Ứng phó với bão số 12: Quân đội huy động hơn 132 nghìn người sẵn sàng giúp dân

Cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn 127, Vùng 5 Hải quân kéo tàu, thuyền ngư dân  lên bờ
Cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn 127, Vùng 5 Hải quân kéo tàu, thuyền ngư dân lên bờ
(PLO) - Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương, sáng sớm nay - 4/11, bão số 12 (Damrey) đi vào đất liền các tỉnh từ Nam Phú Yên đến Bắc Bình Thuận với sức gió mạnh nhất cấp 11, giật cấp 14. Ứng phó với bão, các đơn vị Quân đội thường xuyên theo dõi, cập nhật diễn biến của bão, rà soát các phương án ứng phó, bảo đảm an toàn cho người, phương tiện, kho tàng, doanh trại, bảo đảm an toàn cho các hoạt động Hội nghị Cấp cao APEC tại Đà Nẵng.

Trước diễn biến của cơn bão số 12 và mưa lũ phức tạp ở khu vực Nam Trung bộ và Nam bộ, Thượng tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã ký Điện khẩn số 258/TK gửi các quân khu: 5, 7, 9; các tổng cục: Chính trị, Hậu cần, Kỹ thuật, Công nghiệp Quốc phòng, Tổng cục II; các quân chủng, Bộ Tư lệnh: Hải quân, Phòng không - Không quân, Biên phòng, Cảnh sát Biển... để đôn đốc về việc ứng phó với thiên tai ở các tỉnh khu vực phía Nam và Nam Trung bộ.

Công điện nêu rõ: Các đơn vị phải theo dõi chặt chẽ, cập nhật thường xuyên diễn biến của thiên tai, mưa, bão, lũ, duy trì nghiêm chế độ trực, triển khai ngay các biện pháp bảo đảm an toàn kho tàng, doanh trại. Khi có tình huống, tham mưu ngay với địa phương phương án xử lý trên cơ sở phát huy tích cực phương châm “4 tại chỗ”. Chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để cơ động khi có lệnh. Các đơn vị chủ động phối hợp với địa phương rà soát, kiểm tra hệ thống đê, kè, hồ đập, bảo đảm an toàn khi có mưa lũ.

Các đơn vị như Hải quân, Biên phòng, Cảnh sát Biển phối hợp với các địa phương ven biển nhanh chóng thông báo cho các tàu, thuyền hướng di chuyển của bão, tìm nơi tránh trú bảo đảm an toàn, kiên quyết không để người ở lại trên tàu, thuyền, lồng bè khi bão đổ bộ vào bờ. Quân chủng Phòng không-Không quân, Binh đoàn 18 chuẩn bị máy bay, sẵn sàng tham gia công tác cứu hộ, cứu nạn. Tổng cục Hậu cần và các đơn vị phải chuẩn bị tốt về lương thực, thực phẩm lẫn thuốc men, sẵn sàng hỗ trợ nhân dân và các đơn vị trong vùng bị ảnh hưởng thiệt hại do bão và mưa lũ.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Quốc phòng, các đơn vị đã chủ động lực lượng, phương tiện ứng phó với bão số 12 với quân số là 132.871 người (trong đó có  42.604 bộ đội, 68.859 dân quân tự vệ, 21.408 người thuộc lực lượng khác) và 4.271 phương tiện (1.907 ô tô, 226 xe đặc chủng, 138 tàu, 2.000 xuồng) sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ khi có tình huống xảy ra.

Bộ đội Biên phòng (BĐBP) các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Bình đến Kiên Giang đã phối hợp với địa phương, gia đình, chủ tàu, thuyền trưởng thông báo và hướng dẫn cho 79.182 phương tiện/385.911 lao động biết vị trí, diễn biến, hướng di chuyển của bão để chủ động di chuyển hoặc thoát khỏi vùng nguy hiểm. Tuy nhiên, vẫn còn 40 tàu với 308 lao động gồm: 24 tàu/184 lao động của Bình Định và 16 tàu/124 lao động - Bà Rịa - Vũng Tàu còn hoạt động ở khu vực nguy hiểm.

Các tàu kể trên đã nhận được thông tin về bão và đang di chuyển về bờ hoặc thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân, Vùng 4 Hải quân đã triển khai các tàu trực tại căn cứ, thông báo và hướng dẫn, lai dắt tàu cá của ngư dân vào khu vực tránh, trú bão an toàn. Đến 10h ngày 3/11, có 121 tàu cá cùng 2.985 ngư dân đã vào neo tránh bão trong các đảo ở Trường Sa. Riêng đảo Song Tử Tây hiện có 35 tàu cá neo trong âu tàu. Cán bộ, chiến sĩ, nhân dân trên các đảo đã huy động mọi nguồn lực, hỗ trợ lương thực, thực phẩm, thuốc men, quần áo cho ngư dân trong những ngày tránh bão.

Tại huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn 127, Vùng 5 Hải quân đã kéo 35 tàu, thuyền của ngư dân lên bờ tránh bão. Tại Khánh Hòa, Thiếu tướng Trương Đức Nghĩa - Chánh Văn phòng Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn, Cục trưởng Cục Cứu hộ cứu nạn (Bộ Quốc phòng) cho biết, hiện nay, công tác chuẩn bị lực lượng, phương tiện ứng phó bão cơ bản đã xong, trong đó 800 bộ đội, 1.610 dân quân, 25 ca nô và 15 ô tô. Còn lực lượng BĐBP tỉnh duy trì 2 xe chỉ huy, 1 xe cứu thương, 1 xe tải, 2 xe chở quân, 2 tàu Hải đội, 9 tàu gỗ, 10 ca nô, 5 xe mô tô cơ động sẵn sàng tham ứng cứu.

Đại tá Trần Dương Kiên - Trưởng phòng Cứu hộ-Cứu nạn, Bộ Tham mưu BĐBP cho biết: “Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, Bộ Tư lệnh BĐBP đã điện chỉ đạo BĐBP các tỉnh từ Quảng Bình đến Kiên Giang theo dõi nắm chắc diễn biến, hướng di chuyển của bão Damrey trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đồng thời, sử dụng thông tin tìm kiếm cứu nạn của đơn vị phối hợp với địa phương, gia đình chủ tàu, thuyền trưởng thông báo duy trì liên lạc với các phương tiện đang hoạt động trên biển biết diễn biến, hướng di chuyển của bão để chủ động thoát khỏi khu vực nguy hiểm, về bờ đảm bảo an toàn. Bên cạnh đó, BĐBP các tỉnh từ Quảng Bình đến Kiên Giang duy trì thường trực 24/24 giờ, sẵn sàng lực lượng, phương tiện, tham gia xử lý các tình huống khi có yêu cầu...”.

Thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, Bộ Tư lệnh BĐBP, với phương châm “4 tại chỗ”, “3 sẵn sàng”, các đơn vị BĐBP các tỉnh đã triển khai nhiều biện pháp để chủ động đối phó như cử các tổ công tác xuống địa bàn tuyên truyền, vận động nhân dân có các phương tiện đánh bắt xa bờ không chủ quan trước tình hình diễn biến của thời tiết. Đồng thời, tổ chức kiểm tra toàn bộ nhà dân nằm trong khu vực được nhận định nguy hiểm, để có phương án tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương chủ động phương án khắc phục. 

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.