“Bàn tay vàng” tự chế nông cụ đạt tiêu chuẩn xuất ngoại

“Những người nông dân chính là cánh tay nối dài sự sáng tạo của tôi”, anh Hát nói.
“Những người nông dân chính là cánh tay nối dài sự sáng tạo của tôi”, anh Hát nói.
(PLVN) - Sau thời gian hoàn chỉnh hồ sơ, tháng 8/2019 vừa qua, sản phẩm robot gieo hạt do nông dân Phạm Văn Hát (SN 1972, ngụ  thôn Kim Đôi, xã Ngọc Kỳ, huyện Tứ Kỳ, Hải Dương) đã được đăng ký bản quyền. Ngoài máy gieo hạt, anh Hát còn là “cha đẻ” hơn 30 loại máy nông nghiệp khác, nhiều sản phẩm đã được xuất khẩu nước ngoài. Điều đặc biệt khi biết anh Hát chỉ mới học hết lớp bảy, chưa từng qua trường lớp kỹ sư nào.  

Từng gặp nông dân Phạm Văn Hát nhiều lần ở những triển lãm tại Hà Nội cũng như về tận xưởng cơ khí của anh ở quê nhà, những lần đó khi ai nhắc tới chuyện đăng kí bản quyền, cấp bằng sáng chế, anh lại xuề xòa: “Sợ làm thủ tục mất thời gian, với lại tôi chế ra máy rồi bán luôn cho bà con, hoặc doanh nghiệp khác đến mua luôn, tôi chưa để ý chuyện thủ tục đó”.

Thế nhưng sau khi chứng kiến nhiều máy móc do mình tự chế ra bị “nhái” trên thị trường, anh Hát thay đổi suy nghĩ. Người nông dân này tự nhận ra rằng trong thời buổi kinh tế hội nhập như hiện nay, những ý tưởng sáng tạo không còn đơn thuần như suy nghĩ của anh là giúp bà con nông dân bớt vất vả nữa, mà đó là cả tài sản lớn. Việc áp dụng tuân thủ các quy định pháp luật về bản quyền sẽ giúp anh bảo vệ những sáng kiến của mình trên thương trường.  

Bởi vậy, nhiều năm nay anh không ngừng cải tiến, hoàn thiện hồ sơ để được đăng ký bản quyền sản phẩm robot gieo hạt hiện đã có mặt ít nhất tại 14 thị trường quốc tế như Mỹ, Đức, Singapore...

Chế robot gieo hạt mang đến 14 nước

Đây là sáng chế ấn tượng bậc nhất của “kỹ sư chân đất” Phạm Văn Hát từ năm 2014. Trước đó trên thế giới chỉ có robot đứng một chỗ đặt hạt xuống khay để nhân công đem đi ươm giống. Còn robot do anh Hát chế tạo có thể di chuyển trên đồng ruộng, đặt hạt giống trực tiếp xuống luống.

Như lời anh Hát thì đến thời điểm này, robot đặt hạt của anh đã khắc phục được rất nhiều hạn chế trước đây.

Anh đã cải tiến thêm nhiều tính năng cho robot như máy có thể di chuyển trên mặt ruộng gồ ghề, bãi cát. Cùng với đó là công suất nâng lên, máy có thể gieo được tất cả các loại hạt với kích thước khác nhau.

Robot đặt hạt nặng chỉ 20kg, cao khoảng 20cm, rộng hơn 1m2. Máy gồm bộ khung với 4 mô tơ. Quan trọng nhất là bộ phận đóng hút hơi. Thiết bị hoạt động theo nguyên tắc cơ học: Khi hút hơi, van đóng lại, đầu kim hút hạt chuyển sang máng rơi hạt. Lúc này van tự động mở, kết hợp với độ rung làm hạt rơi xuống luống.

Nhờ robot hoạt động cơ học, không có các vi mạch nên rất ít hư hỏng, dễ điều khiển: “Chỉ việc cắm điện vào là máy tự chạy. Nó được thiết kế đi trên mọi địa hình, mỗi lần gieo 40 hạt/luống, khoảng cách 3-4 cm và chỉ vài phút là xong.

Máy đặt hạt vào khay của các hãng khác thay thế khoảng 7 nhân công được bán với giá 60 triệu đồng; còn máy đặt hạt của tôi thay thế được 40 nhân công nhưng chỉ có giá 35 triệu đồng”, anh nói và cho biết máy chỉ tiêu tốn 1kw điện trong 100 tiếng đồng hồ hoạt động.

Lúc đầu robot chỉ gieo di chuyển bằng bánh xe là hai ống nhựa nên dễ bị nghiêng đổ khi đi qua địa hình gồ ghề. Sau một năm tìm tòi, anh Hát thay thế bằng 2 bánh xe đàn hồi giúp máy di chuyển dễ dàng hơn trên bề mặt không bằng phẳng.

Những sáng chế máy móc như của anh Phạm Văn Hát đã giải phóng sức lao động cho nông dân.
Những sáng chế máy móc như của anh Phạm Văn Hát đã giải phóng sức lao động cho nông dân.

Anh còn chế tạo thêm nhiều kim gắp hạt để máy có thể gieo được nhiều loại hạt giống có kích thước khác nhau. Người sử dụng có thể điều chỉnh khoảng cách gieo theo ý muốn, thưa hoặc dày tùy ý.

Nói về ý tưởng sáng tạo robot đặt hạt, anh Hát nhớ lại, năm 2012 trong lần đi qua vùng chuyên canh cà rốt thấy bà con gieo hạt thủ công trên những cánh đồng bạt ngàn. Một lúc sau về đến nhà, nghe anh trai than vãn không mướn được người gieo hạt thuê. Nghe vậy anh Hát nói “để em nghiên cứu”. Sau hai năm tìm tòi, chiếc máy ra đời và không ngừng được cải tiến đến bây giờ.

Thông tin robot đặt hạt nhanh chóng lan truyền, nhiều nông dân cả nước tìm về Hải Dương đặt hàng. Đặc biệt nhiều chủ trang trại ở nước ngoài qua mạng internet cũng tìm về Việt Nam hỏi mua. Tới nay robot đặt hạt của anh Hát đã được bán ra tại 14 quốc gia như Mỹ, Đức, các nước Đông Nam Á… với giá 3.500 USD/máy.

Sáng chế không cần bản vẽ

Ngoài robot đặt hạt, anh Hát còn sáng chế ra hơn 30 máy nông nghiệp khác như: Máy đánh luống; máy soi rạch trồng cây vụ đông giúp tiết kiệm công đoạn vét đất lên luống, soi rạch; dàn cày 2 lưỡi khắc phục tình trạng rạ quấn vào máy, tốc độ nhanh hơn, thớ đất sâu hơn. Anh còn sáng chế những dàn cày 3 lưỡi, 4 lưỡi; máy phun thuốc sâu với sải cánh hơn 20m, có thể phun xong cả mẫu ruộng trong vòng 10 phút…

Hẳn nhiều người bất ngờ khi anh Hát chỉ học đến lớp bảy, chưa qua trường lớp đào tạo chính quy nhưng có thể cho ra đời nhiều máy móc. Không ít người, trong đó có cả các kỹ sư nhận xét khả năng sáng chế của anh Hát là “bẩm sinh”.

Anh Hát bộc bạch không rành bản vẽ, đồ họa. Quy trình sáng tạo của anh rất đơn giản: Khách hàng đưa ra yêu cầu về máy móc, sau đó anh tự lên ý tưởng rồi lắp láp, chế tạo mà không cần bản vẽ.

Anh Hát kể vốn có đam mê về máy móc từ nhỏ, sau đó có thời gian làm thuê ở một xưởng cơ khí tại TP Hải Dương. Đây là dịp để anh mày mò sáng tạo. Thế nhưng niềm đam mê này đứt quãng khá dài. Đó là thời gian mà người đàn ông này gọi vui là “thất bại tuổi 35”.

Khi đó anh ôm hoài bão phát triển trang trại “rau hữu cơ”, “rau an toàn” đầu tiên ở Hải Dương. Kết quả sau 4 năm, trang trại phá sản, ông chủ trẻ ôm khoản nợ hơn 3 tỷ đồng.

Nhớ lại lúc trồng rau sạch có chuyên gia Israel sang tham quan, đây là quốc gia có nền nông nghiệp tiên tiến, nên anh Hát quyết vay tiếp 200 triệu nữa sang quốc gia này xuất khẩu lao động: “Tôi muốn sang đấy tận mắt xem người ta làm trang trại rau sạch như thế nào? Xem tôi sai ở đâu mà mất mấy tỷ đồng”, anh nhớ lại.

Anh Hát từng vinh dự nhận Huân chương Lao động hạng Ba và nhiều giải thưởng sáng tạo.
Anh Hát từng vinh dự nhận Huân chương Lao động hạng Ba và nhiều giải thưởng sáng tạo.

Cuối năm 2010 đặt chân xuống xứ người làm thuê, không lâu sau anh đã tìm ra câu trả lời cho thất bại của mình: Ở thời điểm đó nhận thức về “rau hữu cơ” “rau an toàn” ở Việt Nam còn hạn chế. Người dân chỉ muốn mua được rau giá rẻ, muốn ăn no chứ chưa chú trọng đến thực phẩm sạch. Đầu ra không ổn định chính là căn nguyên đẩy anh vào nợ nần trong quá khứ.

Nhưng có lẽ thành công nhất trong chuyến xuất ngoại này của anh Hát chính là cơ hội để sự sáng tạo trỗi dậy. Quá trình làm việc, anh đã cải tiến máy bón phân cho chủ trang trại có thể thay thế 10 nhân công. Sau khi cải tiến máy thành công, anh Hát được ông chủ thưởng 200 triệu đồng cùng máy tính, điện thoại.

Cũng từ đó anh không còn phải ra đồng làm như một nông dân, không còn bị gò ép thời gian lao động như trước. Sau máy bón phân, anh Hát còn chế tạo thêm cho trang trại này những máy cắt rau, dọn cỏ và máy lên luống giúp tiết kiệm hàng trăm nhân công mỗi ngày.

Sau một năm làm thuê, anh quyết định trở về nước làm lại từ đầu. Anh tự vay vốn mở xưởng cơ khí chuyên chế tạo máy nông nghiệp. Sau thời gian nỗ lực, đến cuối năm 2016 người nông dân từng thất bại đã thoát khỏi khoản nợ tiền tỷ, mua thêm được thửa đất tiền tỷ, mở rộng nhà xưởng. Anh cho biết vài năm gần đây năm này đơn hàng luôn nhiều hơn năm trước. Máy móc được bán đi cũng ít gặp trục trặc.

Nói về động lực sáng tạo, anh Hát chỉ mỉm cười “có lao động mới có sáng tạo”. Với anh Hát, những ý kiến, thắc mắc của người nông dân luôn được anh ghi chép cẩn thận, từ đó anh lần mò khắc phục các nhược điểm máy móc. “Suy nghĩ một đằng nhưng khi chế tạo thực tế lại khác, nên phải không ngừng hoàn thiện máy móc. Bởi vậy những người nông dân chính là cánh tay nối dài sự sáng tạo của tôi”, anh nói.

Với những thành tích trong cải tiến, sáng chế máy móc, anh Phạm Văn Hát từng được nhận Huân chương Lao động hạng Ba năm 2015; Bằng khen của Trung ương Hội Nông dân năm 2014; Bằng khen của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2016.

Năm 2018 anh Hát nhận giải thưởng Sao Thần nông tôn vinh nông dân giỏi; giải thưởng nông dân sáng tạo toàn quốc, được tặng bảng vàng Nhân tài Đất Việt.

Đọc thêm

Tân Phó Tổng Giám đốc VEC là ai?

Chủ tịch và Tổng Giám đốc VEC chúc mừng tân Phó Tổng Giám đốc Đặng Hoài Nam.
(PLVN) - Tổng công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa công bố quyết định bổ nhiệm ông Đặng Hoài Nam giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc tổng công ty này.

PJICO tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông năm 2024, thông qua kế hoạch phát triển mới

PJICO tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông năm 2024, thông qua kế hoạch phát triển mới
(PLVN) - Ngày 10/4, Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (PJICO, mã PGI) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024. Đại hội đã thông qua phương án nhân sự, kế hoạch kinh doanh năm 2024 và định hướng phát triển kinh doanh giai đoạn 5 năm tới. Ông Phạm Thanh Hải tiếp tục được bầu giữ vị trí Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2024 - 2029.

Máy chạy xuyên đêm trên công trường đường dây 500kV mạch 3

Thi công "3 ca, 4 kíp", cả ngày lẫn đêm là khẩu hiệu trên đại công trường đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối.
(PLVN) - Giữa màn đêm, đèn phá của máy công trình đủ sáng để những người thợ đủ nhìn mà điều chỉnh các đầu đục phá đá, mở đường tới nơi dựng cột. Ở một số vị trí khác, xe máy vẫn liên tục bơm bê tông vào hố móng dù đêm đã về khuya…

Tự động hóa quy trình kinh doanh: Không còn thời gian để đắn đo!

Theo đại diện FaceNet, tự động hóa không chỉ giúp các DN hoạt động hiệu quả hơn mà còn cải thiện đáng kể trải nghiệm của người dùng cuối. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Theo GlobeNewsWire, thị trường tự động hóa quy trình kinh doanh (BPA) toàn cầu được dự báo sẽ mở rộng với tốc độ tăng trưởng kép là 11,4%. Năm 2023, thị trường BPA được ước tính trị giá khoảng 14,2 tỷ USD, dự kiến tăng 30,2 tỷ USD vào cuối năm 2030. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp (DN) Việt Nam vẫn đang loay hoay với câu hỏi nên hay không nên…

Lên núi làm đường dây 500kV: Quyết tâm ắt ‘cao’ hơn núi

Đỉnh cao nhất trong dãy núi Hoàng Sơn hơn 1.000 mét. Có nhiều vị trí móng của đường dây 500kV mạch 3 phải xây dựng trên dãy núi này. (Ảnh: lãnh đạo EVN kiểm tra cung đoạn Quảng Trạch - Quỳnh Lưu).
(PLVN) - “Va vào đá” là cụm từ diễn tả độ khó của địa hình, địa vật tại nhiều vị trí, gói thầu của Dự án đường dây 500kV mạch 3, đòi hỏi nhà thầu thi công ngoài việc hô “quyết tâm” còn phải đầu tư nguồn lực đủ mạnh mới chinh phục được đá núi để dựng cột, kéo dây...

Gần 400 căn hộ xanh - thông minh Sunshine Green Iconic sắp xuất hiện tại khu Đông Hà Nội

Gần 400 căn hộ xanh - thông minh Sunshine Green Iconic sắp xuất hiện tại khu Đông Hà Nội
(PLVN) -  Sunshine Green Iconic - một trong những dự án trọng điểm “Nhà Sunshine” hiện đang giữ tốc độ triển khai thần tốc dưới sự giám sát chặt chẽ của tổng thầu SCG Group, nhanh chóng bước sang giai đoạn thi công hoàn thiện: Hệ thống điện, nước, PCCC… cả 4 tòa và sớm mang đến bộ sưu tập 400 căn hộ “Vertical Garden 4.0” đầu tiên tại khu Đông Hà Nội.

PVFCCo: 21 năm vững bước, không ngừng bổ sung động lực mới cho phát triển bền vững

PVFCCo: 21 năm vững bước, không ngừng bổ sung động lực mới cho phát triển bền vững
(PLVN) - 21 năm trước (28/3/2003), Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) - tiền thân là Công ty Phân đạm và Hóa chất Dầu khí được thành lập với nhiệm vụ tiếp nhận Nhà máy Đạm Phú Mỹ - nhà máy đầu tiên tại Việt Nam sản xuất phân đạm từ nguồn khí tự nhiên với công suất tương đương gần 50% nhu cầu phân đạm trong nước khi đó.

Viettel đứng thứ hai thế giới về sức mạnh thương hiệu trong lĩnh vực viễn thông

Viettel đứng thứ hai thế giới về sức mạnh thương hiệu trong lĩnh vực viễn thông
(PLVN) - Brand Finance - tổ chức hàng đầu thế giới của Anh vừa công bố Bảng xếp hạng giá trị thương hiệu toàn cầu. Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) trở thành thương hiệu viễn thông mạnh thứ hai thế giới, vượt qua nhiều nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn như Swisscom (Thụy Sĩ), Jio (Ấn Độ), STC (Ả Rập Xê Út)…