Doanh nghiệp gỗ lưỡng lự trước Hiệp định VPA/FLEGT

EU được đánh giá là một thị trường lớn chiếm tới 30% tổng giá trị xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam
EU được đánh giá là một thị trường lớn chiếm tới 30% tổng giá trị xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam
(PLO) - Theo lộ trình, Hiệp định Đối tác tự nguyện thuộc Chương trình Thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT) giữa Việt Nam và EU sẽ được ký kết vào cuối năm nay. 
Tuy nhiên, theo khảo sát  của Trung tâm Giáo dục và Phát triển (CED), chưa đầy 60% số doanh nghiệp (DN) được khảo sát cho biết họ có nghe về VPA/FLEGT, nhưng 3/4 số DN chưa biết tới các nội dung chủ yếu của Hiệp định này, điều đáng nói là 73% các DN trong số đó lại đang xuất khẩu các sản phẩm sang EU và chiếm khoảng 51% kim ngạch xuất khẩu toàn ngành… 
Doanh nghiệp vẫn lơ mơ
“Tôi chưa biết rõ Hiệp định được ký có lợi gì hơn không, chỉ biết chắc nếu Hiệp định được ký, sản phẩm xuất khẩu sang EU phải có giấy chứng nhận hợp pháp”- ông Huỳnh Trinh, Giám đốc Cty CP  XNK Lâm sản Đà Nẵng cho biết.  Là DN nhà nước được cổ phần hóa, ông Trinh cho rằng “cũng có một phần lợi thế thông tin hơn”, nhưng ông thú thực mọi thông tin về Hiệp định đến với ông cũng chỉ “sơ sơ”. 
Với năng suất xuất khẩu từ 8-12 conteiner hàng mỗi tháng, Giám đốc DN này tỏ ra băn khoăn không biết việc cấp giấy chứng nhận sẽ như thế nào, cấp cho DN luôn hay cấp cho từng lô hàng, DN phải chuẩn bị những gì… 
Ông Nguyễn Tích Hoàn, Tổng Giám đốc Cty Hoàng Phát (Bình Định) cho biết, mỗi năm Công ty nhập khẩu khoảng 15 ngàn m3 gỗ để sản xuất các mặt hàng xuất sang EU với doanh thu năm 2014 khoảng 12 triệu USD. Hiện DN này vẫn phải giải trình nguồn gốc gỗ theo Quy chế gỗ của EU và chưa thấy vướng mắc gì. 
Tuy nhiên, khi đề cập về VPA/FLEGT, ông Hoàn thẳng thắn, mặc dù đã được thông tin qua các buổi hội thảo, tập huấn của Hiệp hội Gỗ và được phỏng vấn trong đợt khảo sát đầu năm ngoái, nhưng đến nay ông vẫn còn lơ mơ về nội dung và tiến trình đàm phán Hiệp định...
Ông Đặng Công Quang, Phó Tổng Giám đốc Cty CP Lâm đặc sản Quảng Nam cũng chia sẻ: “Tôi rất ít thời gian tìm hiểu thông tin về Hiệp định, vì Hiệp định chưa ký kết nên chưa quan tâm nhiều. Hiện tôi cũng không biết các vòng đàm phán đang đi tới đâu?”. 
Còn Giám đốc Cty CP Cẩm Hà (Quảng Nam) Dương Phú Minh Hoàng đề nghị DN phải được biết những nội dung cụ thể sẽ đàm phán. Bởi theo ông, nếu không có sự tham vấn đầy đủ của DN e là sẽ không sát thực tế, như thế sẽ làm khó DN sau này…
“Đành rằng Hiệp định được ký sẽ thuận lợi hơn nhiều cho ngành gỗ xuất khẩu nói chung nhưng với từng DN thì băn khoăn. Theo Hiệp định, sẽ có một hệ thống cấp phép, hệ thống hoạt động tốt DN được lợi nhưng liệu có tốt không, DN có phải “xin” không?”- ông Nguyễn Đức Duy, Phó Giám đốc Cty CP Kỹ nghệ gỗ Tiến Đạt (Bình Định) tỏ ra nghi ngờ. Ông Duy cho biết, hiện nay các DN xuất khẩu đồ gỗ như Tiến Đạt đã phải có 5 chứng chỉ, giờ lại thêm 1 chứng chỉ nữa là thêm thủ tục nữa – liệu có rối không? 
Tại Hội thảo “Kết nối và chia sẻ thông tin giữa các DN ngành gỗ về FLEGT-VPA” do CED phối hợp với Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức mới đây tại Bình Định, nhiều ý kiến của DN, hiệp hội DN cũng tỏ ra băn khoăn về việc ký Hiệp định VPA/FLEGT. Theo bà Tô Kim Liên, Giám đốc CED, chính những DN này  cách đây 1 năm đã ủng hộ việc ký kết Hiệp định. 
“DN hiện nay lo lắng nhất về thủ tục và quy trình cấp phép có thể gây thiệt hại cho DN và ai sẽ chịu trách nhiệm về những thiệt hại gây ra cho DN? Điều thực sự làm các DN lo ngại là chắc chắn quá trình này sẽ mất thời gian và tốn kém hơn. DN cũng băn khoăn “lấy gì để đảm bảo hệ thống xác minh và cấp phép hoạt động minh bạch và hiệu quả, không gây phiền hà cho người dân và DN?”- bà Liên chia sẻ.
Doanh nghiệp cần làm quen với các chuẩn mực quốc tế
Tại Hội thảo “Kết nối và chia sẻ thông tin giữa các DN ngành gỗ về FLEGT-VPA” tổ chức tại Bình Định, đại diện Hiệp hội Gỗ Bình Dương cũng thẳng thắn đặt vấn đề: Có nên tiếp tục đàm phán không, vì Việt Nam và 6 nước khác cũng đàm phán quá lâu? 
Trước ý kiến “bàn lùi”, đại diện Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM (HAWA), ông Đào Tiến Dũng - Chánh Văn phòng thẳng thắn chia sẻ: “Vấn đề không phải là có ký VPA hay không mà những lợi ích nó mang lại từ khi Việt Nam tham gia đàm phán rất rõ ràng. Thời gian vừa qua, Việt Nam đã hoàn thiện hệ thống pháp luật của mình tốt lên rất nhiều, việc này giúp ích rất nhiều cho DN, giúp DN tuân thủ pháp luật tốt hơn, mở rộng tên tuổi trên thị trường thế giới...”.
Bà Nguyễn Tường Vân - Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo VPA/FLEGT, Tổng cục Lâm nghiệp khẳng định: “Việc có thêm một loại giấy phép thì phát sinh thêm các loại giấy tờ, thủ tục là không thể tránh khỏi, tuy nhiên, khi đã có giấy phép FLEGT, các sản phẩm gỗ của DN có thể đưa vào EU mà không phải giải trình nguồn gốc gỗ như hiện nay các DN đang phải làm…”. 
Bà Vân cũng chia sẻ, thực tế là một số vấn đề kỹ thuật về cấp phép FLEGT chưa có hướng giải quyết, việc 6 quốc gia đã ký kết Hiệp định VPA  nhưng chưa cấp được phép FLEGT và cũng có người nghi ngờ về hiệu lực của hiệp định và đặt câu hỏi  phải chăng VPA có gì không ổn? 
“Dù Việt Nam có đàm phán VPA hay không thì các DN  vẫn phải đáp ứng quy định của thị trường quốc tế về gỗ hợp pháp. Trong bối cảnh hội nhập, các DN cần làm quen và tuân thủ các quy định, chuẩn mực quốc tế…”- bà Vân lưu ý.  Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo VPA/FLEGT cũng khẳng định, Việt Nam sẽ tiếp tục đàm phán VPA theo hướng đáp ứng các quy định của EU và phù hợp với hoàn cảnh của Việt Nam. 
“Các DN cần chủ động tìm hiểu về VPA/FLEGT. Khi đã có giấy phép VPA/FLEGT, sản phẩm gỗ của DN xuất khẩu vào EU sẽ tránh được các rủi ro pháp lý so với hiện nay. Khi VPA được ký, sẽ gia tăng niềm tin và cơ hội mở rộng thị trường hơn nữa tại Hoa Kỳ, Austrailia và Nhật Bản… Đây là những quốc gia đề cao tính hợp pháp với sản phẩm gỗ…”- bà Tô Kim Liên, Giám đốc CED quả quyết.
Doanh nghiệp không cần phải quá lo lắng về việc xin giấy phép
Tại hội thảo, ông Trần Văn Triển – Phó trưởng phòng Điều tra, xử lý vi phạm về lâm nghiệp, Cục Kiểm lâm lưu ý, định nghĩa gỗ hợp pháp là do Chính phủ Việt Nam đưa ra dựa trên pháp luật Việt Nam chứ không phải do EU áp đặt. Hiện nay, để xuất khẩu được gỗ sang thị trường EU, DN đang phải làm trách nhiệm giải trình, nghĩa là DN cũng phải có giấy tờ chứng minh gỗ hợp pháp. 
Như vậy, DN chỉ cần tuân thủ tốt các quy định về sử dụng đất, khai thác/nhập khẩu, hải quan, vận chuyển, buôn bán gỗ, đăng ký kinh doanh, thuế… thì đã đảm bảo 4/7 nguyên tắc về gỗ hợp pháp theo pháp luật Việt Nam, còn lại chỉ là các vấn đề về kinh doanh, môi trường và xã hội. Vì thế mà việc thích ứng với VPA-FLEGT sẽ không gặp nhiều khó khăn như các DN tưởng tượng.
Ông Triển cũng cho biết thêm, với việc cấp phép FLEGT, nếu DN muốn đảm bảo thời gian đơn hàng thì chủ động nộp hồ sơ sớm. Sau khi cơ quan kiểm lâm duyệt, hồ sơ sẽ tự động được chuyển sang đơn vị cấp phép là Cơ quan quản lý Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã có nguy cấp Việt Nam (CITES) để cấp phép. Một cổng thông tin điện tử cũng sẽ được xây dựng để DN có thể xin cấp phép online để tránh việc chồng chéo thủ tục và quan liêu, giảm chi phí và thời gian đi lại cho DN.
Cũng tại hội thảo, đại diện Tổng cục Lâm nghiệp cho biết, sau khi Hiệp định ký kết, sẽ phải mất một thời gian để xây dựng hệ thống cấp phép, DN vẫn sẽ làm trách nhiệm giải trình bình thường theo EUTR, như vậy các DN sẽ có thời gian chuẩn bị nên không cần phải quá lo lắng về việc xin giấy phép…

Đọc thêm

Khởi nghiệp - hãy tự tin, dám làm, đừng sợ!

Nguyễn Thị Thu Hoa, CEO Trường Foods bên sản phẩm cao cấp Con Cui làm từ thịt lợn mán. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Họ đều khởi nghiệp khi còn rất trẻ từ tay trắng. Đến nay, tổng doanh thu của họ đã tới 40-50 tỷ đồng. Họ đã được đề cử là 1 trong 20 Gương mặt trẻ Việt Nam năm 2022 ở lĩnh vực Kinh doanh - khởi nghiệp.

'Trả lại tên cho em' nếu tái cơ cấu một doanh nghiệp ngành Điện

Nếu được EVN chấp thuận, một số chức năng vốn thuộc PTC1 sẽ trở về lại PTC1 trong nay mai.
(PLVN) - 6 năm trước, khi thành lập Công ty Dịch vụ kỹ thuật truyền tải điện (NPTS), EVN đã nhất trí chủ trương “bốc” toàn bộ nhân lực, chức năng và thiết bị của các đơn vị thí nghiệm điện, vận tải, cơ điện vốn trực thuộc các công ty truyền tải điện (PTC) chuyển về lập nên NPTS.

Nâng tầm Cảng Đà Nẵng trong hệ sinh thái của VIMC

Cảng Đà Nẵng đón tàu container của hãng Sinolines cập cảng, làm hàng.
(PLVN) - Theo đại diện Cảng Đà Nẵng, mục tiêu trong năm 2024 của doanh nghiệp này là đạt kết quả sản xuất kinh doanh tăng từ 4-6% so với năm 2023, qua đó góp phần gia tăng sức mạnh và uy tín Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC), với vai trò là một doanh nghiệp trong hệ sinh thái.

Đêm muộn, 'sếp' EVNNPT vẫn tới công trường 'thúc' nhà thầu chậm tiến độ

Tổng Giám đốc Phạm Lê Phú (áo xanh) kiểm tra công trường đường dây 500kV đoạn qua Hưng Yên
(PLVN) -  Tối 13/3/2024, Tổng Giám đốc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) - Phạm Lê Phú và đoàn công tác đã đi kiểm tra tiến độ thi công ban đêm các vị trí móng cọc Dự án đường dây 500kV mạch 3 cung đoạn Nhà máy Nhiệt điện Nam Định I - Phố Nối của Công ty CP Tập đoàn Đầu tư thương mại, công nghiệp Việt Á (nhà thầu Việt Á) đoạn qua tỉnh Hưng Yên.

Bamboo Capital (BCG) ước đạt 1.000 tỷ đồng doanh thu trong quý I/2024

Bamboo Capital (BCG) ước đạt 1.000 tỷ đồng doanh thu trong quý I/2024
(PLVN) - Một trong những lĩnh vực mà BCG sẽ tập trung triển khai đầu tư phát triển là mảng điện rác. Đại diện BCG cho rằng khắp các tỉnh thành đều có nhu cầu xử lý đốt rác, rác công nghiệp phế thải vì các bãi rác đã quá đầy. Khi bước vào lĩnh vực này, BCG kỳ vọng IRR (suất sinh lời đầu tư) ở mức hợp lý.