Con đường hoằng pháp của Phật Hoàng Trần Nhân Tông không tách rời vận mệnh dân tộc

Con đường hoằng pháp của Phật Hoàng Trần Nhân Tông không tách rời vận mệnh dân tộc
(PLVN) - Lối tu hành của Phật Hoàng Trần Nhân Tông là một lối hoằng pháp rất hữu hiệu, giúp gắn bó Phật giáo với dân tộc Việt Nam thông qua những hoạt động hết sức cụ thể của đời sống chính trị, kinh tế xã hội đất nước. 

Hoằng pháp nhập thế

Theo GS Lê Mạnh Thát: Hoằng pháp là một sự nghiệp chung của các đệ tử Đức Phật, mang thông điệp từ bi và trí tuệ của Phật đến cho tất cả mọi người. Cũng vì mỗi người nhận thông điệp này rồi trao truyền cho những người khác theo môi trường văn hóa và tinh thần vật chất riêng mà thông điệp này có thể được diễn đạt khác nhau.

Do đó sự hoằng pháp của Phật Hoàng Trần Nhân Tông cũng mang những nét riêng của thời đại và hoàn cảnh của Ngài, nhưng mặt khác, nó còn mang tính phổ quát, thậm chí vượt thời gian chung cho không những của thời đại Ngài mà cả thời đại của chúng ta.

Nói đến hoằng pháp là nói đến độ sinh (tức là việc cứu độ chúng sinh) hay nói cách khác là việc cứu nhân độ thế, muốn độ được người thì phải cứu người. Vì thế trong Phật giáo mới phân biệt ra khái niệm ba thừa: Những người nghe Phật để giác ngộ là thừa Thanh văn; Những người tự mình thực hiện là thừa Duyên giác và cuối cùng là thừa Bồ tát, tức là những người phục vụ chúng sinh, làm cho họ giác ngộ.

Phật Hoàng Trần Nhân Tông nói việc tu hành của người phật tử là phải làm cầu, làm đò rồi mới đến việc xây chùa tháp.
 Phật Hoàng Trần Nhân Tông nói việc tu hành của người phật tử là phải làm cầu, làm đò rồi mới đến việc xây chùa tháp.

Khái niệm ba thừa này cho thấy ngay từ công tác hoằng pháp này đã đặt trong những phạm trù “tri hành”. Tri là biết nhờ hiểu biết mà ta giác ngộ, hành là làm nhờ thực hành mà ta giác ngộ. Có người cho rằng: biết thì dễ nhưng làm thì khó và ngược lại có người cho rằng: biết thì khó mà làm thì dễ vì vậy trong vấn đề tri hành này, Phật giáo mới đặt ra yêu cầu “văn tư tư” (nghe suy nghĩ và thực hiện). Chính vì vậy trong việc hoằng pháp của Đức Phật Hoàng, Ngài đã cho chúng ta một giải pháp hết sức cụ thể.

Trong hội thứ tám của “Cư trần lạc đạo phú”, Phật Hoàng đã dạy:

“Dựng cầu đò rồi chiền tháp

Ngoại trang nghiêm sự tướng hãy tu

Săn hỷ xả nhuyễn từ bi

Nội tự tại kinh lòng hằng đọc”

Thế là, việc tu trong văn tư tư của Phật giáo mang một nội dung hoàn toàn khác lạ. Thông thường nói đến việc tu hành, chúng ta luôn nghe tới việc phải buông bỏ, buông xả những điều phiền toái của cuộc đời, từ chuyện cơm áo, gạo tiền, thậm chí cả việc quốc gia, xã hội.

Phật Hoàng Trần Nhân Tông nói việc tu hành của người phật tử là phải làm cầu, làm đò rồi mới đến việc xây chùa tháp. Chùa tháp là những biểu hiện của Phật giáo, thế mà không được đặt ra ưu tiên, thay vào đó lại là việc làm cầu, đò. Đây chính là tính hiện đại trong quan điểm tu hành của Đức Phật Hoàng.

Ngày nay chúng ta thường nghe điệp khúc: điện, đường, trường trạm. Đây là những nhân tố quyết định để đưa đất nước vào vào thời kỳ công nghiệp hiện đại. Tất nhiên điện chưa được phát minh vào thời đó nhưng Vua Trần Nhân Tông đã biết nhấn mạnh đến vai trò xung yếu của con đường trong đời sống kinh tế, văn hóa xã hội quốc gia.

Cho nên muốn dựng cầu thì phải làm đường đến cầu, xây đắp đường xá dẫn lên cầu. Nhận thức được vai trò quan trọng của cầu đường đối với sự ấm no của nhân dân đã thể hiện được bản lĩnh và thiên tài chính trị của Trần Nhân Tông, đã giải thích cho chúng ta vì sao có những chiến thắng Bạch Đằng, Chương Dương, Hàm Tử.... lẫy lừng trong lịch sử dân tộc dưới sự lãnh đạo của Trần Nhân Tông .

Đồng hành cùng dân tộc

Sau “dựng cầu đò”, người Phật tử mới “dồi chiền tháp”. Chiền tháp là biểu tượng của Phật giáo. Điều này không sai nhưng chưa đủ bởi vì chùa tháp không chỉ biểu trưng cho Phật giáo mà còn là trung tâm văn hóa, giáo dục, đào tạo cho đất nước không biết bao nhiêu hiền tài từ Lý Nam Đế cho đến Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, Lý Thái Tổ v.v... Và ngay thời Trần Nhân Tông, Trạng nguyên Lý Tải Đạo tức thiền sư Huyền Quang cũng biến ngôi chùa của ngài thành nơi gõ đầu trẻ. Hãy đọc bài thơ Địa lô tức sự:

Ổi dư cốt đột tuyệt phần hương

Khẩu đáp sơn đồng vấn đoản chương

Thủ bã xuy thương hòa thái thác

Đồ giao nhân tiếu lão tăng mang      

(Củi tàn lửa tắt đốt hương thôi

Trẻ hỏi mấy chương miệng đáp rồi

Tay nhặt mo nang tay ống thổi

Sư già bận bịu mặc ai cười)

Ở đây, rõ ràng vì thiền sư Trạng nguyên của chúng ta dù ở trong núi và tuổi đã cao, vẫn có những sơn đồng đến hỏi về chữ nghĩa. Những sơn đồng hay trẻ núi này chắc chắn là học trò của ngài. Cho nên, ngôi chùa Việt Nam từ xa xưa cho đến tận hôm nay rất khác với giáo đường của các tôn giáo khác, không chỉ là nơi thờ phụng lễ bái mà còn là nơi dạy dỗ sinh hoạt của cộng đồng.

Thực tế là vậy. Không chỉ là trung tâm văn hóa giáo dục, ngôi chùa còn là một bệnh xá. Ngay tại Yên Tử hôm nay, chúng ta còn thấy vết tích của Dược am, nơi trồng cây thuốc để chữa bệnh cho nhân dân. Thế là chiền pháp của thời đại Trần Nhân Tông vừa giữ chức năng trường học, vừa giữ chức năng trạm y tế.

Tính hiện đại của lối tu hành Trần Nhân Tông nằm ở đây. “Dựng cầu đò, dồi chiền tháp” chính là việc làm đường, làm trường, làm trạm trong thế giới ngày nay. Lối tu hành này đòi hỏi người Phật tử tại gia cũng như xuất gia phải làm những việc cụ thể, đóng góp trực tiếp vào sự cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, chứ không chỉ lo tu thân “săn hỷ xả, nhuyễn từ bi”, dù hỷ xả và từ bi là nền tảng của đời sống nội tâm Phật giáo mà mọi Phật tử phải kiên trì tu dưỡng.

Đức Phật Hoàng của chúng ta không những đã thuyết giảng những lời dạy thiết thực của Đức Phật cho đời sống của đồng bào mình, mà còn tự thân mình thực hiện những lời dạy thiết thực đó.
Đức Phật Hoàng của chúng ta không những đã thuyết giảng những lời dạy thiết thực của Đức Phật cho đời sống của đồng bào mình, mà còn tự thân mình thực hiện những lời dạy thiết thực đó.  

Rõ ràng, lối tu hành của Phật Hoàng Trần Nhân Tông là một lối hoằng pháp rất hữu hiệu, giúp gắn bó Phật giáo với dân tộc Việt Nam thông qua những hoạt động hết sức cụ thể của đời sống chính trị, kinh tế xã hội đất nước. Đây chính là tiền đề làm cho sự nghiệp hoằng pháp của Phật giáo có những tác động tích cực và lâu dài không những lên Phật giáo mà lên cả những dân tộc Phật giáo có cơ hội truyền đạt thông điệp của mình.

Không những có một lý thuyết mới về vấn đề hoằng pháp còn vang vọng cho tới hôm nay, Phật Hoàng Trần Nhân Tông có thể nói là một trong những người đi hoằng pháp bên ngoài nước mình và đã để lại những dấu ấn sâu đậm lên đất nước chúng ta. Nói tóm lại, hoằng pháp không phải chỉ là thuyêt giảng suông, thuyết pháp suông, mà phải đem lại một cái gì thật cụ thể, đúng như lời Phật dạy là: “hãy ra đi vì hạnh phúc của quần chúng, vì an lạc cho quần chúng, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người”.

Cần chú ý đến lời dạy về lợi ích mà đức Phật dùng ở đây. Lợi ích vừa có nghĩa quyền lực chính trị, vừa có nghĩa quyền lợi kinh tế. Do đó, cần đính chính lại những ngoa truyền trước đây về chuyện đạo Phật là đạo xuất thế, đứng bên ngoài cuộc đời, cố gắng trốn chạy khỏi những khổ đau của nó, không tha thiết đến xây dựng thế giới an lạc cho mình hay cho mọi người.

Đức Phật Hoàng của chúng ta không những đã thuyết giảng những lời dạy thiết thực của Đức Phật cho đời sống của đồng bào mình, mà còn tự thân mình thực hiện những lời dạy thiết thực đó. Đây là một số khía cạnh của sự nghiệp hoằng pháp của Phật Hoàng Trần Nhân Tông, mà đối với chúng ta ngày hôm nay vẫn là một thông điệp mời gọi và nhiều ý nghĩa.

Tin cùng chuyên mục

Bụt trong con sinh chưa?

Bụt trong con sinh chưa?

(PLVN) - Tháng Tư là mùa Bụt sinh, mùa sen nở. Trong tâm mỗi chúng ta đều có một đức Phật. Cũng giống như trong một cái đầm hay một cái ao, nếu biết gieo vào và ươm mầm, nhất định ta sẽ trồng được những đóa sen thơm.

Đọc thêm

Những ngọn gió ngát hương…

Những ngọn gió ngát hương…
(PLVN) - Như là đất, là nước, là ánh mặt trời, là lá hoa và những ngọn gió thơm hương... cứ tự tại, an nhiên và cần mẫn dâng hiến cho đời. Lặng lẽ, khiêm cung nhưng cũng đầy kiêu hãnh.

Đền Bạch Mã – Tứ linh xứ Nghệ

Quảng cảnh đền Bạch Mã.
(PLVN) - Bạch Mã là ngôi đền có vị trí đặc biệt trong đời sống văn hóa tinh thần và tâm linh của nhân dân trên mảnh đất Nghệ Tĩnh. Ngôi đền này được xếp thứ 3 trong hàng ngũ "tứ linh": "Nhất Cờn, nhị Quả, tam Bạch Mã, tứ Chiêu Trưng". 

Phật hiệu A Di Đà và Pháp môn Tịnh độ

Phật hiệu A Di Đà và Pháp môn Tịnh độ
(PLVN) - Sức lan tỏa của pháp môn Tịnh độ và hình ảnh Đức Phật A Di Đà đã đi vào tâm thức người Việt Nam cả trong cách chào hỏi. Niệm Nam mô A Di Đà Phật là đã nói thật nhiều, nói hết tất cả những ý nghĩa sâu xa của Phật đạo...

Thắp sáng lòng biết ơn

Thắp sáng lòng biết ơn
(PLVN) - Thắp sáng lòng biết ơn và ý thức về nguồn cội chính là làm cho tâm thức văn hóa của dân tộc trở thành nguồn mạch, thành dòng nhựa sống nuôi dưỡng tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái và hiếu hạnh dân tộc Việt.

Hạ về, sen nở mừng ngày Phật đản sinh

Hạ về, sen nở mừng ngày Phật đản sinh
(PLVN) - Ngày mùng 8 tháng 4 là ngày Bụt ra đời. Gần 3000 năm trước, từ bước chân của con người vĩ đại ấy, nhân loại được biết đến một sự thật lớn: “Tất cả chúng sinh đều có tính Bụt”.

Những nẻo đường hóa duyên

Những nẻo đường hóa duyên
(PLVN) - Không nhất thiết phải tới chùa mới có thể làm công quả, mới có thể thấy Phật. Càng không phải ở nơi những vị tu hành, mới thấy được bóng dáng của một Thiền sư.

Điển tích Chùa Bổ Đà có vườn tháp lớn nhất Việt Nam, lưu giữ bộ mộc bản kinh Phật cổ nhất

Một góc chùa Bổ Đà.
(PLVN) - Chùa Bổ Đà là Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt. Chùa là quần thể lớn, tọa lạc tại thôn Thượng Lát, xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang - danh lam cổ tự nổi tiếng của xứ Kinh Bắc xưa. Chùa Bổ Đà có điển tích huyền bí, cũng như có vườn tháp lớn nhất Việt Nam, lưu giữ bộ mộc bản kinh Phật cổ nhất.

Dấu xưa thời khẩn hoang lập ấp ở ngôi đình cổ nhất phương Nam

Ngôi đình với kiến trúc truyền thống độc đáo vẫn đứng vững theo thời gian.
(PLVN) - Đình Thông Tây Hội (phường 11, quận Gò Vấp, TP HCM) đã có từ hơn 3 thế kỷ trước, từ thuở những nhóm cư dân đầu tiên xuôi Nam vượt ngàn dặm đường đến vùng Gia Định mở đất. Trải qua bao biến thiên dâu bể, ngôi đình cổ nhất đất Nam Bộ này vẫn còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa - tín ngưỡng tốt đẹp của dân tộc và nghệ thuật kiến trúc truyền thống độc đáo.

Ngôi đền thiêng thờ vị thần “hộ dân bảo quốc” suốt 4000 năm lịch sử

Toàn cảnh đền Đồng Cổ.
(PLVN) - Đó là đền Đồng Cổ thờ thần Đồng Cổ - vị thần có công lớn đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Ngôi đền tọa lạc tại làng Đan Nê (xã Yên Thọ, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa) tương truyền có từ thời Hùng Vương, soi bóng xuống hồ bán nguyệt, bên cạnh là núi Tam Thai có quán Triều Thiên trên đỉnh nhìn xuống toàn cảnh sông Mã.

longformNgôi đền thiêng 1500 tuổi nơi phát tích bài thơ Thần “Nam quốc sơn hà“

Đền Xà.
(PLVN) - Đền Xà thờ đức thánh Tam Giang, tọa lạc tại thôn Xà Đoài, xã Tam Giang (huyện Yên Phong, Bắc Ninh) có niên đại từ thế kỷ 6 đã được xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1988. Ngôi đền thiêng cũng là nơi phát tích bài thơ Thần “Nam quốc sơn hà” - bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta. 

Đình Quan Lạn – Ngôi đình thiêng 300 tuổi bên sóng nước Vân Đồn

Đình Quan Lạn đã có lịch sử hơn 300 năm.
(PLVN) - Đình Quan Lạn (xã Quan Lạn, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh) được xây dựng ở giữa làng, nhìn ra vịnh biển nơi có ba hòn đảo tạo nên bức bình phong, phía sau tựa vào năm ngọn núi... Các bậc tiền đã xây dựng ngôi đình Quan Lạn với lối kiến trúc độc đáo ghi dấu ấn văn hóa của người Việt trên vùng biển Đông Bắc. Điều đó không chỉ được thể hiện qua sự độc đáo của kiến trúc mà còn ngay trong lễ hội có một không hai của đình Quan Lạn. 

Ngôi đình 300 tuổi đẹp nhất xứ Kinh Bắc còn tồn tại đến ngày nay

Đình Bảng là một trong những ngôi đình làng đẹp nhất xứ Kinh Bắc.
(PLVN) - Trong suốt gần 300 năm, trải qua hàng loạt những biến cố của lịch sử dân tộc ngôi đình làng Đình Bảng (thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) vẫn đứng vững. Đình làng Đình Bảng từ lâu đã được coi là một trong những ngôi đình đẹp nhất xứ Kinh Bắc và cả Việt Nam, bởi đây là một công trình kiến trúc cổ đồ sộ chứa đựng giá trị nghệ thuật trang trí gỗ truyền thống đặc sắc. 

Cổ tự trăm tuổi với tập tục “đánh kẻ tiểu nhân” ở Sài Gòn

 Hội quán Ôn Lăng được cộng đồng người Hoa xây dựng năm 1740.
(PLVN) - Được xây dựng từ gần 300 năm trước, Hội Quán Ôn Lăng (đường Lão Tử, phường 11, quận 5) là điểm đến linh thiêng trong cộng đồng người Hoa ở TP HCM. Nơi đây nhiều năm qua được biết đến với tập tục có một không hai - “đánh kẻ tiểu nhân”, mang ý nghĩa cầu may mắn, bình an đồng thời xua đuổi những điều xui xẻo, những “kẻ tiểu nhân” đi theo quấy rối mình.