Chàng trai 8X kiếm tiền tỷ mỗi tháng từ ống hút tre

Nhiều quán cà phê hiện đã dùng ống hút bằng tre của Mão (ngoài cùng bên phải).
Nhiều quán cà phê hiện đã dùng ống hút bằng tre của Mão (ngoài cùng bên phải).
(PLVN) - 32 tuổi, trong khi nhiều bạn trẻ đang loay hoay với việc định hướng tương lai thì Nguyễn Văn Mão đã trở thành chủ của công ty sáo trúc nổi tiếng ở Nghệ An. Gần đây, “Mão Mèo” còn được biết đến là người tiên phong trong việc sáng chế ra ống hút bằng tre nứa, thân thiện với môi trường, có lợi cho sức khỏe. Với việc sản xuất 6 triệu ống mỗi tháng phục vụ các thị trường trong và ngoài nước, mỗi tháng chàng trai 8X đạt doanh thu chục tỷ đồng.

Từ niềm đam mê sáo trúc

Nguyễn Văn Mão (SN 1987, trú thị trấn Tân Kỳ, huyện Tân Kỳ, Nghệ An) với biệt danh “Mão Mèo” là cái tên không còn xa lạ với nhiều bạn trẻ đam mê kinh doanh ở Việt Nam. Thoạt nhìn khó hình dung chàng trai có dáng người nhỏ nhắn ấy lại là ông chủ của 30 cửa hàng sáo trúc trên khắp cả nước. Với lối nói chuyện gần gũi, hóm hỉnh, anh chia sẻ bản thân làm quen với sáo trúc từ lúc 8 tuổi. Nhờ sự dẫn dắt của người cha, anh nhanh chóng nhận ra niềm đam mê với nhạc cụ dân tộc này. 

Mức độ “nổi tiếng” của chàng trai xứ Nghệ càng được phủ rộng khi những đoạn video dạy cách thổi sáo anh đưa lên kênh youtube được nhiều lượt xem, bình luận. Tuy vậy, thời điểm đó anh chỉ làm với niềm đam mê, chưa nghĩ đến việc kinh doanh. Mãi đến năm 2010, khi đang là sinh viên Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, Mão mới tập tành kinh doanh. 

Anh kể, quá trình sinh hoạt trong các câu lạc bộ thổi sáo thấy nhiều bạn sử dụng chiếc sáo không đủ chuẩn, ảnh hưởng đến việc tập luyện nên anh đã về nhà đục đẽo sáo để tặng bạn. Một anh bạn sau khi thấy Mão hì hục làm việc đã “yêu cầu” phải lấy tiền công và trả 50 nghìn đồng/cây sáo. Từ đó Mão vừa dạy thổi sáo vừa bán sáo trúc cho mọi người.

 “Quá trình vừa là sinh viên vừa kinh doanh, không ít người nghi ngờ, dè bỉu việc làm của mình. Bởi theo quan niệm của họ, học kiến trúc ra sẽ làm những công việc cao siêu, thu nhập tốt, còn với việc đục đẽo những cây trúc thành sáo như vậy thì quá tầm thường, vất vả. Không buồn thì đó là nói dối, nhưng mình cứ im lặng làm việc để chứng tỏ cho mọi người thấy con đường mình đi là đúng”, anh tâm sự.

Chỉ trong thời gian ngắn, thương hiệu sáo trúc Mão Mèo được nhiều người biết đến. Doanh số bạc tỷ mỗi tháng là những con số biết nói, minh chứng cho đường đi của anh là đúng. Đôi mắt ánh lên vẻ tự hào, anh tiết lộ đồ thị doanh thu của anh thường đi lên, chưa bao giờ đi ngang. 

Tháng 9/2013 đánh dấu cho những khởi đầu tốt đẹp của chàng trai trẻ khi anh quyết định mở cửa hàng đầu tiên ở 306 Nguyễn Trãi, Hà Nội. Nguyễn Văn Mão còn thành lập Cty TNHH sáo trúc Mão Mèo và đăng ký bảo hộ thương hiệu sáo trúc Mão Mèo, tạo được chữ tín trong lòng mọi người.

Nguyễn Văn Mão được vinh danh Nghệ nhân quốc gia năm 2017.
Nguyễn Văn Mão được vinh danh Nghệ nhân quốc gia năm 2017.

Năm 2017, Nguyễn Văn Mão được công nhận là Nghệ nhân quốc gia cho việc chế tác nhạc cụ dân tộc.

Đưa sản phẩm tre nứa xuất ngoại

Khi công việc kinh doanh sáo trúc đang trên đà phát triển, Nguyễn Văn Mão tiếp tục có hướng đi mới. Đó là năm 2018, bắt nguồn từ ý tưởng trong cuộc nói chuyện giữa anh với người đàn ông ngoại quốc. Người này hết lòng khen ngợi những cây sáo của Mão Mèo và đề nghị: “Cậu có loại ống nào giống như vậy nhưng kích thước nhỏ hơn không?”.

“Quá đơn giản”, Mão trả lời và bắt tay vào công việc làm ra 1.000 ống hút bằng tre cho khách. Không lâu sau, vị khách nước ngoài này tiếp tục đặt mua với số lượng gấp đôi. Hướng đi mới trong công việc kinh doanh của Mão bắt đầu.

Anh chia sẻ, lúc đó anh liền nhớ đến hình ảnh bình rượu cần bà con đồng bào dân tộc vẫn thường dùng ống cây làm ống hút. Hơn nữa, cộng đồng vài năm gần đây đã dành sự quan tâm lớn đến rác thải nhựa. Hình ảnh những ống hút nhựa chứa đầy trong bụng những con rùa, con cá đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự nguy hại của việc sử dụng đồ nhựa tràn lan. Đây là cơ hội cho loại ống hút thân thiện môi trường ra đời.

Với kinh nghiệm về vùng nguyên liệu tre nứa, máy móc, Mão bắt tay vào làm. Những đơn hàng đầu tiên đã có những sai sót nhất định, ống tre luộc chưa đủ độ thì không khô, luộc quá độ thì chuyển sang khét, ống có mùi lạ, màu sắc bên ngoài chưa đẹp. Trải qua nhiều lần thử nghiệm và thay đổi, Mão mới có được những sản phẩm hài lòng.

Cầm chiếc ống hút tre nhỏ nhắn, bắt mắt, anh Mão chia sẻ, để hoàn thiện nó là một quá trình kỳ công. Những ống tre đủ tuổi sẽ được khai thác tự nhiên trong rừng. Sau đó, các nhân công sẽ tiến hành phơi trong vòng 1 tháng (tránh mưa), rồi tiến hành đánh bóng cho cây tre từ màu xanh chuyển sang màu vàng tự nhiên. Những cây tre dài sau đó tiếp tục được cắt, mài hai đầu, thao tác làm sạch lòng trong ống tre cũng được ưu tiên. 

Một công đoạn nữa cũng không kém phần quan trọng là luộc tiệt trùng và sấy khô. Sản phẩm hoàn thiện tùy lựa chọn của mỗi khách hàng mà tiến hành khắc chữ hay để suông. Chàng trai 8X cho biết công ty có thể sản xuất ra ống hút tre với nhiều kích cỡ khác nhau, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Công nhân đang tiến hành làm ống hút từ cây tre.
Công nhân đang tiến hành làm ống hút từ cây tre.

Hiện nay, giá bán ra thị trường nếu mua với số lượng trên 100 nghìn ống hút sẽ có giá 1.500 đồng/ống, mua lẻ là 4.000 đồng/ống. “Dù mới phát triển chưa đầy nửa năm nhưng hiện nay trung bình mỗi tháng chúng tôi có thể sản xuất ra 6 triệu ống hút với doanh thu 10 tỷ đồng. Thị trường chủ yếu hiện nay là nước ngoài như các nước Mỹ, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan....”, ông chủ trẻ bật mí. 

Tháng 3 vừa qua, “Mão Mèo” đã đem sản phẩm này ra các hội thảo, hội chợ quốc tế tại Đài Loan, Hàn Quốc và đã đạt được những thành công nhất định. Anh cho biết, việc sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm làm từ tự nhiên của Việt Nam ra nước ngoài đang rất được Chính phủ quan tâm ủng hộ và tạo điều kiện.

Với đặc tính 100% tự nhiên, thân thiện với môi trường, có lợi cho sức khỏe, những ống hút tre là xu thế được ưa chuộng tại nhiều nước trên thế giới. Trong đó, việc các nước châu Âu không có nguyên liệu mà Việt Nam với nước đặc trưng vùng nhiệt đới là điều kiện lý tưởng để cây tre phát triển. Đó cũng là thời cơ thuận lợi để anh phát triển công việc và mở rộng thị trường.

Để đáp ứng nhu cầu của thị trường, ngoài xưởng làm ống hút tre ở Hà Nội, hiện nay anh đang mở thêm hai xưởng ở Đồng Nai và Tây Nguyên. Về nguồn nhiêu liệu, Mão cho biết sẽ không phải lo lắng khi hiện nay anh đang đẩy mạnh khai thác vùng, tức là vừa khai thác, vừa chăm sóc.

Mão cho biết, nguyên liệu để làm ống hút của cây tre có thể hồi sinh lại được chứ không bị triệt tiêu hoàn toàn, trung bình hai năm là có thể khai thác mới. Bên cạnh đó, theo nghiên cứu của anh, tre nứa là loại thực vật hút nhiều nước, thường lấy nước của các cây công nghiệp vào mùa khô.

Việc khai thác tre ngược lại còn tạo điều kiện cho sự phát triển của thảm thực vật xung quanh, đồng thời hạn chế tình trạng đốt rừng của người dân. Tuy hiệu quả mang đến không phải là sâu rộng, hàng loạt, nhưng “thay đổi được tới đâu thì hay tới đó”.

Chia sẻ thêm về những ưu thế của việc dùng ống hút tre, “Mão Mèo” cho biết dù giá cả đắt hơn ống nhựa nhưng việc có thể sử dụng được nhiều lần, tối đa là 6 tháng sẽ giúp tiết kiệm cho người sử dụng. Quan trọng hơn, đây là sản phẩm phân hủy tự nhiên, thân thiện với môi trường. Việc người dân thay đổi thói quen dùng các sản phẩm từ thiên nhiên thay cho các vật đồ nhựa giúp giảm bớt tác nhân gây ô nhiễm môi trường. 

Những thành công bất ngờ của Mão từ sáo trúc đến ống hút tre nứa đã khiến nhiều người nói vui: Tre nứa và chàng trai này thật sự mang cho nhau những “thành tích” ngỡ ngàng, một sự “cộng sinh” đắt giá. Mão cho hay anh đang dự định đầu tư sản xuất thêm bàn chải tre, thìa tre và ly nước bằng tre. Những ý tưởng sáng tạo của chàng trai 8X này đối với những cây tre nứa từ quê hương dường như chưa bao giờ dừng lại. 

Đọc thêm

PJICO tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông năm 2024, thông qua kế hoạch phát triển mới

PJICO tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông năm 2024, thông qua kế hoạch phát triển mới
(PLVN) - Ngày 10/4, Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (PJICO, mã PGI) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024. Đại hội đã thông qua phương án nhân sự, kế hoạch kinh doanh năm 2024 và định hướng phát triển kinh doanh giai đoạn 5 năm tới. Ông Phạm Thanh Hải tiếp tục được bầu giữ vị trí Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2024 - 2029.

Máy chạy xuyên đêm trên công trường đường dây 500kV mạch 3

Thi công "3 ca, 4 kíp", cả ngày lẫn đêm là khẩu hiệu trên đại công trường đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối.
(PLVN) - Giữa màn đêm, đèn phá của máy công trình đủ sáng để những người thợ đủ nhìn mà điều chỉnh các đầu đục phá đá, mở đường tới nơi dựng cột. Ở một số vị trí khác, xe máy vẫn liên tục bơm bê tông vào hố móng dù đêm đã về khuya…

Tự động hóa quy trình kinh doanh: Không còn thời gian để đắn đo!

Theo đại diện FaceNet, tự động hóa không chỉ giúp các DN hoạt động hiệu quả hơn mà còn cải thiện đáng kể trải nghiệm của người dùng cuối. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Theo GlobeNewsWire, thị trường tự động hóa quy trình kinh doanh (BPA) toàn cầu được dự báo sẽ mở rộng với tốc độ tăng trưởng kép là 11,4%. Năm 2023, thị trường BPA được ước tính trị giá khoảng 14,2 tỷ USD, dự kiến tăng 30,2 tỷ USD vào cuối năm 2030. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp (DN) Việt Nam vẫn đang loay hoay với câu hỏi nên hay không nên…

Lên núi làm đường dây 500kV: Quyết tâm ắt ‘cao’ hơn núi

Đỉnh cao nhất trong dãy núi Hoàng Sơn hơn 1.000 mét. Có nhiều vị trí móng của đường dây 500kV mạch 3 phải xây dựng trên dãy núi này. (Ảnh: lãnh đạo EVN kiểm tra cung đoạn Quảng Trạch - Quỳnh Lưu).
(PLVN) - “Va vào đá” là cụm từ diễn tả độ khó của địa hình, địa vật tại nhiều vị trí, gói thầu của Dự án đường dây 500kV mạch 3, đòi hỏi nhà thầu thi công ngoài việc hô “quyết tâm” còn phải đầu tư nguồn lực đủ mạnh mới chinh phục được đá núi để dựng cột, kéo dây...

Gần 400 căn hộ xanh - thông minh Sunshine Green Iconic sắp xuất hiện tại khu Đông Hà Nội

Gần 400 căn hộ xanh - thông minh Sunshine Green Iconic sắp xuất hiện tại khu Đông Hà Nội
(PLVN) -  Sunshine Green Iconic - một trong những dự án trọng điểm “Nhà Sunshine” hiện đang giữ tốc độ triển khai thần tốc dưới sự giám sát chặt chẽ của tổng thầu SCG Group, nhanh chóng bước sang giai đoạn thi công hoàn thiện: Hệ thống điện, nước, PCCC… cả 4 tòa và sớm mang đến bộ sưu tập 400 căn hộ “Vertical Garden 4.0” đầu tiên tại khu Đông Hà Nội.

PVFCCo: 21 năm vững bước, không ngừng bổ sung động lực mới cho phát triển bền vững

PVFCCo: 21 năm vững bước, không ngừng bổ sung động lực mới cho phát triển bền vững
(PLVN) - 21 năm trước (28/3/2003), Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) - tiền thân là Công ty Phân đạm và Hóa chất Dầu khí được thành lập với nhiệm vụ tiếp nhận Nhà máy Đạm Phú Mỹ - nhà máy đầu tiên tại Việt Nam sản xuất phân đạm từ nguồn khí tự nhiên với công suất tương đương gần 50% nhu cầu phân đạm trong nước khi đó.

Viettel đứng thứ hai thế giới về sức mạnh thương hiệu trong lĩnh vực viễn thông

Viettel đứng thứ hai thế giới về sức mạnh thương hiệu trong lĩnh vực viễn thông
(PLVN) - Brand Finance - tổ chức hàng đầu thế giới của Anh vừa công bố Bảng xếp hạng giá trị thương hiệu toàn cầu. Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) trở thành thương hiệu viễn thông mạnh thứ hai thế giới, vượt qua nhiều nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn như Swisscom (Thụy Sĩ), Jio (Ấn Độ), STC (Ả Rập Xê Út)…

BSL kiên trì chiến lược phát triển bền vững

Ông Nguyễn Thiều Sơn, CEO của BSL
(PLVN) -  Năm 2023, Công ty Cho thuê Tài chính BIDV-SuMi TRUST (BSL) đạt mức tăng trưởng tín dụng ấn tượng gần 27%, cao hơn hẳn so với mức tăng bình quân của ngành cho thuê tài chính (13,75%) và toàn ngành Ngân hàng (13,5%). Ông Nguyễn Thiều Sơn, Tổng Giám đốc (CEO) BSL cho biết, có được thành tựu đó là nhờ vào chiến lược phát triển bền vững đầy sáng tạo; sự kiên định hành động bám sát theo mục tiêu và sự bồi đắp văn hóa tin cậy giữa BSL với khách hàng...

Khởi nghiệp - hãy tự tin, dám làm, đừng sợ!

Nguyễn Thị Thu Hoa, CEO Trường Foods bên sản phẩm cao cấp Con Cui làm từ thịt lợn mán. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Họ đều khởi nghiệp khi còn rất trẻ từ tay trắng. Đến nay, tổng doanh thu của họ đã tới 40-50 tỷ đồng. Họ đã được đề cử là 1 trong 20 Gương mặt trẻ Việt Nam năm 2022 ở lĩnh vực Kinh doanh - khởi nghiệp.