'Trò chơi' ba mang của biệt kích quân đội Việt Nam Cộng hòa

SOG tuyển chọn biệt kích cho trò chơi “ba mang” từ các trại tù binh như thế này
SOG tuyển chọn biệt kích cho trò chơi “ba mang” từ các trại tù binh như thế này
(PLO) -Sau khi phân tích, McKnight và Singlaub (phụ trách SOG năm 1968) phát hiện ra Hà Nội rất lo ngại về gián điệp. SOG quyết định sử dụng phương pháp đánh lạc hướng, chơi trò “ba mang” để tiếp tục chương trình có tên gọi tắt là OP34 này.

McKnight và cộng sự là Singlaub đã xem xét rất kỹ các thiệt hại trong chương trình biệt kích, gián điệp. Tuy nhiên, khi nghiên cứu báo cáo của nhóm chuyên viên phản gián về chương trình gián điệp, biệt kích và sự đánh giá trước đó của Kingston, Singlaub và McKnight gặp phải rất nhiều chi tiết lạ lùng, thậm chí còn kỳ lạ. 

Ý tưởng mới

Họ phát hiện ra, Hà Nội tuyên bố đã bắt giữ số lượng lớn biệt kích nhiều so với số SOG đã tung đi, nhưng số liệu đó không xuất hiện trên báo chí mà xuất hiện trong tài liệu nội bộ, chỉ thị và tài liệu đặc biệt.

Ví dụ, Viện trưởng VKSNDTC đã báo cáo trước Quốc hội tháng 3/1966 là, trong năm trước đó, gián điệp đã tích cực hoạt động thu thập tin tức chính trị, kinh tế, quân sự và điệp viên của đối phương đã gây ra sự bất mãn trong dân tộc thiểu số và các tổ chức tôn giáo. 

Các chuyên viên của SOG nhận định: Hà Nội đang quá lo ngại về gián điệp. Các cơ quan an ninh tập trung nhiều thời gian, công sức rà soát mọi khu vực để tìm kiếm các toán biệt kích vốn không tồn tại, không khác gì công việc "kéo lưới". Họ dò hỏi dân làng, bao vây số đối tượng nghi vấn.

"Người nào bị nghi vấn ủng hộ hoạt động phản cách mạng trong quá khứ" đều bị tra hỏi. Họ phán đoán, chẳng mấy chốc mà Hà Nội sẽ nghi kỵ và tự đánh lẫn nhau. Họ lập luận, đây chưa phải lúc chấm dứt chương trình OP34 mà ngược lại, OP34 cần được tổ chức lại và mở rộng nhưng với mục đích khác.

Hà Nội dễ bị mắc lừa về quy mô, mức độ họ khống chế hoạt động biệt kích của OP34. Có lẽ, có thể làm cho họ tin là có nhiều toán khác mà họ không biết vẫn đang hoạt động bên trong biên giới. Đây chính là trò chơi “ba mang” không hề dễ dàng. Với mục đích đó, SOG vạch ra "Chương trình đánh lạc hướng”. 

SOG tuyển chọn biệt kích cho trò chơi “ba mang” từ các trại tù binh như thế này
SOG tuyển chọn biệt kích cho trò chơi “ba mang” từ các trại tù binh như thế này

Chương trình đánh lạc hướng Forae

Ngày 14/3/1968, tướng Westmoreland phê chuẩn chương trình mật danh Forae bằng miệng. Lúc đầu Forae bao gồm “sáu đề án", trong đó ba đề án "được chuyển cho bộ phận chiến tranh tâm lý của SOG"; ba đề án còn lại được giao cho OP34 và trở thành hạt nhân của trò chơi “ba mang”. 

Forae rất đơn giản nhưng thực hiện rất phức tạp, mục tiêu là làm cho Hà Nội tin rằng họ mới chỉ phát hiện ra một phần nhỏ và điệp viên của đối phương đã ăn sâu bén rễ ở miền Bắc. Bản kế hoạch nhằm "thuyết phục Hà Nội là có nhiều toán gián điệp biệt kích đang hoạt động ở miền Bắc hơn con số thực tế". SOG hy vọng Forae sẽ làm cho Hà Nội tập trung lực lượng quân đội, an ninh... tăng cường kiểm soát dân chúng, tạo môi trường thuận lợi cho chiến tranh tâm lý và khai thác quấy rối hậu phương của đối phương".

Nội dung chủ yếu của Forae là hoạt động đánh lừa do Bob Kingston đề xướng. SOG sẽ "đưa máy phát thanh vào miền Bắc qua các toán biệt kích và thả qua đường không để tiếp sóng hai chương trình phát thanh tâm lý chiến (Đài Gươm thiêng ái quốc và Đài Cờ đỏ).

Cạnh đó, gửi các bức điện yêu cầu "các toán đang hoạt động liên hệ với các toán không tồn tại nhằm làm cho Hà Nội phải lo lắng, đau đầu đối phó với thông tin giả. Tuy nhiên, trò chơi này còn hướng tới đánh lừa "đối tác” của SOG là Tổng nha kỹ thuật chiến lược của quân đội Sài Gòn bởi họ tin rằng, cơ quan tình báo Hà Nội đã xâm nhập được vào Tổng nha kỹ thuật chiến lược và moi tin tức.

SOG chỉ cho Tổng Nha kỹ thuật biết một phần và tin rằng Forae chỉ là một phiên bản mới của hoạt động gián điệp, biệt kích trong chương trình OP34, chứ không thể biết những việc làm ẩn chứa mưu đồ lớn ở phía sau. 

Đề án Borden

Theo tài liệu mật của SOG, chương trình Forae gồm ba đề án chính: Borden, Urgency và Oodles. Đề án Borden thực chất là hoạt động tuyển chọn tù binh của Bắc Việt Nam để làm điệp viên cho SOG, nhằm đánh lạc hướng Hà Nội một cách không tự giác. 

Lúc mới ra đời, chương trình này do Đại úy Bert Spivy điều hành. Spivy chọn tù binh ở các nơi giam do quân đội Mỹ quản lý làm người cộng tác chứ không tuyển tù binh do quân đội Việt Nam Cộng hoà giam giữ. Khi đã được đưa về miền Bắc, các điệp viên sẽ phục vụ mục đích của OP34 một cách không tự giác, có nghĩa là, SOG huấn luyện, trang bị tất cả những kỹ năng, thông tin cần thiết của một điệp viên rồi đưa họ về miền Bắc và cho họ móc nối với toán giả tạo để lấy tin tức...

Có điều trái ngược là, SOG mong cho Hà Nội bắt những điệp viên này bởi SOG tin là, khi bị bắt, các điệp viên sẽ khai ra những thông tin mà SOG đã sắp đặt. Nguy hiểm hơn, SOG còn trang bị cho điệp viên những thông tin về quan chức tham nhũng để cung khai khi bị bắt với Hà Nội, nhằm gây nghi kỵ, đấu đá nội bộ. Với chiêu thức này, SOG hy vọng Hà Nội sẽ bắt đầu chiến dịch săn lùng trong hàng ngũ của mình và tạo ra "sự bất mãn và xa cách giữa binh lính và chỉ huy, kích thích sự đảo ngũ”.

SOG tuyển chọn biệt kích cho trò chơi “ba mang” từ các trại tù binh như thế này
SOG tuyển chọn biệt kích cho trò chơi “ba mang” từ các trại tù binh như thế này

Khi việc huấn luyện kết thúc, các điệp viên "giả hiệu" đã sẵn sàng xâm nhập về miền Bắc hoặc vùng lãnh thổ do Bắc Việt Nam kiểm soát tại Lào hay Campuchia. Ngay trong giai đoạn xâm nhập, các thủ đoạn đánh lừa vẫn được áp dụng. Một điệp viên của Borden được "một phần thưởng là nhảy dù trước vì đạt kết quả tốt khi huấn luyện", sau đó đến các thành viên khác.

Dĩ nhiên, "anh ta không biết là khi mình vừa nhảy ra khỏi máy bay vào bóng đêm, đồng đội của anh ta cởi bỏ móc dù và ngồi xuống". Họ chính là một phần của trò chơi. Khi lực lượng an ninh miền Bắc đến tìm kiếm, họ sẽ thu được những chiếc dù "treo ở trên cây”. Những chiếc dù này không chở điệp viên mà là các cục nước đá. Khi bị phát hiện các "điệp viên này đã tan thành nước".

Thậm chí những tù binh không được tuyển chọn là điệp viên cũng có vai trò nhất định trong trò chơi. Theo hồ sơ của Borden, họ được "đưa về trại giam như bình thường để lan truyền thông tin về đề án cho những người cùng bị giam giữ để cuối cùng chuyển đến các nhà phân tích tình báo của miền Bắc".

Điều này bổ sung thêm một khía cạnh nữa cho đề án Borden nhằm vào số tù binh nói chung mà từ đó SOG tuyển chọn điệp viên. Sáng kiến này do một sĩ quan không quân trẻ đến công tác tại SOG năm 1967-1968 đề xuất tên là Clem Tamaraz. Về sau,  ý tưởng của Tamaraz đã trở thành nội dung hoạt động của Chương trình đánh lạc hướng.  

Mục đích của Tamaraz là: Làm thế nào đó để tù binh không được tuyển chọn cũng vẫn được tiếp xúc với người đi tuyển để họ tin rằng SOG đang chào đón một điệp viên, người thường xuyên sinh hoạt cùng với họ. Thủ đoạn này được thực hiện như sau: SOG giả vờ tiến hành nghiên cứu về hội chứng quá căng thẳng trong số tù binh miền Bắc.

Tiếp đó, SOG cử một bác sĩ quân y đến tận trại, khám từng tù binh. Viên bác sĩ sẽ đánh dấu vào trán một người nào đó thứ bột bắt sáng không nhìn thấy được bằng mắt thường. Ngày hôm sau, SOG sẽ đến phỏng vấn số tù binh đó và dùng đèn chiếu để vết đánh dấu đó hiện lên.

Khi phát hiện ra những người “bắt sáng” thì nhân viên của SOG tiến đến chào hỏi vồn vã, bắt tay, ôm hôn và đưa anh ta ra chỗ khám. Số tù binh còn lại cũng nhìn thấy vết sáng hiện trên trán... và vì vậy họ biết anh ta không giống người khác. 

Không cần phải thiên tài lắm để kết luận là anh ta là điệp viên, thông tin này được củng cố bằng số bị loại ra trong quá trình huấn luyện. Do đó, cơ quan tình báo miền Bắc có được thông tin từ số tù binh chiến tranh mà SOG đã cấy người vào.

Rồi họ có thông tin...rằng SOG đang tung người đi, tái khẳng định kết luận là SOG đang huấn luyện người đưa ra Bắc. Cuối cùng, người tù binh bị đánh dấu bằng bột phát sáng được lựa chọn hoặc là trở thành điệp viên hoặc trở về nơi giam giữ cũ. Và thế là OP34 có nhiều điệp viên hơn để tung ra Bắc. 

Với mục đích đầu tiên của đề án Borden là tung đi khoảng vài trăm điệp viên một năm, trong năm 1968, hồ sơ cho thấy đề án đang được triển khai với 98 tù binh đã được tuyển lựa. 50 người trở về trại giam, 44 người được đưa ra Bắc và các vùng do Bắc Việt Nam kiểm soát. 4 người dự kiến sẽ được xâm nhập vào tháng 1-1969".

Đối với những người chỉ đạo Borden, 1968 được coi là năm khởi đầu tốt đẹp. Họ vạch kế hoạch làm nhiều hơn nữa trong năm 1969, tuy nhiên Washington đã can thiệp vào cuối năm 1968 và chấm dứt mọi hoạt động chống lại miền Bắc của SOG có liên quan đến việc đưa người qua giới tuyến.../. 

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.