“Để quên con tim” tại Hoài Khao

“Để quên con tim” tại Hoài Khao
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hoài Khao là xóm của đồng bào Dao Tiền nằm e ấp sau những núi non trùng điệp hoang sơ. Những mái nhà nâu trầm lợp ngói âm dương đậm bản sắc Dao Tiền đong đầy nét hoài cổ, thơ mộng ẩn hiện sau những lũy tre xanh mát.

Làn điệu Páo dung cùng những cô sơn nữ miệng cười tỏa nắng duyên dáng trong bộ trang phục in hoa văn sáp ong cùng chén rượu gạo thơm nồng khiến du khách “để quên con tim” lúc nào chẳng hay.

Mái nhà âm dương hòa quyện với đám mây bồng bềnh

Khói lam chiều tỏa lên những mái nhà âm dương hòa quyện với đám mây bồng bềnh khiến cho cảnh ở thôn Hoài Khao càng trở nên thơ mông. Thung lũng Hoài Khao nằm ở độ cao gần 1.000m so với mực nước biển thuộc xã Quang Thành, cách trị trấn Nguyên Bình, huyện Nguyên Bình khoảng 20km và cách TP Cao Bằng khoảng 60km.

Ngay từ đầu xóm, đôi tượng trâu trắng mẹ con được đặt là biểu tượng may mắn, sinh sôi, nảy lộc của người dân Hoài Khao và để đón chào du khách từ nơi xa tới. Trưởng thôn Hoài Khao - ông Lý Hữu Tăng trong trang phục truyền thống của người Dao Tiền niềm nở cho hay, xóm trước đây tên là Vài Khao – làng Trâu Trắng. Xóm cổ Hoài Khao, nơi sinh sống của 34 hộ với gần 200 khẩu, tất cả là người Dao Tiền. Vùng đất này còn được thiên nhiên ban tặng vẻ đẹp hiếm có, một quần thể núi, đồi, thung lũng, suối và những đồng lúa mênh mông.

Hoài Khao không chỉ có yên bình, mà còn giữ gìn giá trị văn hóa, điển hình như kiến trúc nhà cổ bằng gỗ, 3 - 5 gian, lợp bằng ngói âm dương. Ngoài nếp nhà chính để sinh hoạt, mỗi gia đình có một kho chứa thóc làm bằng gỗ nằm tách biệt với nhà chính. Những kho chứa thóc cũng là nét riêng độc đáo chỉ có ở Hoài Khao... Dân tộc Hoài Khao có hai dòng họ lớn là họ Chu và họ Lý. Phía bên hông nhà xây dựng miếu thờ làm bằng đá để thờ tổ tiên gia đình.

Người dân Hoài Khao chủ yếu sống bằng cây lúa, củ khoai, ngô sắn. Đàn ông thường lên rừng đốn củi, tìm những vị thuốc bằng lá, còn phụ nữ thường lên nương, chăm sóc con và đàn gia súc tăng gia sản xuất hay ở nhà dệt cửi, trang trí vải thổ cẩm bằng sáp ong. Họ sống mộc mạc, chân chất, hiền hòa.

Những mái ngói âm dương nao nao du khách hoài cổ. ảnh 1

Những mái ngói âm dương nao nao du khách hoài cổ.

Du khách đến thăm homestay xóm Hoài Khao. ảnh 2

Du khách đến thăm homestay xóm Hoài Khao.

Nghe làn điệu Páo dung và xem lễ cấp sắc độc đáo

Do giữ gìn được những giá trị văn hóa, nếp sống giàu bản sắc của người Dao Tiền, vào tháng 10/2020, xóm Hoài Khao được huyện Nguyên Bình chọn làm điểm du lịch cộng đồng nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho các hộ gia đình cũng như giới thiệu bản sắc văn hóa người Dao Tiền độc đáo.

Ngày 27/4/2022, UBND huyện Nguyên Bình (Cao Bằng) đã tổ chức khánh thành điểm du lịch cộng đồng người Dao ở xóm Hoài Khao, xã Quang Thành, huyện Nguyên Bình (Cao Bằng) trước niềm vui khôn tả của người dân xóm Trâu Trắng này.

Chị Lý Thị Hương - chủ một homestay phấn khởi kể: “Người dân xóm Hoài Khao mới đầu khi nghe du lịch cộng đồng thì lạ lắm. Bởi từ xưa tới nay, họ ít ra khỏi thung lũng, quanh năm chỉ biết hạt thóc, hạt ngô. Nhưng khi nghe các cán bộ xã, cán bộ huyện, tỉnh tới nói đó là sự bảo vệ, phát huy, giới thiệu văn hóa dân tộc Dao Tiền cùng những vẻ đẹp thiên nhiên, nếp nhà nơi đây và phát triển kinh tế gia đình, làng xóm, chúng tôi mừng lắm. Mừng nhiều mà lo không ít. Để làm một homestay, chúng tôi phải tu bổ lại nhà, mua gỗ đóng giường tủ, bàn ghế, chòi nghỉ chân, làm đẹp cảnh quan nhà bằng hoa lá, làm vệ sinh đạt chuẩn… tất cả hết những hơn 300 triệu đồng. Số tiền này đối với chúng tôi là một số tiền khổng lồ. Rất may, chúng tôi được huyện Nguyên Bình hỗ trợ mỗi homestay 80 triệu đồng và giúp vay vốn ưu đãi của tỉnh, của Nhà nước, chúng tôi mạnh dạn bắt tay đổi mới”.

Suốt vài tháng, những cán bộ huyện, xã không quản đường xa mỗi ngày đi đi về về, hỗ trợ người dân tập huấn tổ chức homestay cũng như cách tiếp đón du khách và giúp dân dọn dẹp, trang trí homestay, bê tông hóa 20m đường vào nhà dân, hướng dẫn bà con vệ sinh đường làng, ngõ xóm. Cả xóm rộn ràng.

Chỉ trong thời gian ngắn, xóm Hoài Khao đã xuất hiện 7 homestay, 3 nhà trưng bày đồ dùng sinh hoạt, dụng cụ lao động sản xuất, 3 bộ bàn ghế tại 3 chòi nghỉ dừng chân, đặt 9 thùng rác tại các điểm quy định... Đường vào xóm sạch sẽ, rải đầy sắc hoa.

Chị Nông Thị Thủy - Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Nguyên Bình vui vẻ cho hay: “Người dân Hoài Khao rất chăm chỉ và tiếp thu kiến thức mới rất nhanh. Từ những người làm nông đơn thuần, họ đã biết tổ chức homestay cũng như cách tiếp đón du khách. Tại xóm đã thành lập các tổ, đội phục vụ khách du lịch như: Đội văn nghệ bảo tồn văn hóa truyền thống; Đội thêu, in hoa văn sáp ong; Tổ bảo tồn văn hóa nghi lễ truyền thống; Tổ đan lát các sản phẩm lưu niệm; Tổ dược liệu; Tổ chế biến các món ăn; Tổ đón tiếp và hướng dẫn khách du lịch; Tổ vệ sinh môi trường; Tổ an ninh, Tổ quản lý tài chính... nhằm cung ứng dịch vụ, sản phẩm trải nghiệm, đáp ứng nhu cầu khách đến tham quan.

Phụ nữ Dao Tiền đang hướng dẫn du khách cách trang trí sáp ong vào thổ cẩm. ảnh 3

Phụ nữ Dao Tiền đang hướng dẫn du khách cách trang trí sáp ong vào thổ cẩm.

Đến Hoài Khao, du khách đi bộ quanh làng thả hồn vào hoàng hôn bảng lảng sau núi, thăm cây di sản, miếu thờ Bà đầy linh thiêng. Khi mỏi chân, du khách còn được tắm, ngâm chân bằng lá thuốc của người Dao. Bao mỏi mệt tan biến.

Cây Nhuội của thôn Hoài Khao là cây di sản Việt Nam ảnh 4

Cây Nhuội của thôn Hoài Khao là cây di sản Việt Nam

Lối đi vào homestay Nhất Nhất của vợ chồng Lý Hữu Nhất (sinh năm 1987) và Chu Thị Hạnh (sinh năm 1993) rải những khóm cẩm tú cầu tím nhạt xinh xắn. Ngôi nhà gỗ mái âm dương đầy ắp tiếng cười của dân bản và du khách. Du khách được ngắm những cốc, chén gốm sứ cổ và những bộ trang phục người Dao Tiền được trưng bày trên vách tường. Du khách còn được thưởng thức món ăn: cá chép ruộng, ốc ruộng, rau rừng bổ máu, gà đồi, thịt lợn đen, xôi nếp cẩm được tẩm ướp, xào nấu hương vị đậm dân tộc Dao Tiền cùng những chén rượu gạo thơm nồng.

Buổi tối, làn điệu Páo dung cùng những cô sơn nữ miệng cười tỏa nắng duyên dáng trong bộ trang phục in hoa văn sáp ong đưa du khách tới Nhà văn hóa Hoài Khao để khám phá trích đoạn trình diễn Lễ cấp sắc độc đáo của người Dao Tiền. Lễ cấp sắc dành cho người con trai từ tuổi vị thành niên trở lên và coi đây là sự trưởng thành đủ điều kiện kết hôn. Cấp sắc của người Dao Tiền có nhiều cấp bậc: bậc đầu tiên là 3 đèn, bậc thứ hai được cấp 7 đèn, tham gia buổi lễ có rất nhiều thầy cúng, thầy cả và thầy hai giữ vai trò chính, thầy cả gọi là “Chềnh mềnh say”, thầy hai gọi là “Chì chiều say”, người được cấp sắc gọi là “con hương”. Người Dao Tiền còn có lòng tin sâu sắc rằng khi được cấp sắc làm ăn mới may mắn, phát đạt, sinh hoạt mọi mặt thuận lợi, dòng họ mới thịnh vượng.

Đêm muộn, sương lạnh người dân bản và du khách cùng nhau chuyện trò và cùng nếm miếng khoai, bắp ngon thơm nồng nướng trong bếp củi đượm than hồng.

Du khách ngóng đợi sáng sớm hôm sau để được “săn mây” ngay chính những homestay của xóm. Những đám mây óng mướt bồng bềnh nhẹ gót phiêu du trên từng mái nhà âm dương, len lỏi qua từng kẽ lá rồi lại lướt vào những sườn núi mờ ảo. Cảnh sắc ấy khiến du khách ngỡ như lạc vào cõi tiên.

Những cụ bà, cô thôn nữ ngồi sân tỉ mẩn in hoa văn sáp ong lên thổ cẩm như những họa sĩ vẽ tranh. Tại homestay Khánh Hưng, vừa in sáp ong, chị Bàn Thị Liên ân cần giới thiệu nghề truyền thống hàng trăm năm của dân tộc mình. Điểm khác biệt nữa tạo nên sức hút của du lịch cộng đồng xóm Hoài Khao chính là những tổ ong khoái ở 2 hang động quanh xóm. Người dân xóm Hoài Khao có tục cấm phá tổ ong lấy mật nên một hang động có hàng trăm đàn ong bay về làm tổ. Những tổ ong khoái to như tấm chiếu với hàng triệu con ong bám vào, tạo nên một cảnh tượng kỳ vỹ hiếm thấy. Mùa Xuân ong khoái về làm tổ, lập Thu lại bay đi. Khi bay đi, những con ong khoái để lại vỏ sáp là nguyên liệu để những người phụ nữ nơi đây đun nấu thành sáp ong sử dụng in trên vải, tạo nên những hoa văn độc đáo lên thổ cẩm truyền thống.

Tên gọi Dao Tiền xuất phát từ việc ở cổ áo (phía sau gáy) có đính chín đồng tiền bạc, tượng trưng cho vía của thần Ðế Mẫu, vị thần đã có công che chở, nâng đỡ cho người Dao Tiền từ khi còn là bào thai trong bụng mẹ cho đến khi người Dao Tiền trở về với tổ tiên. Vì vậy, xóm Hoài Khao còn có nghề chạm bạc để làm trang sức cho trang phục Dao Tiền.

Ông Đào Nguyên Phong - Chủ tịch UBND huyện Nguyên Bình, người rất tâm huyết với bà con xóm Trâu Trắng tràn đầy hy vọng, xóm Hoài Khao không chỉ trở thành một điểm đến đầy tiềm năng trên bản đồ du lịch Cao Bằng mà còn là điểm đến không thể thiếu của Việt Nam và trên thế giới.

Người dân Hoài Khao bảo vệ môi trường và hệ sinh thái

Người dân Hoài Khao có cuộc sống gần gũi thiên nhiên và được thiên nhiên ban tặng nhiều món quà quý giá. Chè dây là một trong những món quà quý đó. Chè dây được hái từ rừng, phơi khô, pha nước uống rất có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là những người bị bệnh dạ dày. Hàng ngày, người dân xóm Hoài Khao ai nấy đều vệ sinh sinh đường làng ngõ xóm, giữ môi trường sạch đẹp. Ở Hoài Khao, không khí trong lành, yên tĩnh, sáng dậy, du khách được nghe tiếng chim hót rất gần gũi với thiên nhiên.

Người dân Hoài Khao vẫn giữ được những sàn gỗ dựng giữa đồng dùng làm nơi thực hiện nghi lễ cấp sắc cho những công dân mới trưởng thành.

Với lối sống gần gũi thiên nhiên, bảo vệ môi trường, người dân xóm Hoài Khao vẫn giữ được những cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi tỏa bóng mát lịm. Ngày 7/9/2020, huyện Nguyên Bình phối hợp với Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường tỉnh Cao Bằng tổ chức Lễ công nhận cây di sản Việt Nam - Cây Nhuội xóm Hoài Khao, xã Quang Thành, huyện Nguyên Bình. Cây Nhuội (tên địa phương còn gọi là Mạy Phát) mọc tự nhiên trong khu rừng đầu làng xóm Hoài Khao, thân chính có chu vi thân 3,10m, đường kính hơn 1m, cây cao khoảng 25 - 30m là cây đơn thân, mọc thẳng, tán toả đều xung quanh. Cây Nhuội là cây cổ thụ ở đầu làng được người dân nơi đây tự giác lập miếu bảo vệ có ý nghĩa thiêng liêng như một cây thần thánh.

Người dân xóm Hoài Khao có tục cấm phá tổ ong lấy mật nên vẫn giữ được một hang núi có hàng trăm đàn ong làm tổ. Những tổ ong khoái to cỡ như tấm chiếu với hàng triệu con ong bám vào tạo nên một cảnh tượng kỳ vỹ hiếm thấy.

Bà con dân tộc Dao Tiền luôn tâm niệm chỉ có bảo vệ tốt môi trường sinh thái mới có thể thu hút khách du lịch. Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sức khỏe và sinh kế vững bền.

Để làm tốt hơn nữa công tác bảo vệ môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cao Bằng sẽ tham mưu cho UBND tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cao Bằng tiếp tục tham mưu cho tỉnh xây dựng “Đề án phân loại, xử lý, tái chế chất thải tập trung và phân tán trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn năm 2021-2025, định hướng đến năm 2030”…

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Thúc đẩy bảo vệ môi trường qua du lịch sinh thái

Du lịch sinh thái giàu tiềm năng phát triển tại Việt Nam. (Ảnh minh họa - Nguồn: Internet)
(PLVN) - Du lịch sinh thái vốn được xem là mô hình giàu tiềm năng, đặc biệt tại các điểm đến có giá trị tự nhiên và đa dạng sinh học cao như các vườn quốc gia, khu bảo tồn. Tuy nhiên, để phát triển loại hình này một cách thực chất đòi hỏi sự bài bản, đồng bộ và trên hết chú trọng yếu tố bảo vệ môi trường.

Công cuộc chuyển đổi số quốc gia: Khi du lịch số 'gánh vác' vai trò tiên phong

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà phát biểu tại Diễn đàn cấp cao “Chuyển đổi số thúc đẩy phát triển du lịch” trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch quốc tế TP Hồ Chí Minh - ITE HCMC 2023. (Nguồn: TITC)
(PLVN) - Trong bối cảnh du lịch toàn cầu đang có những tín hiệu, kết quả phục hồi tích cực, hướng tới kỷ niệm Ngày Du lịch thế giới 27/9 với chủ đề “Du lịch và đầu tư xanh”, ngành Du lịch Việt Nam ngày càng khẳng định được vị thế trên trường quốc tế. Trong đó cần nhấn mạnh vai trò của đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong thúc đẩy tái thiết phục hồi du lịch bền vững.

Thừa Thiên Huế: Cần thêm cơ chế chính sách để khai thác du lịch tàu biển

Thời gian qua, nhiều tàu biển hạng sang cập cảng biển Chân Mây chở theo hàng trăm ngàn lượt khách quốc tế đến với Thừa Thiên Huế.
(PLVN) -Cảng Chân Mây là cảng biển tổng hợp, hiện đại, bảo đảm điều kiện, cơ sở vật chất kỹ thuật đón tàu du lịch, góp phần vào sự phát triển của tỉnh Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, hiện nay, cảng biển này vẫn còn một số bất cập, tồn tại cần được tháo gỡ và có những giải pháp cấp thiết để kích cầu loại hình du lịch này.

Cơ hội mới từ xu hướng du lịch tự túc

Du lịch tự túc đang được nhiều du khách ưa chuộng. (Ảnh minh họa -Nguồn: Internet)
(PLVN) - Du lịch tự túc không phải xu hướng mới mà đã được dự báo từ nhiều năm trước đây, đặc biệt “nở rộ” sau đại dịch. Thay vì nhận định xu hướng này như một thách thức, nhiều doanh nghiệp lữ hành đang tìm kiếm cơ hội mới từ các sản phẩm tour du lịch tự túc.

Đền Trần Thương, nơi hội tụ giá trị lịch sử, văn hoá, tâm linh

Đền Trần Thương, nơi hội tụ giá trị lịch sử, văn hoá, tâm linh
(PLVN) - Có một ngôi đền, dù đã trải qua nhiều thế kỉ nhưng vẫn giữ được những nét từ thuở sơ khai và đã trở thành nơi mang đậm những dấu ấn lịch sử, minh chứng cho nền văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc của Việt Nam. Đó là đền Trần Thương - ngôi đền toạ lạc tại thôn Trần Thương, xã Trần Hưng Đạo, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.

Đà Nẵng quảng bá du lịch GOLF và MICE tại Hàn Quốc

Chương trình giới thiệu du lịch Đà Nẵng diễn ra tại Seoul (Hàn Quốc).
(PLVN) -  Sở Du lịch Đà Nẵng vừa phối hợp Văn phòng đại diện Xúc tiến du lịch (Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam) tại Hàn Quốc tổ chức chương trình quảng bá điểm đến Đà Nẵng, với sản phẩm đặc sắc tập trung vào xúc tiến du lịch MICE và GOLF.

Phát triển hài hòa

Ảnh minh họa
(PLVN) - Cuối tuần qua có hai sự kiện quan trọng diễn ra với tỉnh Lào Cai. Đó là kỷ niệm 65 năm Bác Hồ thăm tỉnh Lào Cai (23/9/1958 - 23/9/2023); và kỷ niệm 120 năm Du lịch Sa Pa, tính từ ngày Đoàn thám hiểm của Sở Địa lý Đông Dương khám phá ra địa danh này và đặt tên cho cao nguyên và ghi danh vào bản đồ là “Cao trạm Sa Pa”.

Du lịch golf tăng sức hấp dẫn và vị thế của du lịch Việt Nam

Du lịch golf tăng sức hấp dẫn và vị thế của du lịch Việt Nam. (ảnh minh họa)
(PLVN) - Việt Nam đang nổi lên là quốc gia có nhiều sân golf đẹp, ấn tượng, đẳng cấp có thể tổ chức nhiều giải đấu chuyên nghiệp để các golf thủ khám phá và thử sức. Trong 5 năm liên tiếp kể từ 2017 - 2021, Tổ chức Giải thưởng Golf Thế giới đã vinh danh Việt Nam là “Điểm đến golf tốt nhất châu Á”, đặc biệt 2 năm 2019, 2021 được vinh danh là “Điểm đến golf tốt nhất thế giới”. Việc Việt Nam liên tiếp nhận được các giải thưởng danh giá trên đã khẳng định thương hiệu, sức hấp dẫn và vị thế của du lịch golf Việt Nam.

Hồ Ba Bể: Phát triển du lịch tương xứng với tiềm năng

Thuyền đưa du khách tham quan hồ Ba Bể.
(PLVN) - Sở hữu một vẻ đẹp rất đặc biệt với phong cảnh thiên nhiên tựa chốn bồng lai tiên cảnh, di tích danh thắng Quốc gia đặc biệt hồ Ba Bể luôn xứng đáng là điểm đến của du khách. Nơi đây có khí hậu mát mẻ nên rất tiện lợi cho du khách đến tham quan vào bất cứ thời điểm nào trong năm.

Có một loài cây quý như “vàng lỏng” ở Bình Liêu

Quả sở - nguyên liệu làm ra “vàng lỏng” Bình Liêu. (Ảnh: Nguyễn Hoan)
(PLVN) - Thiên nhiên đã rất ưu ái khi tặng cho Bình Liêu (Quảng Ninh) một loại cây quý. Loài cây khiến Bình Liêu như một nàng công chúa với xiêm y tinh khiết vào mùa hoa nở, đến mức địa phương này phải mở hẳn một lễ hội với tên gọi của chính loài hoa đó “Lễ hội mùa hoa sở”. Khi cánh hoa tàn, sở sẽ kết trái. Hạt sở chính là nguyên liệu sản xuất ra thứ dầu quý hiếm: dầu sở.