Tiến sĩ chuyên “đào mồ cuốc mả” và nghi án “chiếc túi gấm mủn”

PGS. TS. Nguyễn Lân Cường “hình tượng hóa” nghề nghiệp khảo cổ của mình bằng một hình ảnh duy nhất trên tấm danh thiếp: Chiếc đầu lâu. “Biểu tượng” này liên quan đến niềm đam mê ông theo đuổi suốt nửa thế kỷ nay: Nghiên cứu về những bộ xương người cổ. Chuyện quá khứ, hiện tại, dự định tương lai của vị Tiến sĩ ngoài 70 tuổi đều không dứt khỏi “chuyện xương xẩu”.

PGS. TS. Nguyễn Lân Cường “hình tượng hóa” nghề khảo cổ của mình bằng một hình ảnh duy nhất trên tấm danh thiếp: Chiếc đầu lâu. “Biểu tượng” này liên quan đến niềm đam mê ông theo đuổi suốt nửa thế kỷ nay: Nghiên cứu về những bộ xương người cổ. Chuyện quá khứ, hiện tại, dự định tương lai của vị Tiến sĩ ngoài 70 tuổi đều không dứt khỏi “chuyện xương xẩu”.  

Tấm danh thiếp in hình đầu lâu

Là con thứ tư trong đại gia đình có 8 người con gồm 6 Giáo sư hoặc Phó Giáo sư, 7 Tiến sĩ, của Giáo sư - Nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân, PGS. TS. Nguyễn Lân Cường cho biết, bố mẹ không ép buộc về chuyện học, nhưng có định hướng.

PGS. TS Nguy
PGS. TS. Nguyễn Lân Cường

Năm 1964, tốt nghiệp với đề tài khoá luận tốt nghiệp: “Phương pháp nuôi cá mè ở ruộng nước”, chàng sinh viên được phân về làm việc tại Viện Dược liệu. Chỉ làm được một tháng, thấy công việc không thỏa được lòng khao khát đi đây đi đó, tìm hiểu những điều mới lạ, chàng trai xin vào Đội khảo cổ (nay là Viện Khảo cổ học), cơ quan đang có nhu cầu tuyển nhân sự chuyên nghiên cứu về… xương người.

Ông Cường tâm sự: “Tôi thích làm những việc ít người làm, thích sáng tạo, thích hoạt động. Khi biết có công việc được đi khắp các miền đất nước, khai quật những di chỉ khảo cổ, nghiên cứu những bộ xương để tìm ra chủ nhân của các nền văn hóa, tôi mừng như bắt được vàng”.

Hành trình theo nghề “xương xẩu, đào mồ cuốc mả” của nhà khoa học bắt đầu ngẫu nhiên như thế. Nhưng để theo đuổi nghề, lại là vô vàn nhọc nhằn, thử thách. Trong suốt thời kỳ chiến tranh chống Mỹ ác liệt, ông cùng đồng nghiệp rong ruổi khắp nơi, bất chấp bom đạn, điều kiện đường xá xa xôi cách trở.

Đúng là “đâu có xương là tôi cứ đi”, theo cách nói đùa của ông. “Chuyện đạp xe từ Hà Nội xuống Quảng Ninh là thường. Có lần đi công tác ở Thanh Hóa, chúng tôi gặp bom Mỹ suýt bỏ mạng. Thời chiến đã vậy, rồi thời bình, chúng tôi phải đi vào những vùng “rừng thiêng nước độc”, mưa lũ chực chờ. Mỗi lần đi, ngắn thì vài tuần, dài thì vài tháng, mà chỉ 3 – 4 anh em đi đào một di chỉ thôi, sống chung cùng muỗi, vắt, rắn rết”, ông kể.  

Danh thiếp độc đáo của ông Cường
Danh thiếp độc đáo của ông Cường

Nhìn bàn tay của vị tiến sĩ, ai ngỡ bàn tay đó đã nghiên cứu, phục chế 800 bộ xương người cổ. Ngành cổ nhân học ở Việt Nam chưa được phát triển như các nước khác, nên dù đã nghỉ hưu trên danh nghĩa, thực tế ông vẫn tiếp tục công tác trên công trường khai quật, phòng thí nghiệm.

“Trăm hay không bằng tay quen”, câu thành ngữ này có lẽ đặc biệt đúng với ông Cường. Suốt đời đánh bạn với những bộ xương và xác ướp, giờ đây nếu đứng trước một trong số hàng trăm mảnh vỡ từ một bộ xương, con mắt tinh tường của ông có thể xác định rõ đó là mảnh vỡ từ bộ phận nào.

Chính tay ông từng mò mẫm hai tháng trời để ghép thành công hộp sọ của một bé gái 6 tuổi ở Đồng Mỏm (Nghệ An) bị vỡ thành 218 mảnh. Bàn tay và đôi mắt nghề nghiệp của nhà khoa học, quả thật không máy móc hiện đại nào có thể thay thế.

Lăn lộn với thực tế, quá trình tự học bền bỉ, từ một người “ngoại đạo”, TS. Nguyễn Lân Cường đã tạo nên một “thương hiệu” trong giới khảo cổ. Người trong giới biết đến ông với những công trình nghiên cứu thực địa công phu, công chúng biết đến ông là tác giả nhiều cuốn sách gây tiếng vang.

Ông vẫn khiêm tốn nói về mình: “Trong lúc giảng cho sinh viên tôi vẫn thường nói: “Thầy truyền đạt cho các em kiến thức về cổ nhân học, nhưng lại học được ở nhiều em về vi tính. Con người ta muốn tiến bộ thì phải không ngừng tự học, và học hỏi ngay những người bên cạnh mình””.

Nghi án nhớ đời về chiếc túi gấm mủn

Lịch sử, đặc biệt khảo cổ học, thường bị người “ngoại đạo” có cảm giác là môn khoa học rất khô khan, cũ kỹ. Thế nhưng, với ông Cường, khảo cổ lại chứa đựng nhiều điều… mới mẻ.

Một trong các công trình “độc đắc” mà ông rất hào hứng khi chia sẻ là công trình nghiên cứu về nhục thân của các vị thiền sư tại 3 ngôi chùa: Chùa Đậu (Hà Nội), chùa Tiêu Sơn và chùa Phật Tích (Bắc Ninh). Ba bức tượng của các vị thiền sư tại các ngôi chùa này đều chung một hình thức “thiền táng”, nghĩa là các vị chân tu đã đi vào cõi vĩnh hằng trong tư thế ngồi thiền, sau đó các di hài được bó lại bằng nhiều lớp vải có phủ sơn ta.

Táng thức độc đáo này được ông phát hiện ra rất ngẫu nhiên: “Năm 1983, khi về chùa Đậu lần đầu, tôi phát hiện trong vết nứt trên đầu của thiền sư Vũ Khắc Minh có xương sọ. Quá hay, nếu chứng minh được đây là di cốt nguyên dạng, không phải là lắp ghép. Tôi xin phép Bộ Văn hóa đưa tượng về Bệnh viện Bạch Mai chụp X - quang để chứng minh. Kết quả đúng như lời tôi dự đoán. Từ đó, thuật ngữ “thiền táng” hay “tượng táng” do tôi đặt ra được công nhận, tương tự như khi nói đến các táng thức như địa táng , hoả táng, thuỷ táng…”

PGS. TS. Nguyễn Lân Cường làm “chuột bạch thí nghiệm” trong mộ chum
PGS. TS. Nguyễn Lân Cường làm “chuột bạch thí nghiệm” trong mộ chum.

Hai mươi năm sau, ông lại cùng các bạn đồng nghiệp suốt 6 tháng ròng rã mới tu bổ thành công tượng hai vị thiền sư ở chùa Đậu.

Có lẽ vì cá tính thích mày mò đến những lĩnh vực mới nên ông Cường nhiều lần gặp phải tai nạn nghề nghiệp… không giống ai.

Năm 2005, một lần khai quật xác ướp tại khu đô thị mới Vườn Đào (quận Tây Hồ, Hà Nội), ông cùng đồng nghiệp bị hàng trăm người địa phương “bao vây”. Người dân quá tò mò với chuyện phát hiện một xác ướp ngay giữa lòng Thủ đô. Bất đắc dĩ, nhà khảo cổ học phải nghĩ ra cách: Yêu cầu người dân ngồi xung quanh, đưa từng hiện vật đào được lên cho người dân xem. Trong số hiện vật có một chiếc túi gấm đã mủn quá, không thể giơ lên, ông cất đi.

“Lập tức ngày hôm sau Ủy ban phường gọi điện cho tôi, bảo rằng dân thông báo ông Cường có giấu đi một chiếc túi nhỏ chứa “báu vật”. Thế là tôi hôm sau tôi phải lên nói chuyện, chiếu ảnh cho hàng nghìn người xem trong chiếc túi ấy đựng gì. Đâu phải vàng bạc báu vật, chỉ là 20 chiếc răng nhuộm đen của người tiền sử”, ông cười hóm hỉnh..  

Bộ môn khảo cổ học là một ngành của khoa học lịch sử, dùng những hiện vật đào được để làm rõ, thuyết minh cho những vấn đề lịch sử. Thế nhưng, có khi chính nhà khảo cổ phải “nhập vai” để chứng minh kết luận của mình.

Kỷ niệm lần khai quật di chỉ Giồng Cá Vồ (huyện Cần Giờ, Tp. HCM) là một ví dụ: “Có nhà nghiên cứu bảo là những bộ xương ở đây chắc là được cải táng, vì mộ chum nhỏ quá, làm sao mà chôn vừa một người. Dựa vào xương bàn chân và cổ chân còn nguyên dạng nằm ở đáy chum, tôi kiên quyết bảo vệ luận điểm của mình: Đây là những bộ xương được chôn nguyên dạng. Thấy có người vẫn nghi ngờ, tôi cởi phăng quần áo, làm thực nghiệm như một cư dân cổ đã… yên nghỉ trong chiếc chum”.

Về sau, bức ảnh chụp ông làm “chuột bạch thí nghiệm”, nằm co mình trong lòng chum không chỉ nổi tiếng trong nước mà cả ở nước ngoài.

Hơn 70 tuổi vẫn mải miết với những chuyến đi khai quật khảo cổ, cuộc gặp trong ngày nghỉ hiếm hoi giữa hai chuyến đi nối tiếp nhau, ông lại say sưa nói về dự định hoàn thành cuốn sách 400 trang, khoảng 100 hình minh họa do chính tay mình vẽ, tựa đề: “Bộ xương người nói với bạn điều gì?”.

Ông sôi nổi: “Bạn chờ xem, tôi chắc chắn ở Việt Nam chưa có cuốn sách nào vẽ xương người đẹp như thế. Tôi không in màu mà chỉ in đen trắng để giá rẻ. Có vậy, sinh viên, người bình dân mới mua được sách” .

Bảo Phượng

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.