thị trường chăn nuôi Việt Nam ước trên dưới 8 tỷ USD, trong khi chi phí thức ăn chăn nuôi chiếm tới hơn 2/3 giá trị thị trường. Với mức giá cao hơn khu vực khoảng 15%, ước tính nền kinh tế mỗi năm bị thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng. 
Ngoài ra, do phải chịu chi phí thức ăn chăn nuôi cao, doanh nghiệp và người nông dân chăn nuôi trong nước đang bị dồn vào thế phá sản khi buộc phải trả chi phí đầu vào cao, không thể cạnh tranh được do chi phí sản xuất của các doanh nghiệp FDI và của các nước trong khu vực rẻ hơn. Vì vậy, nhiều chuyên gia cảnh báo nếu không khẩn trương phá vỡ thế độc quyền của doanh nghiệp FDI trong sản xuất thức ăn chăn nuôi chắc chắn, số trang trại đóng cửa sẽ ngày càng nhiều. 
Gần đây, một số doanh nghiệp lớn trong nước như: Tập đoàn Hòa Phát, Masan, Cty bảo vệ thực vật An Giang (nay là Tập đoàn Lộc Trời), Thủy sản Hùng Vương… bắt đầu manh nha tham gia thị trường này phần nào cũng tạo ra những hy vọng cho việc phá thế độc quyền đối với doanh nghiệp FDI.  Tuy nhiên, do phụ thuộc hầu như toàn bộ nguyên liệu nhập khẩu, đối thủ lại quá mạnh, để doanh nghiệp nội lấy lại thị phần ngay không phải là chuyện dễ dàng. 

Đọc thêm

Khởi nghiệp - hãy tự tin, dám làm, đừng sợ!

Nguyễn Thị Thu Hoa, CEO Trường Foods bên sản phẩm cao cấp Con Cui làm từ thịt lợn mán. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Họ đều khởi nghiệp khi còn rất trẻ từ tay trắng. Đến nay, tổng doanh thu của họ đã tới 40-50 tỷ đồng. Họ đã được đề cử là 1 trong 20 Gương mặt trẻ Việt Nam năm 2022 ở lĩnh vực Kinh doanh - khởi nghiệp.

'Trả lại tên cho em' nếu tái cơ cấu một doanh nghiệp ngành Điện

Nếu được EVN chấp thuận, một số chức năng vốn thuộc PTC1 sẽ trở về lại PTC1 trong nay mai.
(PLVN) - 6 năm trước, khi thành lập Công ty Dịch vụ kỹ thuật truyền tải điện (NPTS), EVN đã nhất trí chủ trương “bốc” toàn bộ nhân lực, chức năng và thiết bị của các đơn vị thí nghiệm điện, vận tải, cơ điện vốn trực thuộc các công ty truyền tải điện (PTC) chuyển về lập nên NPTS.

Nâng tầm Cảng Đà Nẵng trong hệ sinh thái của VIMC

Cảng Đà Nẵng đón tàu container của hãng Sinolines cập cảng, làm hàng.
(PLVN) - Theo đại diện Cảng Đà Nẵng, mục tiêu trong năm 2024 của doanh nghiệp này là đạt kết quả sản xuất kinh doanh tăng từ 4-6% so với năm 2023, qua đó góp phần gia tăng sức mạnh và uy tín Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC), với vai trò là một doanh nghiệp trong hệ sinh thái.

Đêm muộn, 'sếp' EVNNPT vẫn tới công trường 'thúc' nhà thầu chậm tiến độ

Tổng Giám đốc Phạm Lê Phú (áo xanh) kiểm tra công trường đường dây 500kV đoạn qua Hưng Yên
(PLVN) -  Tối 13/3/2024, Tổng Giám đốc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) - Phạm Lê Phú và đoàn công tác đã đi kiểm tra tiến độ thi công ban đêm các vị trí móng cọc Dự án đường dây 500kV mạch 3 cung đoạn Nhà máy Nhiệt điện Nam Định I - Phố Nối của Công ty CP Tập đoàn Đầu tư thương mại, công nghiệp Việt Á (nhà thầu Việt Á) đoạn qua tỉnh Hưng Yên.

Bamboo Capital (BCG) ước đạt 1.000 tỷ đồng doanh thu trong quý I/2024

Bamboo Capital (BCG) ước đạt 1.000 tỷ đồng doanh thu trong quý I/2024
(PLVN) - Một trong những lĩnh vực mà BCG sẽ tập trung triển khai đầu tư phát triển là mảng điện rác. Đại diện BCG cho rằng khắp các tỉnh thành đều có nhu cầu xử lý đốt rác, rác công nghiệp phế thải vì các bãi rác đã quá đầy. Khi bước vào lĩnh vực này, BCG kỳ vọng IRR (suất sinh lời đầu tư) ở mức hợp lý.