'Vợ chồng tỉnh lẻ' đổi đời từ nhà trọ 9m2 sang chung cư Hà Nội cách nào?

Dù thu nhập không cao nhưng nhờ khéo thu vén, chị Nguyễn Thị Thu Nga đã mua được căn hộ nhỏ và chăm lo cho gia đình tốt. Ảnh: NVCC.
Dù thu nhập không cao nhưng nhờ khéo thu vén, chị Nguyễn Thị Thu Nga đã mua được căn hộ nhỏ và chăm lo cho gia đình tốt. Ảnh: NVCC.
"Tôi chấp nhận sống 9 năm trong căn phòng trọ chỉ to gấp đôi cái giường để tích lũy dần", chị Nga kể.

Hai vợ chồng từ quê ra Hà Nội lập nghiệp, tay trắng và có đồng lương eo hẹp, vợ chồng chị Nguyễn Thị Thu Nga, 33 tuổi (Linh Đàm, Hà Nội) đã cùng nhau vun vén và mua được căn hộ 57m2. Dưới đây là kinh nghiệm chi tiêu của chị Thu Nga:

Tôi quê Bắc Giang, ra Hà Nội học cao đẳng mầm non và tốt nghiệp năm 2006. Tôi đi làm cô giáo với mức lương 600-700 nghìn đồng mỗi tháng trong vòng một năm rồi bỏ nghề, chuyển sang làm hướng dẫn viên du lịch với lương 50.000 đồng/ngày. Làm công việc này một năm, tôi lại nghỉ và về làm văn phòng công ty du lịch, hưởng lương hành chính. Từ đó tới nay, tôi đã đổi qua vài công ty do hai lần sinh con lại nghỉ và mất việc luôn.

Tôi lập gia đình năm 2009, anh xã là kỹ sư mỏ địa chất, lương cố định không màu mè, hoa hồng gì hết. Gia đình hai bên không có điều kiện, không có hỗ trợ gì ngoài tinh thần. Chính vì thế, tôi luôn xác định, phải khéo vén mới mong có cuộc sống tốt. 

Sau khi kết hôn, vợ chồng tôi vẫn sống tại phòng trọ 9m2 mà tôi đã ở khi còn là sinh viên. Chỗ đó tuy chật chội nhưng bác chủ nhà rất tốt, nhiều lần sẵn sàng cho tôi nợ tiền thuê vài tháng lúc túng thiếu và giá chỉ 900 nghìn đồng vào những năm 2012-2014. Phòng chật, nhà mái tôn, mùa hè oi nóng, nhiều khi vợ chồng tôi phải đắp cho con vài chiếc khăn dấp nước để con có thể ngủ ngon được. Có lẽ thương bố mẹ vất vả, dù điều kiện sống khó khăn, con cứ thế lớn lên khỏe mạnh.

Học theo mẹ mình, tôi đã tiết kiệm ban đầu như thế này:

Các khoản chi tiêu cố định tôi vạch riêng ra: Tiền thuê nhà, tiền điện nước, tiền đi học của con, tiền ăn hàng ngày... là những khoản hầu như ít thay đổi thì lĩnh lương xong tôi sẽ để ra đóng luôn. Sau khi trừ thêm tiền sinh hoạt không cố định như điện thoại, xe cộ về quê... , được dư ra bao nhiêu tôi để dành cho đủ một chỉ vàng là mua về cất.

Cuối năm có tiền thưởng tháng 13 hay thưởng thêm gì khác, tôi coi như số tiền ấy không liên quan đến đời sống hằng ngày và mang gửi ngay vào sổ tiết kiệm.

Đợt nào vàng giá cao thì tôi không mua vàng mà gom tiền thành quyển sổ gửi ngân hàng: thường mỗi sổ là 5 triệu, 10 triệu, 15 triệu... Các sổ này tôi thường để kỳ hạn dài để lấy lãi suất cao nhất. Mỗi lần rút sổ cuối hạn tôi để nguyên cả gốc lẫn lãi rồi thêm vào nữa cho thành quyển to tiền hơn.

Ngoài ra, tôi bán hàng trên mạng lặt vặt mấy thứ đặc sản quê hương như mỳ chũ, đồ thủ công, lãi được đồng nào thì coi đó là tiền tiết kiệm và tuyệt không tiêu đến.

Cứ như vậy, với tổng thu nhập của hai vợ chồng từ chỗ 10 triệu tới hiện tại là khoảng 20 triệu mỗi tháng, đến năm 2014 thì tôi góp được tầm hơn 260 triệu, một ít vàng và chút USD còn sót từ thời đi hướng dẫn du lịch, tổng cũng được khoảng hơn 400 triệu. Tôi bán toàn bộ, đủ đóng 2 đợt tiền mua căn hộ thương mại 57m2 bên Linh Đàm, giá hơn 900 triệu đồng. Còn 3 đợt đóng tiền sau đó, tôi vay được gói 30.000 tỷ của ngân hàng. Cuối năm 2015 tôi đã được nhận nhà, giảm luôn khoản tiền thuê nhà trọ mỗi tháng. 

Hiện tại mỗi tháng tôi trả nợ tiền nhà, cả gốc và lãi là 5,5 triệu, tiền học cho 2 con trai, một 8 tuổi, một 3 tuổi, là 3,5 triệu. Trừ thêm tiền điện nước 500 nghìn, xăng xe, điện thoại và trà nước, ăn tối 3-4 triệu cho cả nhà (hai vợ chồng ăn trưa đều được công ty hỗ trợ), một triệu tiền sữa cho con thì mỗi tháng tôi vẫn để dành được 4-5 triệu. 

Tới giờ, tôi đã có thêm chục cuốn sổ tiết kiệm, mỗi cuốn 5, 10 hay 15 triệu, đang để lãi suất 7,6%/năm trong khi tiền nợ trả góp nhà chịu lãi 5,0%/năm. Chênh lãi suất như vậy nên tôi không có ý định rút tiết kiệm ra để trả nợ sớm, số tiền đó tôi dự kiến sẽ để dành kinh doanh thêm sau này, trong khi vẫn túc tắc trả nợ nhà trong hạn 10 năm.

Vợ chồng tôi làm được điều này một phần nhờ ông xã rất yêu vợ thương con, đi làm về là đưa hết lương cho vợ, không chơi bời tệ nạn hay đàn đúm bạn bè. 

Cuộc sống bây giờ của gia đình tôi ổn định, vẫn có tiền để dành, đi du lịch mỗi năm (mỗi lần đi chơi xa tôi luôn săn vé 0 đồng), thi thoảng cuối tuần vẫn ăn cho con đi chơi, xem phim, ăn nhà hàng... Khoản này không quá tốn kém vì tôi thường tìm mua thanh lý các voucher giảm giá hay tiêu khi có được khoản thưởng từ khách cho nhân viên công ty du lịch.

Thời nay bệnh tật nhiều, tương lai khó lường nên tiết kiệm để phòng bất trắc là việc phải làm, nhưng thứ gì cần tiêu, từ ăn uống, lo cho sức khỏe đến hưởng thụ thời gian gia đình bên nhau thì tôi vẫn cố đảm bảo, khoản nào ra khoản ấy. 

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.