Anh nông dân chân đất Lâm Đồng liên tục được Thủ tướng khen

Anh Chương bên chiếc máy gieo hạt '6 trong 1' công suất tương đương 16 nhân công do anh sáng chế.
Anh Chương bên chiếc máy gieo hạt '6 trong 1' công suất tương đương 16 nhân công do anh sáng chế.
(PLO) - Trong vòng 14 năm trở lại đây, anh Nguyễn Hồng Chương (SN 1975), trú tại xã Lạc Lâm, huyện Đơn Dương (Lâm Đồng), đạt kỷ lục sáng tạo thành công 15 loại máy nông cơ độc lạ, phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp, nâng cao chất lượng sản phẩm, bớt chi phí nhân công lao động. Nhiều năm liền anh vinh dự nhận được Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bộ NN&PTNT và Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng. 

Nhà sáng chế “ bất đắc dĩ”

Những năm gần đây, cái tên Nguyễn Hồng Chương không còn xa lạ với người nông dân Lâm Đồng và bạn bè Quốc tế, anh đã trở thành một trong những gương mặt trẻ của tỉnh nghiên cứu, sản xuất ra nhiều loại máy móc nông nghiệp, mặc dù không được đào tạo qua bất kỳ một trường lớp nào. Các loại sản phẩm máy móc do anh Chương chế tạo rất đơn giản, giá thành rẻ hơn nhiều so với các loại máy tương tự nhập từ nước ngoài về.

Anh Nguyễn Hồng Chương sinh ra và lớn lên trong gia đình thuần nông, chuyên làm rau màu ở huyện Đơn Dương, anh cũng là con út trong 10 anh em. Đến tuổi trưởng thành, năm 2003 anh Chương lấy vợ, cuối năm sinh con đầu lòng, lúc đó nghèo khó, tiền bạc thiếu thốn phải chạy ngược chạy xuôi mới có tiền để trả tiền viện phí cho vợ con. Anh Chương cho nhớ lại “ Khi đưa vợ tới bệnh viện, tôi vừa mừng vừa lo, phải nhờ  một người trông coi giúp, tôi quay về nhà kiếm việc làm lấy tiền nuôi vợ đẻ. Rất may mắn, vừa về tới nhà đã có chủ vườn rau tới thuê bơm thuốc sâu, mừng quá tôi nhận lời và đeo bình đi làm ngay”

Nghĩ trong đầu mình sắp được làm bố, anh Chương làm việc rất hăng say, càng về trưa, trời càng nắng gắt, nhìn vườn rau càng rộng thêm, diện tích phun thuốc thì chẳng được bao nhiêu khiến tay anh mệt mỏi, nhưng nghĩ đến vợ con lại tiếp thêm động lực để anh cố gắng. “ Tôi nghĩ nếu cứ làm như thế này thì bao giờ mới xong để có tiền lo cho vợ sắp sinh, sao mình không tìm cách gì để làm nhanh hơn, để cải tiến cái vòi phun vừa lợi công lao động, vừa không ảnh hưởng tới sức khỏe? Ngay trưa hôm đó, tôi nảy sinh ra ý tưởng cải tiến cái vòi phun thuốc. Sau hai đêm thức trắng, vắt óc suy nghĩ, tính toán …. Ngày thứ 3 chiếc vòi phun thuốc trừ sâu đứa con tinh thần của tôi được ra đời”, anh Chương vui vẻ kể thành tích đầu tiên.

Những sáng chế độc đáo, mới lạ đã giúp anh kiếm thêm thu nhập cho gia đình, ổn định cuộc sống “thấy bình xịt của tôi hiệu nghiệm hàng xóm hiếu kỳ, sang mượn về xịt thử, thấy hiệu quả, tiết kiệm được nhiều nhân công, họ năn nỉ đòi mua luôn, thế là tôi lại làm cái khác”. Tiếng lành đồn xa, chiếc bình xịt thuốc mang thương hiệu “ Made in Hồng Chương” lần lượt được ra đời và được nông dân cả nước đón nhận nhiệt tình, anh còn được mọi người đặt cho biệt danh hóm hỉnh “ nhà sáng chế bất đắc dĩ”. anh Chương kể tiếp

Nối tiếp thành công

Sau khi nghiên cứu và chế tạo thành công máy đóng đất vô chậu, máy đóng đất vô bịch nilon, máy đóng đất vào vỉ xốp, máy xay đất mùn, máy gieo hạt chân không, đến năm 2007, anh Chương tích luỹ số tiền hơn 7 triệu đồng mua sắt, thép về nhà nghiên cứu và chế tạo thành công máy gieo hạt chân không. Chiếc máy này rất hữu ích cho các nhà nông khi làm vườn ươm công nghệ cao, thích hợp cho rất nhiều loại hạt giống nhỏ mà khi gieo thủ công bằng tay tốn rất nhiều thời gian, công sức và không đảm bảo kỹ thuật. 

Năm 2008, anh Chương được Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam cấp giấy chứng nhận “Điển hình sáng tạo trẻ Việt Nam”. Trung ương Đoàn TNCS HCM tặng bằng chứng nhận đạt giải thưởng Lương Định Của và trở thành người nổi tiếng trong nước và Quốc tế, qua mạng truyền thông toàn cầu, đại diện một công ty phân phối các loại máy móc nông nghiệp tại Malaysia trực tiếp sang tham quan và ký kết hợp đồng mua bán. Năm 2010, Nguyễn Hồng Chương đã chính thức bán được 2 chiếc máy gieo hạt đầu tiên với giá là 7.600 USD.

Sau khi mua 2 chiếc máy gieo hạt về dùng thử, các chuyên gia Malaysia đánh giá chất lượng tốt, giá cả hợp lý. Họ lại chuyển tiền sang đặt mua 10 chiếc nữa gồm 5 chiếc máy gieo hạt và 5 chiếc máy đóng đất vô vỉ xốp. Từ năm 2010 đến nay, sản phẩm máy nông nghiệp của anh nông dân Hồng Chương đã có mặt ở một số nước trên thế giới, chủ yếu các nước Đông Nam Á. 

Có sẵn số tiền trong tay và kinh nghiệm, anh Chương mở xưởng cơ khí, nghiên cứu sáng chế, sản xuất các loại máy móc nông nghiệp cung cấp cho thị trường trong và nước ngoài, hàng năm Hồng Chương thu về hàng tỷ đồng, tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 10 lao động với mức lương từ 4 - 6 triệu đồng/người/tháng. Những cố gắng nỗ lực của anh đã được bầu là nông dân điển hình tiên tiến cấp tỉnh. Đặc biệt, tháng 11/2013 anh đã vinh dự đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

Đến năm 2016, anh Chương tiếp tục cho ra đời máy rửa, phân loại, hong sấy khô và đánh bóng trái cà chua. Năm 2017 anh Chương chế tạo thành công “ máy gieo hạt chân không 6 trong 1 tự động”. Nhiệm vụ của chiếc máy này là làm tất cả công đoạn ươm giống cây thay con người.

Anh Chương cho biết thêm “để có được giống cây con, giai đoạn khó khăn nhất là bỏ hạt giống vào khay ươm, hiểu được nỗi vất vả của người dân nơi đây nên tôi đã cho ra đời chiếc máy gieo hạt tích hợp “6 trong 1”. Công dụng của chiếc máy này mỗi giờ gieo được từ 330-350 khay ươm cây giống, chiếc máy có sức làm việc tương đương với 16 nhân công lao động” . Chiếc máy tích hợp này được anh Chương chế tạo trong khoảng 2 tuần.

Chiếc máy gieo hạt này đã tích hợp nhiều chức năng như: đóng đất vào khay ươm, sàng lọc đất, rác; tạo lỗ trên khay ươm, gieo hạt, lấp hạt và xếp khay ươm tự động. Những sáng chế của anh Chương đã góp phần không nhỏ cho sự phát triển khoa học kỹ thuật nước nhà, tạo thêm bước tiến vượt bậc trong nông nghiệp Đơn Dương nói riêng và Việt Nam nói chung. 

Đọc thêm

Khởi nghiệp - hãy tự tin, dám làm, đừng sợ!

Nguyễn Thị Thu Hoa, CEO Trường Foods bên sản phẩm cao cấp Con Cui làm từ thịt lợn mán. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Họ đều khởi nghiệp khi còn rất trẻ từ tay trắng. Đến nay, tổng doanh thu của họ đã tới 40-50 tỷ đồng. Họ đã được đề cử là 1 trong 20 Gương mặt trẻ Việt Nam năm 2022 ở lĩnh vực Kinh doanh - khởi nghiệp.

'Trả lại tên cho em' nếu tái cơ cấu một doanh nghiệp ngành Điện

Nếu được EVN chấp thuận, một số chức năng vốn thuộc PTC1 sẽ trở về lại PTC1 trong nay mai.
(PLVN) - 6 năm trước, khi thành lập Công ty Dịch vụ kỹ thuật truyền tải điện (NPTS), EVN đã nhất trí chủ trương “bốc” toàn bộ nhân lực, chức năng và thiết bị của các đơn vị thí nghiệm điện, vận tải, cơ điện vốn trực thuộc các công ty truyền tải điện (PTC) chuyển về lập nên NPTS.

Nâng tầm Cảng Đà Nẵng trong hệ sinh thái của VIMC

Cảng Đà Nẵng đón tàu container của hãng Sinolines cập cảng, làm hàng.
(PLVN) - Theo đại diện Cảng Đà Nẵng, mục tiêu trong năm 2024 của doanh nghiệp này là đạt kết quả sản xuất kinh doanh tăng từ 4-6% so với năm 2023, qua đó góp phần gia tăng sức mạnh và uy tín Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC), với vai trò là một doanh nghiệp trong hệ sinh thái.

Đêm muộn, 'sếp' EVNNPT vẫn tới công trường 'thúc' nhà thầu chậm tiến độ

Tổng Giám đốc Phạm Lê Phú (áo xanh) kiểm tra công trường đường dây 500kV đoạn qua Hưng Yên
(PLVN) -  Tối 13/3/2024, Tổng Giám đốc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) - Phạm Lê Phú và đoàn công tác đã đi kiểm tra tiến độ thi công ban đêm các vị trí móng cọc Dự án đường dây 500kV mạch 3 cung đoạn Nhà máy Nhiệt điện Nam Định I - Phố Nối của Công ty CP Tập đoàn Đầu tư thương mại, công nghiệp Việt Á (nhà thầu Việt Á) đoạn qua tỉnh Hưng Yên.

Bamboo Capital (BCG) ước đạt 1.000 tỷ đồng doanh thu trong quý I/2024

Bamboo Capital (BCG) ước đạt 1.000 tỷ đồng doanh thu trong quý I/2024
(PLVN) - Một trong những lĩnh vực mà BCG sẽ tập trung triển khai đầu tư phát triển là mảng điện rác. Đại diện BCG cho rằng khắp các tỉnh thành đều có nhu cầu xử lý đốt rác, rác công nghiệp phế thải vì các bãi rác đã quá đầy. Khi bước vào lĩnh vực này, BCG kỳ vọng IRR (suất sinh lời đầu tư) ở mức hợp lý.