Vì sao nhiều di sản văn hóa phải “sống thực vật”?

Chèo Tàu có nguy cơ thất truyền vì 25 năm mở hội một lần.
Chèo Tàu có nguy cơ thất truyền vì 25 năm mở hội một lần.
(PLVN) - Di sản có thể tiếp tục sống trong đời sống đương đại như thế nào? Đi vào bảo tàng và trở thành ký ức của chúng ta về các giá trị văn hóa trong quá khứ? Hay có thể sống, phát triển song hành cùng đời sống đương đại? Nhiều câu hỏi đang được đặt ra với ngành văn hóa về sự tồn tại của các di sản.

Những di sản dần biến mất

Một trong những di sản đang “sống thực vật” là Chèo Tàu - một loại hình diễn xướng hầu Thánh ở Tổng Gối (Đan Phượng, Hà Nội) đã từng được lập hồ sơ đề cử Di sản thế giới năm 2001. Đến nay, dù đã có rất nhiều nỗ lực sưu tầm khôi phục Chèo Tàu nhưng do bị thất truyền đã quá lâu, lệ Thánh lại 25 năm mới mở hội một lần, nên “ứng cử viên” di sản thế giới này cũng chỉ “loay hoay trong 4 bức tường”, mọi việc vẫn còn dang dở. 

Ngay tại quê hương của Chèo Tàu, các nghệ nhân gắn bó với Chèo Tàu nhất vẫn ngày ngày khắc khoải đi tìm Chèo Tàu đích thực. Nghệ nhân ưu tú Ngô Thị Thu, thành viên Câu lạc bộ Chèo Tàu xã Tân Hội tâm sự, Chèo Tàu còn quá ít người biết đến. 

“Ngày trước, khi những bậc cao niên, những cây đa, cây đề thuộc nhiều bài hát Chèo Tàu như cụ Tiến Thị Lục, Kim Thị Ba và Nguyễn Thị Năm còn sống thường hay truyền dạy chúng tôi các bài hát và cách hát, nhưng từ khi các cụ mất, việc phục dựng các làn điệu rất khó khăn.

Theo lời kể của các cụ, có đến 360 làn điệu nhưng hiện nay chúng tôi chỉ lưu giữ chính xác về ngôn ngữ và cách hát khoảng 20 làn điệu, trong đó có “Se chỉ luồn kim”, “Cổ kiêu ba ngấn”, “Răng đen hạt đậu”... Sở dĩ như vậy vì việc học hát Chèo Tàu chủ yếu qua hình thức truyền miệng, không có sách nào ghi lại những lời hát.

Năm 2001, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam đề cử hát Chèo Tàu cùng múa Thái lên UNESCO để công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của thế giới nhưng không được công nhận do hồ sơ chuẩn bị quá sơ sài”, bà Thu nói.

Vì cũng sống trong “tình trạng thực vật” nên hiếm ai biết tới một loại chèo gọi là Chèo Ma chỉ phổ biến ở Mường Muốt (xã Cẩm Thành, Cẩm Thủy, Thanh Hóa). Những làn chèo lạ này được hát thâu đêm suốt sáng, kéo dài hết ngày này qua ngày khác, có thể “tái diễn” hàng chục ngày. Diễn chèo mà như “diễn xiếc” trước linh cữu người chết chỉ để nhằm một mục đích là… làm vui cho đám ma.

Khác với chèo Bắc bộ là hát ở sân đình, hát Chèo Ma chỉ diễn ra khi có đám tang người “chết đúng qui luật” (thọ từ 70 tuổi trở lên) và chỉ hát trước linh cữu người chết. Nội dung Chèo Ma rất dài, gồm 10 mái và những tích trò cười được chia thành hai phần với hai tầng ý nghĩa: báo hiếu và gây cười bao gồm: chèo buồn (hát kể “tầng chay năm tháng” với lời lẽ rất buồn về công ơn cha mẹ, giờ cha mẹ mất đi, con cái báo hiếu bằng cách mời phường chèo đến hát tiễn cha mẹ đã mất về cõi Mường Trời) và chèo vui (ca, vũ, âm điệu).

Hay ở làng Ngọc Trục, xã Thiệu Tiến, Thiệu Hóa, Thanh Hóa cũng có một loại hình múa rối mà tương truyền “có từ thời Nguyễn Trãi giả làm gái đi bán dầu để tìm Lê Lợi xin đầu quân” song cũng chưa thấy sử sách nào nhắc đến. Những con rối to lớn, đồ sộ được làm bằng cốt tre như đồ mã mà cử động được như thật nhưng bị “hóa” ngay sau khi diễn xong. 

Chưa hết, Kiểu Kâu - một trong những nghệ nhân nổi tiếng nhất Tây Nguyên - người đã biên soạn, dịch sang Tiếng Việt được 75 bộ sử thi M’Nông, 15 truyện cổ và 3 tập lời nói vần cùng rất nhiều đầu sách có giá trị khác.

Mãi tới ngày giỗ đầu ông, người ta mới biết di cảo của ông với nhiều công trình chưa được công bố, hiện vẫn còn “ở ẩn” trong chiếc máy tính cá nhân của ông mà nguyên nhân nào đó khiến nó không khởi động lại được…

Đặc biệt là sự mai một khá rõ của một số loại hình di sản như truyền khẩu, tri thức dân gian, nghệ thuật trình diễn và tập quán xã hội. Điển hình như: tiếng lóng ở làng Đa Chất (Phú Xuyên); hát Trống quân (Phú Xuyên, Thường Tín, Phúc Thọ), hát Tuồng cổ (Chương Mỹ)… 

Báo động đỏ

Có nhiều nguyên nhân khiến di sản đang dần biến mất: sự thu hẹp, biến đổi không gian văn hoá làm biến đổi thực hành di sản; bất cập về nhận thức trong công tác quản lý dẫn đến tác động làm sai lệch giá trị di sản… Trong đó có cả nguyên nhân do thiếu nguồn nhân lực cho quản lý di sản, năng lực hạn chế, chưa có điều kiện đào tạo và tập huấn thường xuyên, trong khi nguồn tài chính hỗ trợ cộng đồng phục hồi, bảo tồn và trao truyền di sản rất ít, không thường xuyên. 

Là tài sản ông bà, cha mẹ để lại, di sản văn hóa được truyền lại từ đời này qua đời khác là một phần quan trọng trong sự giàu có và bền vững của văn hóa quốc gia. Nhưng không ít di sản văn hóa lại nằm trong sự thờ ơ, hoặc bất lực của chính những người đang lưu giữ chúng khiến nhiều di sản quý báu đã và đang có nguy cơ biến mất hàng ngày. 

Song song với nguy cơ ấy là những sự cải biên, cải tiến, phục dựng di sản mà nhiều người cho rằng đã tác động đến tính nguyên vẹn của chúng, thậm chí cho rằng đã làm hỏng di sản, hoặc làm biến mất chúng.

Theo Ths. Phạm Văn Phê – Đại học Văn hóa Hà Nội, do tác động của cơ chế thị trường và quá trình hội nhập, nhiều di sản văn hóa phi vật thể đang bị pha tạp và dần mai một. Thậm chí nhiều làn điệu dân ca, điệu múa cổ truyền, nhạc cụ dân tộc, lễ hội dân gian, một số nghề thủ công truyền thống và phương tiện sinh hoạt hằng ngày bị thất truyền, số còn lại cũng đang ở tình trạng không có điều kiện phục hồi. 

Các tài liệu, tư liệu về các di sản phi vật thể cổ xưa lưu giữ không nhiều, số còn lại đang nằm rải rác, chưa có điều kiện sưu tầm, tập hợp. Những nghệ sĩ, nghệ nhân am tường chuyên môn đã lớn tuổi, hoặc đã mất… Vì thế, sự tồn tại rất nhiều di sản văn hóa cổ đang ngưỡng báo động đỏ. 

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.