Đứng trước Tam Bảo đừng cầu tài lộc, bởi đó chỉ là phù du

Đứng trước Tam Bảo đừng cầu tài lộc, bởi đó chỉ là phù du
(PLVN) - Phật giáo được truyền vào miền Bắc Việt Nam từ khá sớm, khoảng thế kỷ thứ 2 trước công nguyên nên mô hình thờ cúng cũng cổ nhất. Với tinh thần tùy duyên mà bất biến, Phật giáo đã hòa nhập vào từng phong tục lãnh thổ và đã hình thành nên sự phong phú, đa dạng trong cách thờ cúng. Phương pháp thờ Phật ở miền Nam có thể đơn giản hơn nhưng biểu tượng và nghĩa lý không khác. Kiến trúc một ngôi chùa ở miền Bắc thường gồm 4 phần chính là: Tam bảo điện, Tiền đường, Nhà hành lang, Nhà Tăng. Ngoài ra còn có Nhà Tổ và Trai đường.

Ngôi chùa Việt:

Đã từ lâu trong tâm thức người Việt Nam, Chùa là nơi tĩnh lặng, linh thiêng, là nơi mọi người đến nương nhờ Đức Phật để tìm chút bình an trong cuộc sống, cầu xin hạnh phúc cho gia đình.

“Đất vua, chùa làng…” nhưng khác với đình (là của làng), chùa Việt không chỉ thuộc về một cộng đồng dân cư, mà khá đa dạng cả về hình thức và quy mô, cả về trang trí chạm khắc và bài trí thờ tự, cả về giáo lý nhà Phật lẫn hỗn dung “Tiền Phật hậu Thánh”.

Chùa đã nâng cao đời sống tâm hồn Việt, nâng cao những giá trị luân lý của cái đẹp và duy trì những nét truyền thống đang ngày càng mai một trong một xã hội hiện đại. Hãy cùng đến với không gian ngôi chùa Việt qua loạt bài đặc sắc sau đây. 

Khi đi chùa cần hiểu ý nghĩa “Tam bảo”

Tam bảo là ba ngôi báu gồm Phật bảo, Pháp bảo và Tăng bảo. Trong nhân gian, người ta thường coi vật báu là lụa là gấm vóc ngọc ngà, những thứ có thể đem lại lợi ích, thỏa mãn lòng ham muốn. Thế nhưng trong Phật giáo, những thứ vật chất ấy lại thật tầm thường, bởi dù có bao nhiêu ngọc ngà vàng bạc cũng không thể giúp chúng sinh thoát khỏi sinh, lão, bệnh, tử. Không thể vượt qua khỏi tam giới, tam đồ, lục đạo... Chỉ có ba ngôi báu của của Phật giáo mới đủ sức dẫn dắt những chúng sinh thoát khỏi những khổ đau ấy. Ba ngôi báu này giống như ngọn đèn sáng để chúng sinh tin và làm theo, từ đó thoát khỏi sự đau khổ, tìm được sự hoan hỉ.

Theo đó, Phật là ngôi báu thứ nhất, vì Ngài là đấng giác ngộ đầu tiên, tìm ra nguồn Đạo giải thoát, và đã vượt ra khỏi vòng sinh tử luân hồi, không còn sự đau khổ. Là người đã tìm ra chân lý và phương pháp tu tập để hướng đến sự giải thoát, xóa bỏ những khổ đau vốn có trong cuộc đời. Chính vì vậy đức Thích Ca Mâu Ni được tôn xưng là Phật, có nghĩa là “bậc giác ngộ”, cũng là bậc thầy của Chư Thiên và Nhân Loại.

 

Chân lý giác ngộ và phương pháp tu tập do Phật truyền dạy được gọi là Pháp. Nói cách khác, Pháp là phương tiện để chúng ta có thể thực hành theo đúng và đạt đến sự giác ngộ, đạt đến sự giải thoát giống như Phật. Pháp là những phương lương diệu dược nhiệm màu, có năng lực chữa trị tâm bệnh phiền não của chúng sinh trong Tam giới. Vì thế mà Pháp được tôn xưng là ngôi báu thứ hai, hay Pháp bảo.

Những người rời bỏ đời sống gia đình để dành trọn cuộc đời thực hành theo giáo pháp của đức Phật, hướng đến sự giải thoát, sự giác ngộ, được gọi là chư tăng. Các vị này cùng nhau tu tập trong một tập thể gọi là Tăng già hay Tăng đoàn. Trong quá trình tu tập, chư tăng cũng nêu gương sáng về việc làm đúng theo lời Phật dạy và truyền dạy những điều đó cho nhiều người khác nữa. Vì các họ là người thay mặt ba đời chư Phật, có nhiệm vụ hướng dẫn, dắt dìu chúng sinh thoát khỏi nẻo u tối, kiên trì tu hành cho đến khi dứt khổ. Vì vậy, chư tăng được tôn xưng là “ngôi báu thứ ba”, hay là Tăng bảo.

Trong chính điện thờ Phật hay còn gọi là Phật điện, Đại điện, Tam bảo điện, triết lý vô thường của Phật giáo được đặt lên hàng đầu thể hiện qua tam thân Phật là “Pháp thân”, “Báo thân” và “Ứng thân”. Cách bài trí các tượng Phật ở chính điện theo đúng ý nghĩa ấy, cho nên ở lớp trên cùng là thờ “Pháp thân Phật”, tức là thờ thường trụ Phật ở trong vũ trụ. Ở lớp thứ hai thờ “Báo thân Phật”, tức là thờ thọ dụng trí tuệ Phật ở cõi Cực Lạc.

Ở lớp thứ ba là thờ “Ứng thân Phật”, tức là thờ Phật đã hoá hiện ra xác thân ở trần thế. Lớp thứ 4 là lớp tượng “Di lặc Bồ tát” và hai vị “Phổ Hiền Bồ Tát” và “Văn thù Bồ-Tát” đứng hai bên, thường gọi là bộ tượng “Di Đà Tam tôn”. Lớp thứ năm trở xuống thường có tượng đức Phật tu khổ hạnh ở chân núi Tuyết Sơn, tượng đức Phật nhập Niết bàn và đức Phật đản sanh. Cách bài trí các tượng ở chính điện từ trên xuống dưới theo thứ tự sau đây:

  Lớp trên cùng, ở chỗ giáp vách phía trong, có ba pho tượng để ngang một dãy hình dáng giống nhau, người ta thường gọi tắt là tượng Tam thế Phật. Nghĩa là Phật thường trụ trong thời gian quá khứ, hiện tại và vị lai. Là có vô số các vị Phật xuất hiện lần lượt ở thời quá khứ, hiện tại và vị lai, chỉ tất cả các vị Phật trong ba đời và mười phương thế giới.  Còn tên đầy đủ của ba pho tượng này là “Tam Thế Tam Thiên Phật” tức 3.000 đức Phật, mỗi thời 1.000 vị.

Theo đó, Quá khứ thế nhất thiên Phật nghĩa là vào thời quá khứ nhằm Kiếp Trang Nghiêm có 1000 đức Phật xuất thế như Phật Tỳ Bà Thi, Thích Khí, Tỳ Xá Phù là những vị Phật sau cùng trong số một ngàn đức Phật thuở ấy. Hiện tại thế nhất thiên Phật là đương thời nhằm Hiền Kiếp có một ngàn đức Phật lần lượt ra đời, như đức Phật Ca La Tôn Đại, Câu Na Hàm Mâu Ni, Ca Diếp, Thích Ca Mâu Ni và Ngài Di Lặc là vị Phật thứ năm và lần lượt sẽ là đủ một ngàn vị Phật ở đời hiện tại nhằm Hiền Kiếp này. Vị lai thế nhất thiên Phật là ở đời tương lai, nhằm Kiếp Tinh Tú sẽ lần lượt ra đời một ngàn vị Phật, một ngàn vị Phật này ở đời hiện tại nhằm Hiền Kiếp chấm dứt hay “TamThế Thường Trụ Diệu Pháp Thân” là nhằm tôn sùng hình tướng chân thật, sáng láng, kỳ diệu, luôn tồn tại khắp không gian và xuyên thời gian của các đức Phật.

Theo giáo lý Đại thừa Phật giáo, Đức Thích Ca Mâu Ni Phật dùng ba loại thân khác nhau để truyền pháp, tức “Tam thân”, chính là “Pháp thân”, “Báo thân”, “Ứng thân” hay còn gọi là “thân tự tánh”, “thân thọ dụng”, “thân biến hóa”. Một số hình thức của ba pho tượng Phật chính là biểu hiện của “Tam Thân Phật”.

Pháp thân Phật chính là bản thân của Phật, đại biểu cho chân lý tuyệt đối. Báo thân Phật là Phật thân biểu thị chứng đắc chân lý tuyệt đốì tự thọ pháp lạc, còn biểu hiện là thân được biến hiện để thuyết pháp cho Đại thừa Bồ Tát. Ứng thân Phật là thân biểu thị Phật vì muôn độ thoát chúng sinh thế gian, nên ứng hiện tùy theo tình huống và nhu cầu khác nhau của tam giới lục đạo, hoặc là thân của đức Thích Ca Mâu Ni, hoặc biến hiện hòa trộn với thế gian của trời, người, quỷ…

Trong gia đình nhiều Phật tử cũng có thờ bộ tượng này, nhưng cần chú ý một số điểm như: không được thờ chung tượng Tam thế Phật với thần thánh bởi thực tế thần thánh vẫn còn nằm trong lục đạo luân hồi, vẫn chưa thực sự ngộ giác hoàn toàn như giới Phật. Do đó nếu như bạn thờ chung phật với thần thánh tức là không hiểu Phật pháp, được coi là điều phạm kỵ khi thờ Phật tại gia.

Bàn thờ Tam thế Phật phải được lập ở trên cao, ít nhất là phải cao từ đầu gia chủ trở lên. Đồ cúng cho Phật chỉ dùng hoa quả, đặt trên đĩa đựng trái cây riêng và đĩa đựng trái cây cúng Phật đó không được phép dùng cho việc khác, kể cả là dùng cho bàn thờ gia tiên. Không bày đồ mặn và vàng mã trên ban thờ Phật.

Nếu như có bàn thờ gia tiên thì đặt bàn thờ gia tiên ở tường nhà bên trái hoặc bên phải của bàn thờ Tam thế Phật, bởi Phật là thầy của chúng sinh khắp 10 phương 3 cõi, ngay cả những người đã khuất cũng cần sự giác ngộ của Phật, do đó cần đặt bên cạnh, không được đặt chính giữa cùng với bàn thờ Tam thế Phật. 

Ba pho tượng Tam Thế bằng đá cổ xưa độc nhất Việt Nam

Ba pho tượng Tam Thế tạc bằng đá của Chùa Ngọc Khám (huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) là bộ tượng Tam Thế cổ xưa, đồ sộ và tinh xảo bậc nhất Việt Nam.

Pho tượng ở giữa: được tạc bằng đá khối, cao 1,46 m, cả bệ 2,59 m trong tư thế ngồi thiền định tư thế “bán kiết già” trên toà sen, tóc xoắn ốc, đỉnh nổi nhục kháo. Khuôn mặt nữ tính, đầy đặn, phúc hậu, mắt khép hờ nhìn xuống nhân từ, miệng mỉm cười độ lượng; tai to dài chảy. Tay phải giơ lên trong tư thế kết ấn. Tay trái để úp nhẹ nhàng trên đùi trái.

Pho tượng thứ hai (bên tay trái): được tạo tác tương tự như pho ở giữa cao 1,46 m. Tượng ngồi thiền “bán kiết” trên toà sen; tay phải giơ lên kết ấn theo kiểu (ngón chỏ, ngón giữa giơ lên, còn ngón cái, ngón nhẫn và ngón út thì cong cụp vào lòng bàn tay); tay trái để ngửa nhẹ nhàng trên lòng đùi. Áo tượng ba lớp, lớp ngoài choàng qua vai, lớp trong choàng kín người để hở cổ và ngực đeo dây anh lạc, trước bụng thắt “con ro”; diềm áo ngoài chạm chìm hoa cúc và hoa sen.

Pho tượng thứ ba (bên tay phải): cũng được tạo tác tương tự như hai pho bên, cao 1,42 m. Tượng ngồi thiền “bán kiết” trên toà sen;  hai tay để nhẹ nhàng trên đùi kết ấn “ tam muội”.

(Còn nữa)

Tin cùng chuyên mục

Bụt trong con sinh chưa?

Bụt trong con sinh chưa?

(PLVN) - Tháng Tư là mùa Bụt sinh, mùa sen nở. Trong tâm mỗi chúng ta đều có một đức Phật. Cũng giống như trong một cái đầm hay một cái ao, nếu biết gieo vào và ươm mầm, nhất định ta sẽ trồng được những đóa sen thơm.

Đọc thêm

Những ngọn gió ngát hương…

Những ngọn gió ngát hương…
(PLVN) - Như là đất, là nước, là ánh mặt trời, là lá hoa và những ngọn gió thơm hương... cứ tự tại, an nhiên và cần mẫn dâng hiến cho đời. Lặng lẽ, khiêm cung nhưng cũng đầy kiêu hãnh.

Đền Bạch Mã – Tứ linh xứ Nghệ

Quảng cảnh đền Bạch Mã.
(PLVN) - Bạch Mã là ngôi đền có vị trí đặc biệt trong đời sống văn hóa tinh thần và tâm linh của nhân dân trên mảnh đất Nghệ Tĩnh. Ngôi đền này được xếp thứ 3 trong hàng ngũ "tứ linh": "Nhất Cờn, nhị Quả, tam Bạch Mã, tứ Chiêu Trưng". 

Phật hiệu A Di Đà và Pháp môn Tịnh độ

Phật hiệu A Di Đà và Pháp môn Tịnh độ
(PLVN) - Sức lan tỏa của pháp môn Tịnh độ và hình ảnh Đức Phật A Di Đà đã đi vào tâm thức người Việt Nam cả trong cách chào hỏi. Niệm Nam mô A Di Đà Phật là đã nói thật nhiều, nói hết tất cả những ý nghĩa sâu xa của Phật đạo...

Thắp sáng lòng biết ơn

Thắp sáng lòng biết ơn
(PLVN) - Thắp sáng lòng biết ơn và ý thức về nguồn cội chính là làm cho tâm thức văn hóa của dân tộc trở thành nguồn mạch, thành dòng nhựa sống nuôi dưỡng tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái và hiếu hạnh dân tộc Việt.

Hạ về, sen nở mừng ngày Phật đản sinh

Hạ về, sen nở mừng ngày Phật đản sinh
(PLVN) - Ngày mùng 8 tháng 4 là ngày Bụt ra đời. Gần 3000 năm trước, từ bước chân của con người vĩ đại ấy, nhân loại được biết đến một sự thật lớn: “Tất cả chúng sinh đều có tính Bụt”.

Những nẻo đường hóa duyên

Những nẻo đường hóa duyên
(PLVN) - Không nhất thiết phải tới chùa mới có thể làm công quả, mới có thể thấy Phật. Càng không phải ở nơi những vị tu hành, mới thấy được bóng dáng của một Thiền sư.

Điển tích Chùa Bổ Đà có vườn tháp lớn nhất Việt Nam, lưu giữ bộ mộc bản kinh Phật cổ nhất

Một góc chùa Bổ Đà.
(PLVN) - Chùa Bổ Đà là Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt. Chùa là quần thể lớn, tọa lạc tại thôn Thượng Lát, xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang - danh lam cổ tự nổi tiếng của xứ Kinh Bắc xưa. Chùa Bổ Đà có điển tích huyền bí, cũng như có vườn tháp lớn nhất Việt Nam, lưu giữ bộ mộc bản kinh Phật cổ nhất.

Dấu xưa thời khẩn hoang lập ấp ở ngôi đình cổ nhất phương Nam

Ngôi đình với kiến trúc truyền thống độc đáo vẫn đứng vững theo thời gian.
(PLVN) - Đình Thông Tây Hội (phường 11, quận Gò Vấp, TP HCM) đã có từ hơn 3 thế kỷ trước, từ thuở những nhóm cư dân đầu tiên xuôi Nam vượt ngàn dặm đường đến vùng Gia Định mở đất. Trải qua bao biến thiên dâu bể, ngôi đình cổ nhất đất Nam Bộ này vẫn còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa - tín ngưỡng tốt đẹp của dân tộc và nghệ thuật kiến trúc truyền thống độc đáo.

Ngôi đền thiêng thờ vị thần “hộ dân bảo quốc” suốt 4000 năm lịch sử

Toàn cảnh đền Đồng Cổ.
(PLVN) - Đó là đền Đồng Cổ thờ thần Đồng Cổ - vị thần có công lớn đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Ngôi đền tọa lạc tại làng Đan Nê (xã Yên Thọ, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa) tương truyền có từ thời Hùng Vương, soi bóng xuống hồ bán nguyệt, bên cạnh là núi Tam Thai có quán Triều Thiên trên đỉnh nhìn xuống toàn cảnh sông Mã.

longformNgôi đền thiêng 1500 tuổi nơi phát tích bài thơ Thần “Nam quốc sơn hà“

Đền Xà.
(PLVN) - Đền Xà thờ đức thánh Tam Giang, tọa lạc tại thôn Xà Đoài, xã Tam Giang (huyện Yên Phong, Bắc Ninh) có niên đại từ thế kỷ 6 đã được xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1988. Ngôi đền thiêng cũng là nơi phát tích bài thơ Thần “Nam quốc sơn hà” - bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta. 

Đình Quan Lạn – Ngôi đình thiêng 300 tuổi bên sóng nước Vân Đồn

Đình Quan Lạn đã có lịch sử hơn 300 năm.
(PLVN) - Đình Quan Lạn (xã Quan Lạn, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh) được xây dựng ở giữa làng, nhìn ra vịnh biển nơi có ba hòn đảo tạo nên bức bình phong, phía sau tựa vào năm ngọn núi... Các bậc tiền đã xây dựng ngôi đình Quan Lạn với lối kiến trúc độc đáo ghi dấu ấn văn hóa của người Việt trên vùng biển Đông Bắc. Điều đó không chỉ được thể hiện qua sự độc đáo của kiến trúc mà còn ngay trong lễ hội có một không hai của đình Quan Lạn. 

Ngôi đình 300 tuổi đẹp nhất xứ Kinh Bắc còn tồn tại đến ngày nay

Đình Bảng là một trong những ngôi đình làng đẹp nhất xứ Kinh Bắc.
(PLVN) - Trong suốt gần 300 năm, trải qua hàng loạt những biến cố của lịch sử dân tộc ngôi đình làng Đình Bảng (thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) vẫn đứng vững. Đình làng Đình Bảng từ lâu đã được coi là một trong những ngôi đình đẹp nhất xứ Kinh Bắc và cả Việt Nam, bởi đây là một công trình kiến trúc cổ đồ sộ chứa đựng giá trị nghệ thuật trang trí gỗ truyền thống đặc sắc. 

Cổ tự trăm tuổi với tập tục “đánh kẻ tiểu nhân” ở Sài Gòn

 Hội quán Ôn Lăng được cộng đồng người Hoa xây dựng năm 1740.
(PLVN) - Được xây dựng từ gần 300 năm trước, Hội Quán Ôn Lăng (đường Lão Tử, phường 11, quận 5) là điểm đến linh thiêng trong cộng đồng người Hoa ở TP HCM. Nơi đây nhiều năm qua được biết đến với tập tục có một không hai - “đánh kẻ tiểu nhân”, mang ý nghĩa cầu may mắn, bình an đồng thời xua đuổi những điều xui xẻo, những “kẻ tiểu nhân” đi theo quấy rối mình.