Yên bình một làng quê toàn nông dân giữa Thủ đô

Nghề trồng trọt, chăn nuôi đã giúp những người dân xóm ngụ cư mưu sinh, và cung cấp những sản phẩm nông sản thực phẩm cho người dân thành phố.
Nghề trồng trọt, chăn nuôi đã giúp những người dân xóm ngụ cư mưu sinh, và cung cấp những sản phẩm nông sản thực phẩm cho người dân thành phố.
(PLO) - Ngay giữa trung tâm Thủ đô phồn hoa là một xóm  nhỏ mà ít người quan tâm đến. Một nơi mà khi đặt chân đến đây, người ta cứ ngỡ như trở về một làng quê đặc trưng đến nghèn nghẹn cảm xúc khó tả…

Làng quê của những người “tha hương”

Khi chúng tôi đặt chân xuống vùng đất này, cảm giác như mình được quay trở lại vùng quê mà xa xưa lắm rồi chính tôi cũng không nhớ rõ nữa. “Xóm ngụ cư”, một cái tên mà chỉ những người nơi đây mới hiểu được nó.

Sở dĩ gọi như vậy là những người dân ở đây đều làm nghề nông. Nằm ngay bãi giữa sông Hồng, hơn chục hộ gia đình hàng ngày trồng trọt, chăn nuôi để mưu sinh. Ngoài ra, họ còn cung cấp thực phẩm nông sản cho một số chợ trong thành phố.

Với cái nếp sinh hoạt như thời xa xưa, “bếp củi, đèn dầu” được sử dụng chính. Nhiều năm trước, những cặp vợ chồng rời quê Hưng Yên đến đây thuê đất của những người bản xứ để trồng trọt. Để tiện việc trông coi và chăm sóc cho dễ, họ đã dựng lên những chiếc lán trại cho vợ chồng con cái trú ngụ. Thấm thoát thời gian, những người nông dân đó đã hình thành cộng đồng cùng nhau chia sẻ tinh thần, vật chất, khắc phục khó khăn phát sinh trong một điều kiện sống vô cùng thiếu thốn.

Nước sinh hoạt là nước giếng khoan lọc qua bể cát.
Nước sinh hoạt là nước giếng khoan lọc qua bể cát.

Nhìn khắp xóm, đâu đâu cũng một màu xanh mướt của đủ các loại cây trồng, những mảnh vườn rau cải bắp, su hào xanh mướt, xen lẫn những vườn quất quả chín vàng tươi, những vườn chuối um tùm, hay những vạt cải cuối mùa thu hoạch đang trổ những bông hoa bé xíu trắng tinh, hoặc vàng rực…

Thấp thoáng trong những vườn cây, là những gian nhà cất theo lối rất tạm bợ sơ sài, làm chỗ trú ẩn che nắng che mưa cho những người vốn quen dãi nắng dầm sương. Cảnh vật toát lên vẻ thanh bình, giản dị không gian tĩnh lặng êm ả trái ngược hoàn toàn với khung cảnh lung linh, náo nhiệt ồn ào của đô thị.

Cái khó của người dân “xa xứ”

Là một cư dân của “xóm ngụ cư” đã thuộc thế hệ “lão làng”, ông Nguyễn Văn Hùng cho biết, khoảng hơn 20 năm trước, khi còn ở tuổi đôi mươi vợ chồng ông Hùng đã rời quê, xã Mễ Sở, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, tìm đến bãi giữa sông Hồng kiếm kế sinh nhai. 

“Ngày ấy tôi vừa lấy vợ, hai vợ chồng chỉ có nghề nông mà ruộng đất ở quê quá ít ỏi. Nghe những người đồng hương nói nơi này dễ làm ăn, chúng tôi bèn tìm đến và thuê được 3 mẫu đất. Thời gian thấm thoát trôi đi, nay các con tôi đứa lớn cũng vừa tốt nghiệp Đại học, đứa nhỏ đang học năm cuối Đại học. Vợ chồng tôi sức khỏe cũng không còn tốt như trước nữa, nên đã bắt đầu tính đến chuyện trả lại đất để về cố hương sinh sống” – ông Nguyễn Văn Hùng cho biết.

Trước đây toàn bộ những hộ gia đình đều quen với điều kiện sống rất khó khăn, không điện, đường sá giao thông đi lại rất vất vả – toàn đường đất, mà lại um tùm cỏ dại. Mỗi năm vào mùa nước nổi, nước dâng lên ngập bãi, nơi này trở thành một “ốc đảo” bốn bề mênh mông nước, cuộc sống như tách biệt hoàn toàn với bên ngoài. Chỉ vài năm gần đây, điều kiện kinh tế có khá hơn nên hầu hết các gia đình đều lắp tấm pin năng lượng mặt trời, nhưng cũng chỉ đủ để lấy điện thắp sáng, và xem ti vi. Nước ăn uống và sinh hoạt vẫn phải sử dụng giếng khoan, được lọc qua bể cát.

Việc học hành hạn chế, phần lớn các phụ huynh ở đây không có điều kiện chăm sóc con thường xuyên. Các cháu nhỏ nếu không ở quê với ông bà thì được bố mẹ đưa vào thành phố để trọ học. Gần như quanh năm, người dân đều phải “bám trụ” đến mảnh vườn, chỉ khi giỗ Chạp Tết thì mới tranh thủ về quê. Còn đâu thì họ lại tất tưởi trở về cho kịp việc gieo cấy.

Thú vị đến giản dị…

Tuy vất vả là thế, thu nhập cũng chẳng đáng là bao nhưng công việc của mọi người luôn luôn tất bật. Theo chia sẻ của cư dân Lê Văn Nghị thì công việc đồng áng đòi hỏi các gia đình phải thuận vợ thuận chồng, bởi công việc bận quanh năm suốt tháng.

Người phụ nữ ở đây ngày nào cũng đi chợ. Sau đó, họ về chăm sóc cho chồng con. Đâu vào đấy công việc, họ lại chuẩn bị cho phiên chợ mới. Còn đàn ông trong xóm phải lo những việc nặng nhọc như cày cuốc, gieo trồng… Thế nên thuận vợ chồng cũng là một nét thú vị được cư dân trong xóm rất tự hào.

“Xóm ngụ cư” ở bãi giữa sông Hồng là nơi cư trú của gần 30 hộ gia đình với nếp sinh hoạt “bếp củi, đèn dầu” của thời… ngày xửa ngày xưa.
“Xóm ngụ cư” ở bãi giữa sông Hồng là nơi cư trú của gần 30 hộ gia đình với nếp sinh hoạt “bếp củi, đèn dầu” của thời… ngày xửa ngày xưa.

“Vào vụ thu hoạch, có khi phải thức dậy từ 2 hoặc 3h sáng thắp đèn hái rau, vì nếu hái buổi chiều thì rau héo không bán được. Khoảng 4 giờ sáng chúng tôi đưa hàng đến chợ Tứ Liên bán buôn. Lời lãi không đáng kể, nhưng vẫn phải chấp nhận vì như thế mới có đồng ra đồng vào. Còn nếu không làm thì không có nghề gì khác, mà con cái cũng không có điều kiện học hành” – ông Lê Văn Nghị tâm sự.

Nhưng cuộc sống ở “xóm ngụ cư” cũng có nhiều điều thú vị khác, mà những người sinh sống tại đây cho rằng, người ở phố thị có nằm mơ cũng không có được. Tại đây, họ được hưởng điều kiện khí hậu trong lành, yên tĩnh tuyệt đối, không ngột ngạt ồn ào như thành phố. Mặt khác, cư dân nơi này vẫn giữ được bản tính chất phác thật thà vốn có của những người nông dân, chỉ quen với ruộng đồng cày cấy - không có thói quen phải cảnh giác đề phòng bất cứ ai. 

“Vào mùa hè, gió thổi mát rượi, không khí trong lành khiến tâm hồn thư thái thoải mái. Về mùa đông dẫu cho nhiệt độ có lạnh, nhưng có lẽ do công việc nặng nhọc tốn nhiều sức lực nên khiến chúng tôi, không cảm thấy lạnh.

Nếu như ở bên phố sểnh ra là mất cắp, thì an ninh trật tự ở “xóm ngụ cư” giữa sông Hồng rất đảm bảo. Nhiều khi có việc gia đình chúng tôi đóng cửa về quê, “vứt luôn” xe ở ngoài sân, hay ngoài bãi không cần cất – để như thế nào thì lúc quay trở lên vẫn y nguyên không ai đụng đến. Do đều có hoàn cảnh khó khăn tha hương cầu thực, nên tình nghĩa xóm giềng cũng rất keo sơn bền chặt, chỉ một hộ gia đình gặp khó khăn thì cả xóm sẵn sàng tương trợ giúp đỡ. Tôi sống ở đây ngót 20 năm rồi, chưa từng thấy xảy ra vụ mất cắp, hay hành hung gây rối nào xảy ra” – ông Lê Văn Nghị cho biết. 

Theo những người dân tại đây, sở dĩ bọn lưu manh không dám bén mảng tới là bởi tinh thần đoàn kết của các cư dân rất cao. Lại thêm vị trí địa lý đắc địa, nếu mùa nước nổi thì như một ốc đảo tách biệt với thế giới bên ngoài. Các cư dân cũng thống nhất cùng nhau, khi phát hiện đối tượng trộm cắp thì tri hô, thông báo cho mọi người chặn đầu trên và dưới, mặt khác điện cho lực lượng công an ở bên kia sông sang hỗ trợ…, trộm chỉ có nước “vào rọ”. 

Một điểm nữa theo các cư dân là họ hoàn toàn không phải bận tâm đến vấn đề “vệ sinh thực phẩm”. Các loại rau củ quả, mùa nào thức ấy đều là những sản phẩm tự tay làm ra, đảm bảo sạch sẽ ngon miệng. Điều này khiến hầu hết các cư dân cư trú tại đây cảm thấy cuộc sống rất sảng khoái.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.