Cổ đông nông dân

(PLO) - Vốn góp vào doanh nghiệp không phải là tiền hay ngoại tệ, mà đó là tài sản rất đặc biệt được cha ông gìn giữ từ đời này sang đời khác. Những “doanh nhân” nông dân tại tỉnh Sơn La chính thức trở thành cổ đông của doanh nghiệp, khi vốn góp của họ vào Công ty Cổ phần Cao su Sơn La là… đất.
Để hiện thực hóa và tạo thuận lợi cho người nông dân trở thành chủ của doanh nghiệp, năm 2007 UBND tỉnh Sơn La và Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam cùng ký Biên bản ghi nhớ thống nhất việc góp giá trị quyền sử dụng đất với giá trị 10.000.000 đồng/ha và việc tuyển dụng công nhân khi thực hiện mô hình cổ đông nông dân.
Hy vọng Ban lãnh đạo những công ty có các cổ đông đặc biệt như thế này luôn ý thức đầy đủ về trách nhiệm của mình trước bà con
Hy vọng Ban lãnh đạo những công ty có các
cổ đông đặc biệt như thế này luôn ý thức đầy đủ
về trách nhiệm của mình trước bà con 
Với tổng số hơn 4.000 lao động được sử dụng, chủ yếu là người dân tộc thiểu số ở địa phương có đất góp trồng cao su, theo đánh giá của Công ty Cổ phần Cao su Sơn La (SLR), đây là mô hình phát triển ổn định  và rất hiệu quả.  Tính đến thời điểm tháng 6/2011, đã có 6.705 hộ nông dân góp quyền sử dụng đất và giao cho SLR 6.102,14ha. 
Cũng tính đến hết tháng 6/2011, SLR  đã trồng được 6.000 ha cao su. Trong số 6.705 hộ góp quyền sử dụng đất, đã có 5.797 hộ hoàn tất công tác đo đạc quy chủ, trong đó đã lập hồ sơ góp vốn vào doanh nghiệp này  2.913 hộ với giá trị 24,17 tỷ đồng, trên diện tích 2.417,5ha. Số đất mà người dân góp vào được SLR quản lý liền vùng, liền khoảnh theo từng đội sản xuất từ 300ha trở lên, không còn manh mún theo từng hộ mà được quản lý tập trung, canh tác đồng bộ theo quy mô đại điền.
Kể từ ngày góp ruộng “hùn vốn” vào doanh nghiệp cao su này, những tín hiệu đáng mừng về kinh tế cũng đã thể hiện rõ rệt. Theo số liệu điều tra sơ bộ tình hình đời sống công nhân của SLR trong năm 2011 ở 15 đội sản xuất trên tổng số 3.610 hộ gia đình, tỉ lệ giảm nghèo ở một số bản tăng, nhà sàn lợp ngói là 2.780 căn (chiếm 77%), nhà sàn lợp tôn là 697 căn (chiếm 19,3%), nhà xây cấp 3 và cấp 4 là 133 căn (chiếm 3,7% )… 
Những thay đổi đó thể hiện đời sống công nhân ngày một tăng lên, không còn nhà tranh, nhà tạm như trước đây. “Ngoài ra, hầu hết nhà nào cũng nuôi ít nhất là một con trâu hoặc bò, có ít nhất mỗi hộ một xe máy, ti vi, điện thoại…” - một hộ tham gia giao đất cho doanh nghiệp cho biết.
Cũng giống như các mô hình doanh nghiệp cổ phần, những nông dân góp ruộng lập công ty có thêm nhiều cái “được”. Theo đó, người nông dân sẽ trở thành cổ đông ưu đãi cổ tức hoặc cổ đông ưu đãi khác, được hưởng cổ tức theo tỷ lệ góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất, được tổ chức thành nhóm, cử đại diện để tham gia Đại hội cổ đông và các hoạt động khác của công ty. 
Không riêng gì phía Bắc mới có cổ đông nông dân, tại miền Nam, 6.000 nông dân cũng chính thức trở thành cổ đông của Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang (AGPPS) khi họ tham gia chương trình “Cùng nông dân ra đồng”. 
Giá mỗi cổ phiếu của doanh nghiệp bán ra cho người nông dân là 30.000 đồng, tương đương 1/2 giá thị trường, trong khi cổ tức của AGPPS những năm gần đây đều ở mức 30%/năm. Theo đó, khi bỏ tiền mua cổ phiếu, những nông dân sở hữu cổ phiếu ưu đãi của doanh nghiệp sẽ trở thành cổ đông theo quy định, chính thức là những người chủ sở hữu mới của AGPS với nhiều quyền lợi được hưởng từ chuỗi giá trị sản xuất mà công ty đang thực hiện.
AGPPS với vốn điều lệ 621 tỉ đồng và trên 3.000 nhân viên, là doanh nghiệp sản xuất và cung ứng sản phẩm trong lĩnh vực giống cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật, sản xuất và chế biến gạo xuất khẩu, bao bì giấy, du lịch. Dự kiến đến năm 2018,  AGPPS  sẽ có vùng nguyên liệu sản xuất lúa 316.000ha và 12 nhà máy chế biến với tổng công suất 2,4 triệu tấn/năm.
Là những cổ đông đặc biệt, nên nhiều doanh nghiệp “làm ăn” chung với người nông dân cũng tiến hành các thủ tục đơn giản cùng sự giải thích rõ ràng nếu có vướng mắc giữa hai bên. Điều còn lại mà không ai mong muốn xảy ra đó là doanh nghiệp làm ăn thua lỗ dẫn đến cổ đông mất vốn. Hy vọng là Ban lãnh đạo những công ty có các cổ đông đặc biệt như thế này luôn ý thức đầy đủ về trách nhiệm của mình trước bà con.

Đọc thêm

BSL kiên trì chiến lược phát triển bền vững

Ông Nguyễn Thiều Sơn, CEO của BSL
(PLVN) -  Năm 2023, Công ty Cho thuê Tài chính BIDV-SuMi TRUST (BSL) đạt mức tăng trưởng tín dụng ấn tượng gần 27%, cao hơn hẳn so với mức tăng bình quân của ngành cho thuê tài chính (13,75%) và toàn ngành Ngân hàng (13,5%). Ông Nguyễn Thiều Sơn, Tổng Giám đốc (CEO) BSL cho biết, có được thành tựu đó là nhờ vào chiến lược phát triển bền vững đầy sáng tạo; sự kiên định hành động bám sát theo mục tiêu và sự bồi đắp văn hóa tin cậy giữa BSL với khách hàng...

Khởi nghiệp - hãy tự tin, dám làm, đừng sợ!

Nguyễn Thị Thu Hoa, CEO Trường Foods bên sản phẩm cao cấp Con Cui làm từ thịt lợn mán. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Họ đều khởi nghiệp khi còn rất trẻ từ tay trắng. Đến nay, tổng doanh thu của họ đã tới 40-50 tỷ đồng. Họ đã được đề cử là 1 trong 20 Gương mặt trẻ Việt Nam năm 2022 ở lĩnh vực Kinh doanh - khởi nghiệp.

'Trả lại tên cho em' nếu tái cơ cấu một doanh nghiệp ngành Điện

Nếu được EVN chấp thuận, một số chức năng vốn thuộc PTC1 sẽ trở về lại PTC1 trong nay mai.
(PLVN) - 6 năm trước, khi thành lập Công ty Dịch vụ kỹ thuật truyền tải điện (NPTS), EVN đã nhất trí chủ trương “bốc” toàn bộ nhân lực, chức năng và thiết bị của các đơn vị thí nghiệm điện, vận tải, cơ điện vốn trực thuộc các công ty truyền tải điện (PTC) chuyển về lập nên NPTS.

Nâng tầm Cảng Đà Nẵng trong hệ sinh thái của VIMC

Cảng Đà Nẵng đón tàu container của hãng Sinolines cập cảng, làm hàng.
(PLVN) - Theo đại diện Cảng Đà Nẵng, mục tiêu trong năm 2024 của doanh nghiệp này là đạt kết quả sản xuất kinh doanh tăng từ 4-6% so với năm 2023, qua đó góp phần gia tăng sức mạnh và uy tín Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC), với vai trò là một doanh nghiệp trong hệ sinh thái.

Đêm muộn, 'sếp' EVNNPT vẫn tới công trường 'thúc' nhà thầu chậm tiến độ

Tổng Giám đốc Phạm Lê Phú (áo xanh) kiểm tra công trường đường dây 500kV đoạn qua Hưng Yên
(PLVN) -  Tối 13/3/2024, Tổng Giám đốc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) - Phạm Lê Phú và đoàn công tác đã đi kiểm tra tiến độ thi công ban đêm các vị trí móng cọc Dự án đường dây 500kV mạch 3 cung đoạn Nhà máy Nhiệt điện Nam Định I - Phố Nối của Công ty CP Tập đoàn Đầu tư thương mại, công nghiệp Việt Á (nhà thầu Việt Á) đoạn qua tỉnh Hưng Yên.