Bình an dưới thế cho người thiện tâm

Bình an dưới thế cho người thiện tâm
(PLVN) - Cổ ngữ nói: “Người thiện lương cho dù chưa nhận được phúc nhưng họa thì đã rời xa”. Bởi vậy, cho dù xung quanh có hỗn loạn, độc ác thì cũng hãy luôn giữ cho mình một trái tim trong sạch, một tấm lòng lương thiện. Bình an chỉ đến với những người thiện tâm mà thôi.

Truyền thuyết về đêm giáng sinh

Ngày lễ Giáng sinh hay lễ Noel xuất phát từ phương Tây, vốn là ngày lễ của những người theo đạo Kitô giáo nhưng trải qua thời gian, Noel được xem là một ngày lễ quốc tế và đã trở thành quen thuộc với người Việt. Theo truyền thuyết, chúa Giêsu được sinh tại Bethlehem thuộc xứ Judea nước Do Thái (ngày nay là 1 thành phố của Palestine), lúc bấy giờ thuộc Đế quốc La Mã.

Lễ Noel được cử hành chính thức vào ngày 25/12. Nhưng theo lịch Do Thái, thời điểm tính bắt đầu một ngày là lúc hoàng hôn chứ không phải nửa đêm nên Noel thường được mừng từ tối ngày 24/12. Ngày 25/12 được gọi là "lễ chính ngày", còn lễ đêm 24/12 gọi là "lễ vọng" và thường thu hút nhiều người tham dự hơn. Truyền thuyết cũng kể rằng, Chúa được sinh ra vào ban đêm.

Đối với những người theo đạo Cơ đốc, sự xuất hiện của ngôi sao Bethlehem (hay ngôi sao Giáng sinh) là một sự kiện tôn giáo mà không cần phải giải thích. Thế nhưng với các nhà khoa học và những người không theo Cơ đốc giáo, nhiều câu hỏi xoay quanh ngôi sao này vẫn cần lời giải đáp. Nó thực sự là một hiện tượng thiên văn đã từng xuất hiện trong lịch sử hay chỉ là một truyền thuyết?

Kinh Thánh (Matthew 2: 1-10) viết rằng: Khi Chúa Giêsu giáng sinh ở Bethlehem, dưới thời vua Herod, có ba nhà thông thái từ phương đông đi sang Jerusalem gặp Herod và hỏi nhà vua: “Xin Ngài cho biết vua của người Do Thái (tức là Giêsu) được sinh ra ở đâu? Chúng tôi đã nhìn thấy ngôi sao sáng của nhà vua ấy xuất hiện ở phương Đông nến muốn đến đó để tôn vinh nhà vua”.

Vua Herod và mọi người trong thành Jerusalem lúc ấy đã rất ngạc nhiên và bối rối trước câu hỏi của các nhà thông thái. Herod đã triệu tập tất cả các thầy tu và các nhà thông thái trong thành Jerusalem, yêu cầu họ dự đoán nơi mà Giêsu sẽ được sinh ra. Họ bảo cho Herod biết rằng, theo dự đoán của một nhà tiên tri thì Giêsu sẽ giáng sinh tại Bethlehem. Thế là Herod chỉ đường cho 3 nhà thông thái đến Bethlehem để tìm hài nhi vừa giáng sinh.

Sau đó, ba nhà thông thái lên đường, đi theo hướng của ngôi sao sáng mà họ đã nhìn thấy. Ngôi sao ấy luôn ở phía trước họ, dẫn đường cho họ đến Bethlehem và cuối cùng ngôi sao dừng lại ngay đúng ở nơi mà Chúa đã giáng sinh.

 

Cho đến nay, các nhà sử học vẫn chưa thống nhất với nhau về thời gian mà Chúa Giêsu ra đời, chỉ có thể biết đó là khoảng năm thứ 8 đến năm thứ 1 trước Công nguyên (TCN).

Tuy nhiên, đa số nhà sử học cho rằng chúa giáng sinh vào khoảng năm 3 hoặc năm 2 TCN. Bây giờ ta sẽ tìm xem có một thiên thể nào xuất hiện trong khoảng thời gian đó giống với mô tả của Kinh Thánh không?

Các nhà khoa học chứng minh rằng, các hành tinh trong hệ Mặt trời chuyển động xung quanh Mặt trời với tốc độ khác nhau: các hành tinh càng gần Mặt trời thì chuyển động càng nhanh so với các hành tinh ở xa Mặt trời. Cho nên, từ Trái đất quan sát, ta sẽ thấy có những lúc hành tinh này vượt qua hành tinh kia.

Khi hai hoặc nhiều hành tinh tiến đến rất gần nhau rồi thẳng hàng với nhau, ta nhìn thấy như chúng nhập vào với nhau thành một hành tinh rất sáng. Tài liệu thiên văn ghi nhận có 9 lần giao hội xảy ra trong khoảng thời gian năm 3 đến năm 2 trước Công nguyên, trong đó, lần giao hội giữa sao Kim và sao Mộc có những đặc điểm rất giống với mô tả của kinh Thánh về ngôi sao giáng sinh.

Nói tóm lại thì, khoa học đã chỉ ra rằng, sự kiện Chúa Giêsu giáng sinh là một sự kiện có thực. Nhưng trong bài viết này, chúng tôi lại muốn đề cập đến một truyền thuyết khác vào đêm Chúa Giáng sinh. Tương truyền, chính trong đêm Chúa giáng trần, muôn vàn thiên thần trên trời đã hát vang câu này: “Vinh danh Thiên Chúa trên trời. Bình an dưới thế cho người thiện tâm”. Giáo hội Công giáo vẫn nhắc lại câu này trong suốt nhiều thế kỷ trong mỗi thánh lễ qua bài Kinh Vinh Danh. Vậy thì, phải chăng, chúng ta sẽ có bình an khi có thiện tâm?

Thiện lương là một sự lựa chọn

Có một câu chuyện như thế này: Một người phụ nữ mù bắt một chiếc taxi để tới một tòa nhà mà cô cần đến, lúc tới nơi đồng hồ hiển thị số tiền là 100 ngàn, tài xế taxi dẫn cô vào chỗ an toàn rồi nói: “Tôi không thu tiền của cô, bởi vì so với cô thì việc kiếm tiền của tôi chắc là dễ dàng hơn”.

Vừa đúng lúc này, từ trong khu cư xá, một người đàn ông có dáng vẻ là một ông chủ đi ra, ông cũng lên chiếc xe taxi đó rồi đi, trên đường hai người đàn ông vui vẻ chuyện trò cùng nhau. Khi người đàn ông này xuống xe, đồng hồ hiển thị số tiền là 100 ngàn, người đàn ông lấy ra số tiền 200 ngàn và nói: “Tiền này bao gồm cả số tiền của người phụ nữ lúc nãy, tôi cũng không phải vĩ đại gì, nhưng chắc là việc kiếm tiền cũng dễ dàng hơn cậu một chút, hy vọng cậu có thể tiếp tục làm việc tốt giúp đỡ người khác!”

Trái đất là hình tròn nên tất cả những việc làm lương thiện của bạn ngày hôm nay cuối cùng cũng sẽ quay trở lại với bạn. Quý nhân không phải ở đâu xa xa mà được ẩn giấu ngay sau tấm lòng thiện lương của bạn. Người thiện lương khi lâm vào khốn cảnh sẽ luôn có người đối đãi tốt và giúp người ấy vượt qua. Đó không phải là sự ngẫu nhiên mà đó là Thiên đạo.

 

Thiện lương chân chính không phải chỉ thể hiện ở hình thức bề ngoài mà nó là thể hiện của nội tâm. Thiện lương không phải thể hiện ở sự thành kính ở những nơi chùa chiền, miếu mạo, thánh đường mà chính là sự quan tâm, tôn trọng người khác từ những điều rất nhỏ trong cuộc sống.

Người lương thiện trong nội tâm luôn ẩn giấu một loại sức hút vô cùng lớn. Mỗi một việc làm lương thiện dù là nhỏ của ngày hôm nay đều sẽ tích lũy lại, chậm rãi khiến bạn tỏa ra một loại ánh hào quang, lấp lánh khiến người tiếp xúc cảm thấy tin tưởng và gần gũi.

Thiện lương chính là lương tri, là bản tính, là điều gì không tốt cho mình thì cũng đừng làm cho người và là một đức hạnh tốt đẹp của con người. Chỉ người mang trong mình tấm lòng lương thiện mới có thể đặt mình vào hoàn cảnh người khác để hiểu và cảm nhận người khác. Người như vậy tuy rằng vẻ ngoài của họ không xinh đẹp xuất chúng, không thông minh tài giỏi hơn người nhưng nội tâm của họ khiến người tiếp xúc cảm thấy ấm áp vô cùng.

Chân ngay không sợ giày lệch, thân chính không sợ bóng nghiêng, tâm chính không sợ sét đánh, người chính không sợ thế loạn. Sống ở đời, ngay chính là điều mỗi người cần khắc cốt ghi tâm. Cổ ngữ nói: “Nhân chi sơ tính bản thiện”. Thiện lương của một người không chỉ cất giấu vận khí mà còn cất giấu cả quý nhân của người đó. Cho nên, đánh mất thiện lương chính là đánh mất vận khí tốt và quý nhân của chính bản thân mình.

Người không sợ quỷ, chỉ sợ trong tâm có quỷ

Theo ghi chép trong trong “Phó Pháp Tạng Kinh”, vào thời Đức Phật Tỳ Bà Thi còn tại thế, có một vị tỳ kheo đầu rất là đau nhức. Lúc ấy, tôn giả Bạc Câu La, vốn là một người nghèo khó, đã lấy một quả Kha Lê Lặc bố thí cho ông. Vị tỳ kheo sau khi ăn xong, chứng đau đầu đã hoàn toàn khỏi hẳn.

Tôn giả Bạc Câu La vì đã làm một việc thiện lành này, nên đã kết được nhân duyên này. Vậy nên, vào 91 kiếp sau đó, Bạc Câu La đều sống hạnh phúc vui vẻ, thân thể cũng không bao giờ mắc bệnh. Về sau, Bạc Câu La chuyển sinh vào trong một gia đình thuộc dòng dõi Bà La Môn, mẹ của ông mất sớm, người mẹ kế nhiều lần muốn giết hại ông, đều không thành công.

Có một lần, mẹ kế bỏ ông xuống sông, bị cá lớn nuốt chửng. Con cá ngay sau đó bị ngư dân bắt được, mổ bụng cá ra thì thấy có một đứa trẻ. Bạc Câu La đã trở thành con nuôi của một người đức cao vọng trọng. Về sau, tu hành chứng đắc quả vị La Hán.

Bạc Câu La bố thí cho một vị tăng nhân bị bệnh, liền có được thiện báo 91 kiếp không bệnh tật, hơn nữa nhiều lần gặp nạn mà không chết, đây là duyên cớ của phúc điền đặc biệt, lẽ nào đây không phải là ác tinh (ngôi sao hung ác) rời xa, cát thần (thần may mắn) che chở hay sao?

Làm người, bất cứ khi nào cũng phải ghi nhớ, sống lương thiện, tu dưỡng thiện tâm. Đừng bao giờ quên, thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo. Cuộc sống, không làm chuyện thẹn với lòng, thì cũng không sợ nửa đêm quỷ ma gõ cửa. Không kết ân oán với người, sống tốt một đời sẽ bình an. Làm người không khó, chỉ cần không làm chuyện dối lòng, không nói lời bất hảo, không kiếm tiền bất chính, thế là được.

 

Bạn thành tâm, người khác sẽ thấy, gặp hoạn nạn ắt sẽ có bạn bè cùng gánh đỡ; giả tạo trước mặt người, xung quanh sẽ chỉ toàn người dưng. Đặt mình vào hoàn cảnh của người khác, mang đến cho họ sự ấm áp. Duyên tình ngàn vàng không mua nổi, chỉ có thể trao đổi bằng chân tâm.

Trên đầu 3 thước có thần linh, ông trời có mắt, con người có cảm, muốn người khác không biết trừ phi mình đừng làm. Chớ nên nghĩ rằng làm việc xấu không ai biết sẽ không sao, thiện ác hữu báo, tất cả đều phải hoàn trả. Trong cuộc sống muốn an lòng, thì phải coi trọng chữ “lương tâm”. Người trên thế gian chỉ có một thước đo chung là nhân phẩm. Sống thật tốt, tu dưỡng thiện tâm chính là kim chỉ nam cho cả cuộc đời.

Mặc dù cái ác hiện hữu khắp nơi, các thứ tệ nạn như cờ bạc, ma tuy, mại dâm… len lỏi đến mọi ngóc ngách, khiến cho có nhiều người một lòng chỉ để mắt đến tiền, làm giàu bất chính. Nhưng những người làm việc thiện, thì chắc chắn là người có đạo đức.

Người có đạo đức, có những lúc cũng khó tránh khỏi gặp phải một số đau khổ, đây cũng là ý trời khó tránh, chính xem bạn đối đãi thế nào, có thể chuyển hóa đức của bạn hướng đến cảnh giới cao hơn, hòa vào trong đau khổ, biến ác thành thiện, từ đó cải biến đời người của mình hay không.

Cổ nhân nói: “Tích thiện hữu thiện báo, tích ác hữu ác báo. Tích thiện chi gia tất có dư khánh, làm ác chi gia tất có dư hại” (làm việc thiện được thiện báo, làm điều ác gặp ác báo, nhà nào tích thiện nhà đó được may mắn, nhà nào hành ác sẽ gặp tai ương).

Cảnh do tâm tạo, cảnh tùy tâm chuyển, muốn đắc may mắn hay chiêu mời tai họa tất cả đều là do nhân tâm của một người như thế nào, vì vậy từ xưa đến nay người ta đều khuyên con người hướng thiện, cũng không phải là không có nguyên nhân.

Cổ nhân có câu: “Nhân tâm bất túc xà thôn tượng”, tức là người tham lam sẽ muốn ngày càng nhiều, giống như con rắn muốn nuốt lấy cả con voi. Một người nếu không biết đủ thì cho dù có một khối tài sản khổng lồ trong tay, họ cũng vẫn không thấy thỏa mãn.

Trong cuộc sống, rất nhiều người đều hâm mộ những người giàu có và cũng ao ước được trở thành giàu có giống như họ. Nhưng lại rất ít người biết được rằng nếu không có thiện tâm, thì cho dù là một tỷ phú cũng không thể hạnh phúc hay vui vẻ thật sự, mặc dù họ giàu có hơn nhiều người khác.

Một y tá tại một bệnh viện ở Singapore đã kể rằng, có một người nằm trong số những người giàu nhất nước Indonesia hàng năm thường đến chạy chữa tại bệnh viện nơi cô làm việc. Ông ấy có một khối tài sản khổng lồ, nhưng việc nhập viện liên tục của ông lại không liên quan gì đến tình trạng sức khỏe hay bệnh tình của ông. Ông vào viện chỉ là để trốn các bà vợ và con cái của mình, những người luôn vòi tiền và tranh giành nhau khối tài sản khổng lồ của ông.

Người đàn ông giàu có này kể rằng, ông có tới sáu bà vợ, nhưng không ai trong số họ thật lòng yêu thương ông, ngoại trừ người vợ thứ hai là một tín đồ Cơ Đốc giáo là người vợ chính thức ra thì tất cả những bà vợ khác đều chỉ ham thích tiền và tài sản của ông mà thôi.

Ông muốn sống cùng với người vợ thứ hai, nhưng người vợ cả lại không chấp nhận điều đó. Ông có tổng cộng hơn 80 người con và cháu. Khi ông nhập viện, con cháu ông đã thay nhau đến bệnh viện để thăm ông. Nhưng điều khiến ông thất vọng là tất cả họ tới bệnh viện không phải vì ông mà chỉ là để phân chia tài sản của ông.

Không có ai trong số họ là thật lòng quan tâm tới sức khỏe của ông cả. Do đó ông thường dùng thuốc ngủ để tự an ủi mình. Ông là một người giàu có, nhiều vợ con nhưng lại sống trong cảnh cô độc, hư không và không lúc nào cảm thấy thực sự hạnh phúc.

Lão Tử viết trong cuốn “Đạo Đức Kinh” rằng: “Tri túc chi túc, hằng túc hĩ”. Là có ý nói rằng, biết thế nào là đủ thì sẽ vĩnh viễn không thiếu gì. Một người thiện tâm có thể không có nhiều của cải, tài sản, xe hơi hay tiền tiết kiệm, nhưng họ biết thế nào là đủ và thản nhiên vui hưởng một cuộc sống hạnh phúc.

Hưởng thụ vật chất có thể làm cho người ta say mê, thỏa mãn nhất thời, nhưng một tấm lòng lương thiện lại khiến một người cả đời hạnh phúc. Giá trị của một người thực sự không nằm ở chỗ nhận được gì mà là nằm ở chỗ cho được gì, đây là đạo lý mà không phải ai cũng hiểu.

Tin cùng chuyên mục

Bụt trong con sinh chưa?

Bụt trong con sinh chưa?

(PLVN) - Tháng Tư là mùa Bụt sinh, mùa sen nở. Trong tâm mỗi chúng ta đều có một đức Phật. Cũng giống như trong một cái đầm hay một cái ao, nếu biết gieo vào và ươm mầm, nhất định ta sẽ trồng được những đóa sen thơm.

Đọc thêm

Những ngọn gió ngát hương…

Những ngọn gió ngát hương…
(PLVN) - Như là đất, là nước, là ánh mặt trời, là lá hoa và những ngọn gió thơm hương... cứ tự tại, an nhiên và cần mẫn dâng hiến cho đời. Lặng lẽ, khiêm cung nhưng cũng đầy kiêu hãnh.

Đền Bạch Mã – Tứ linh xứ Nghệ

Quảng cảnh đền Bạch Mã.
(PLVN) - Bạch Mã là ngôi đền có vị trí đặc biệt trong đời sống văn hóa tinh thần và tâm linh của nhân dân trên mảnh đất Nghệ Tĩnh. Ngôi đền này được xếp thứ 3 trong hàng ngũ "tứ linh": "Nhất Cờn, nhị Quả, tam Bạch Mã, tứ Chiêu Trưng". 

Phật hiệu A Di Đà và Pháp môn Tịnh độ

Phật hiệu A Di Đà và Pháp môn Tịnh độ
(PLVN) - Sức lan tỏa của pháp môn Tịnh độ và hình ảnh Đức Phật A Di Đà đã đi vào tâm thức người Việt Nam cả trong cách chào hỏi. Niệm Nam mô A Di Đà Phật là đã nói thật nhiều, nói hết tất cả những ý nghĩa sâu xa của Phật đạo...

Thắp sáng lòng biết ơn

Thắp sáng lòng biết ơn
(PLVN) - Thắp sáng lòng biết ơn và ý thức về nguồn cội chính là làm cho tâm thức văn hóa của dân tộc trở thành nguồn mạch, thành dòng nhựa sống nuôi dưỡng tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái và hiếu hạnh dân tộc Việt.

Hạ về, sen nở mừng ngày Phật đản sinh

Hạ về, sen nở mừng ngày Phật đản sinh
(PLVN) - Ngày mùng 8 tháng 4 là ngày Bụt ra đời. Gần 3000 năm trước, từ bước chân của con người vĩ đại ấy, nhân loại được biết đến một sự thật lớn: “Tất cả chúng sinh đều có tính Bụt”.

Những nẻo đường hóa duyên

Những nẻo đường hóa duyên
(PLVN) - Không nhất thiết phải tới chùa mới có thể làm công quả, mới có thể thấy Phật. Càng không phải ở nơi những vị tu hành, mới thấy được bóng dáng của một Thiền sư.

Điển tích Chùa Bổ Đà có vườn tháp lớn nhất Việt Nam, lưu giữ bộ mộc bản kinh Phật cổ nhất

Một góc chùa Bổ Đà.
(PLVN) - Chùa Bổ Đà là Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt. Chùa là quần thể lớn, tọa lạc tại thôn Thượng Lát, xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang - danh lam cổ tự nổi tiếng của xứ Kinh Bắc xưa. Chùa Bổ Đà có điển tích huyền bí, cũng như có vườn tháp lớn nhất Việt Nam, lưu giữ bộ mộc bản kinh Phật cổ nhất.

Dấu xưa thời khẩn hoang lập ấp ở ngôi đình cổ nhất phương Nam

Ngôi đình với kiến trúc truyền thống độc đáo vẫn đứng vững theo thời gian.
(PLVN) - Đình Thông Tây Hội (phường 11, quận Gò Vấp, TP HCM) đã có từ hơn 3 thế kỷ trước, từ thuở những nhóm cư dân đầu tiên xuôi Nam vượt ngàn dặm đường đến vùng Gia Định mở đất. Trải qua bao biến thiên dâu bể, ngôi đình cổ nhất đất Nam Bộ này vẫn còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa - tín ngưỡng tốt đẹp của dân tộc và nghệ thuật kiến trúc truyền thống độc đáo.

Ngôi đền thiêng thờ vị thần “hộ dân bảo quốc” suốt 4000 năm lịch sử

Toàn cảnh đền Đồng Cổ.
(PLVN) - Đó là đền Đồng Cổ thờ thần Đồng Cổ - vị thần có công lớn đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Ngôi đền tọa lạc tại làng Đan Nê (xã Yên Thọ, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa) tương truyền có từ thời Hùng Vương, soi bóng xuống hồ bán nguyệt, bên cạnh là núi Tam Thai có quán Triều Thiên trên đỉnh nhìn xuống toàn cảnh sông Mã.

longformNgôi đền thiêng 1500 tuổi nơi phát tích bài thơ Thần “Nam quốc sơn hà“

Đền Xà.
(PLVN) - Đền Xà thờ đức thánh Tam Giang, tọa lạc tại thôn Xà Đoài, xã Tam Giang (huyện Yên Phong, Bắc Ninh) có niên đại từ thế kỷ 6 đã được xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1988. Ngôi đền thiêng cũng là nơi phát tích bài thơ Thần “Nam quốc sơn hà” - bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta. 

Đình Quan Lạn – Ngôi đình thiêng 300 tuổi bên sóng nước Vân Đồn

Đình Quan Lạn đã có lịch sử hơn 300 năm.
(PLVN) - Đình Quan Lạn (xã Quan Lạn, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh) được xây dựng ở giữa làng, nhìn ra vịnh biển nơi có ba hòn đảo tạo nên bức bình phong, phía sau tựa vào năm ngọn núi... Các bậc tiền đã xây dựng ngôi đình Quan Lạn với lối kiến trúc độc đáo ghi dấu ấn văn hóa của người Việt trên vùng biển Đông Bắc. Điều đó không chỉ được thể hiện qua sự độc đáo của kiến trúc mà còn ngay trong lễ hội có một không hai của đình Quan Lạn. 

Ngôi đình 300 tuổi đẹp nhất xứ Kinh Bắc còn tồn tại đến ngày nay

Đình Bảng là một trong những ngôi đình làng đẹp nhất xứ Kinh Bắc.
(PLVN) - Trong suốt gần 300 năm, trải qua hàng loạt những biến cố của lịch sử dân tộc ngôi đình làng Đình Bảng (thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) vẫn đứng vững. Đình làng Đình Bảng từ lâu đã được coi là một trong những ngôi đình đẹp nhất xứ Kinh Bắc và cả Việt Nam, bởi đây là một công trình kiến trúc cổ đồ sộ chứa đựng giá trị nghệ thuật trang trí gỗ truyền thống đặc sắc. 

Cổ tự trăm tuổi với tập tục “đánh kẻ tiểu nhân” ở Sài Gòn

 Hội quán Ôn Lăng được cộng đồng người Hoa xây dựng năm 1740.
(PLVN) - Được xây dựng từ gần 300 năm trước, Hội Quán Ôn Lăng (đường Lão Tử, phường 11, quận 5) là điểm đến linh thiêng trong cộng đồng người Hoa ở TP HCM. Nơi đây nhiều năm qua được biết đến với tập tục có một không hai - “đánh kẻ tiểu nhân”, mang ý nghĩa cầu may mắn, bình an đồng thời xua đuổi những điều xui xẻo, những “kẻ tiểu nhân” đi theo quấy rối mình.