Ước mơ của Di

(PLO) - Đức Xuân là một xã nghèo ở huyện Bắc Quang thuộc tỉnh Hà Giang. Cuộc sống thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần. Được đi học, được đến trường là mong muốn của từng em nhỏ nơi đây. Em Ma Thị Di ở thôn Đức Xuân là một tấm gương vượt lên tất cả để vươn tới “cái chữ” ở miền đất nghèo này.
Để đến được nhà của Ma Thị Di ở xã Đức Quang, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang phải trải qua một chặng đường đi với đường vách đá cheo leo. Đến hỏi, ai trong làng cũng biết nhà em Di bởi lẽ nhà em “nghèo lắm, nghèo nhất cái xã này”.
Cuộc sống bữa no, bữa đói nhưng Di lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ. Sự bình yên ấy ngắn chẳng tày gang khi mới 12 tuổi mẹ em đột ngột ra đi. Từ ngày mẹ mất, mọi khó khăn, nhọc nhằn đều đè nặng lên đôi vai nhỏ, gầy của em. Mới học đến lớp 7 nhưng em có thể tự làm được mọi việc mà không cần người lớn giúp đỡ, từ nấu cơm, chăn vịt hay  sửa chữa các đồ vật trong nhà.  
Người cha - trụ cột chính trong gia đình đau buồn vì sự ra đi của vợ nên suốt ngày rượu chè, cờ bạc, không chăm lo đến gia đình. Cả nhà chỉ trông chờ vào đồng lương còm của bố. Nhiều bữa cơm chỉ có rau, cua suối do Di bắt được.
Tuổi thơ Di lớn lên cùng những trận đòn không lí do của bố và những bữa cơm đạm bạc. Dù đã học lớp 7 nhưng thân hình em nhỏ thó, ốm yếu, kém hẳn các bạn cùng trang lứa. Với áp lực tâm lí lúc nào cũng sợ sệt, hoảng loạn bởi lẽ không biết bao giờ thì bố về, bao giờ thì bố sẽ đánh mình, hoặc đoán xem hôm nay bố vui hay bố đang bực mình, với em là cả một sự ám ảnh.
Sống trong sợ hãi như vậy nhưng ước mơ được đi học chưa bao giờ nguôi ngoai trong tâm trí em. Em mong được đến trường, được học hành và gặp gỡ bạn bè để quên đi những vất vả, nhọc nhằn mà em phải gánh vác. 
Cô Triệu Thị Mạo - giáo viên chủ nhiệm lớp Di nói:  “Lực học của em thuộc trung bình khá, nhưng sự cố gắng của em rất đáng ghi nhận. Em không được đi học đều, buổi đi buổi nghỉ nhưng ngồi học em luôn chăm chú nghe giảng. Những hôm mùa đông em mặc không đủ ấm đến trường, tôi lại gom góp quần áo cũ mang đến cho em. Thương em, nhưng ở đây ai cũng nghèo, chỉ giúp em được như vậy thôi...”.
Nhưng nào đã hết, gần đây bố em không cho em đến trường nữa vì sợ không có người lo lắng việc đồng áng. “Lần đầu em cắp sách đến trường thì bố em níu em lại, em chỉ biết khóc và xin bố cho con đi học để con kiếm cái chữ.  Nhờ có các thầy, cô giáo đến vận động, khuyên nhủ bố thì em mới được đến trường, nhưng với điều kiện là em phải làm hết mọi việc trong nhà, từ chăn vịt, nấu cơm, vào rừng kiếm củi đến làm ruộng” - Di rưng rưng kể. 
Thầy Nguyễn Dương Minh - Hiệu trưởng Trường THCS Đức Xuân nơi Di đang theo học cho biết: “Nhà trường gần như cắt giảm hết mọi khoản đóng góp, đồng thời có hỗ trợ thêm để em Di có thể đến trường đều đặn. Những lần em nghỉ học cả tuần liền không có lí do, chúng tôi cũng cho người về để vận động, động viên em tiếp tục đến trường”.
Sinh ra ở nơi nghèo khổ, cuộc sống chồng chất những khó khăn nhưng Di vẫn chưa một lần từ bỏ ước mơ rằng bố có thể cho em học hết lớp 9, rồi kiếm cho em một nghề để theo học, thoát khỏi cuộc sống quanh năm chân lấm tay bùn. Ước mơ này với một ai đó thật bình thường, nhưng với Di sẽ là một chặng đường rất dài. Chia tay trong buổi chiều chạng vạng, nắng đã tắt trên những đỉnh núi, nụ cười hiền lành của em vẫn ám ảnh tôi không dứt trên đường về…

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.