Thực hư về hiện tượng đầu thai ở xứ Mường

Người Mường Hòa Bình vẫn truyền nhau nhiều câu chuyện về sự đầu thai kỳ lạ.
Người Mường Hòa Bình vẫn truyền nhau nhiều câu chuyện về sự đầu thai kỳ lạ.
(PLVN) - Từ trước đến nay, nhiều người vẫn truyền nhau câu nói: “Nước Sơn La, ma Hoà Bình” chỉ những hiện tượng dị thường về “đầu thai”, “luân hồi chuyển kiếp” của một số người Mường. Không còn là những câu chuyện chỉ trong kinh điển, truyền miệng dân gian mà hiện tượng này tồn tại chính từ những con người  bằng xương bằng thịt của xứ Mường.

Những đứa trẻ “đầu thai”

Tìm về bản Cọi, Lạc Sơn, Hòa Bình, hỏi người không ai là không nhớ những câu chuyện về hiện tượng “lân lộn” (theo người Mường gọi) đã xảy ra  cách đây gần 10 năm. Họ kể  tường tận những người từng chứng kiến như vừa mới xảy ra cách đây vài ngày. 

Điển hình câu chuyện về cậu bé Nguyễn Phú Quyết Tiến, con anh Tân và chị Thuận, sinh sống tại thị trấn Vụ Bản. Năm 1993, chị Thuận sinh cháu trai đặt tên là Nguyễn Phú Quyết Tiến. Tiến lớn lên, khỏe mạnh bụ bẫm, là niềm hạnh phúc lớn của hai anh chị. Nhưng tai họa ập đến, một lần ra sông chơi, Tiến chẳng may chết đuối, khi ấy cậu bé mới 5  tuổi.

Bỗng nhiên, vào một ngày đầu năm 2006, có một cháu bé tên Bùi Lạc Bình xuất hiện tại gia đình anh chị và khẳng định mình chính là cháu Tiến. Cháu Bình sinh ngày 06/10/2002, là con anh Hoan, chị Dự, người dân tộc Mường sống trong bản Cọi, Lạc Sơn, Hòa Bình. 

Từ đó, Bình tự nhận mình là người Kinh, con bố Tân, mẹ Thuận, làm nghề liên quan đánh máy chữ dưới thị trấn. Có lần chị Dự đánh Bình, cậu bảo: “Con đã chết một lần rồi, mẹ đừng đánh con lại chết lần nữa đấy”. Sau mỗi lần bị mắng, cậu lại đòi về nhà. Một lần chị Dự chở Bình đi, cậu chỉ chính xác địa chỉ của nhà anh Tân dưới Vụ Bản như thân quen từ trước.

Sau cuộc gặp gỡ, hai vợ chồng anh Tân xuống bản Cọi xin phép anh chị Thuận đón Bình về nhà chơi. Vừa về đến cửa, Bình lập tức chạy tót vào phòng, mở tủ bới đồ đạc. Anh Tân thấy vậy bèn hỏi Bình: “Cháu tìm đồ gì vậy?”, Bình nói: “Cháu tìm cái máy bay và cần cẩu”. Anh Tân giật mình nhớ lại, đó là hai món đồ mà Tiến trước đây rất thích. 

Rất nhiều những chuyện Bình kể vanh vách về anh chị Tân - Thuận sau đó khiến đôi bên gia đình phải bất ngờ. Từ chuyện thói quen, chuyện ăn ngủ, chuyện học hành… đều được Bình nhớ tường tận, kể vanh vách.

Sau mọi chuyện, hai bên gia đình thống nhất cho Bình về nhà anh chị Tân – Thuận ở để tiện bề chăm sóc và học hành. Cậu bé sau đó được đổi tên thành Nguyễn Phú Quyết Tiến và trở thành con chung của hai gia đình từ cuối năm 2006.

Một trường hợp “đầu thai” khác là trong nhà anh Hà Văn Tuốt và chị Hà Thị Tuỗn thì xảy ra cách đây đã hơn 20 năm. Anh chị đã gần 50 tuổi, có cậu con duy nhất là Hà Văn Dược (30 tuổi. Mọi người cho biết chàng trai này cũng là “con truyền kiếp”.

Mẹ đẻ của Dược cho biết vợ chồng chị lấy nhau từ năm 1990, một năm sau đó thì sinh con trai. Năm lên 3 tuổi, đang chơi với các bạn ngoài sân, thấy một người thu mua sắn là anh trai của một người trong làng đi qua, Dược nói với các mọi người: “Đấy là bác của em đấy”.

“Nghe bọn bạn nó nói lại nhưng vợ chồng tôi nghĩ là trẻ con nói nhảm nên cũng không để ý đến. Chuyện lạ xảy ra tới khi đi học mẫu giáo, mỗi lần bố mẹ đưa Dược đi học qua nhà một người tên Vì Văn Xiêm thì cậu bé đều nhắc đi nhắc lại: Nhà của con đây này”. Thấy con nói liên thiên, cha mẹ đẻ thậm chí còn có lần phát con đến đỏ mông nhưng sau đó, cậu bé bỗng lăn ra ốm và ngày ngày đều đòi bố mẹ đưa ra “nhà bố Xiêm”.

Anh chị cũng đánh liều bế con đến nhà lạ và kỳ lạ thay, mọi bệnh tình của cậu bé đều biến mất. Cậu bé không chỉ biết hết mọi người trong gia đình lạ mà còn nói rõ mình chết từ lúc mới được 5 tháng tuổi và bố mẹ chưa kịp đặt tên con.

Vợ chồng ông hàng xóm tên Xiêm cũng ngã ngửa người ngạc nhiên bởi những điều bí mật sâu kín đó chỉ có ông bà mới biết. Vậy là ông hàng xóm cũng làm lễ xin được nhận bé Dược làm con nuôi. Bà mẹ “kiếp trước” của Dược cũng khăng khăng: “Nó chính là đứa con đầu của tôi đã chết”.

Theo lời bà kể vợ chồng ông bà sinh cháu đầu năm 1982 được 5 tháng thì cháu bị bệnh vàng da, dù đã đi bệnh viện, nhờ nhiều thầy lang nhưng cháu không qua khỏi. Thật bất ngờ là cháu lại lộn vào làm con gia đình nhà hàng xóm.

Với linh cảm của người mẹ, bà nhận thấy Dược cũng giống như hai đứa con đẻ của mình. Hoàn cảnh của gia đình anh Tuốt cũng neo người nên gia đình tôi cũng chỉ nhận cháu Dược làm con nuôi, khi nào nhà có công việc thì Dược sang phụ.

Đi tìm câu trả lời?

Có một thời gian, xã hội xôn xao với nhiều hiện tượng “đầu thai”, “luân hồi chuyển kiếp” kì lạ của những vùng đất Mường như Lạc Sơn, Mai Châu, Thanh Sơn… Có thể hiểu, “đầu thai” quan niệm rằng người  đầu thai, tái hóa thân, tái hiện thân hay chuyển kiếp theo luân hồi là việc người nào đó chết đi sẽ “chuyển linh hồn” vào thân thể khác. 

Đi tìm nguồn gốc cho hiện tượng đặc biệt này, hiện nay chưa có một nghiên cứu khoa học hay công bố chính thức nào về điều này. Tuy nhiên, dựa vào một số hoạt động văn hóa, tín ngưỡng người Mường, hiện tượng “đầu thai” được giải thích rất rõ trong nghi lễ cắt cầu lân.

Bà Hà Thị Chứt kể lại tập tục người Mường về con lân con lộn.
Bà Hà Thị Chứt kể lại tập tục người Mường về con lân con lộn.

Tìm gặp cụ Hà Thị Chứt (90 tuổi),  cụ bà kể cho chúng tôi những lý giải dân dã về câu chuyện “chuyển kiếp” đã diễn ra trong cộng đồng người Mường ở một số vùng khu vực Hòa Bình và Phú Thọ. Cụ kể người  Mường xưa vốn nhiều huyền thuật, đời sống tâm linh rất phong phú và đa dạng. 

Trước đây, khi sinh ra những đứa trẻ, chúng hay bị bỏ hoặc không được chăm chút nên chết nhiều. Những linh hồn còn nhỏ, chưa phải chết hoặc chết bất đắc kỳ tử sẽ có hiện tượng đầu thai chuyển kiếp. Theo tục lệ, trẻ con không được chôn cùng với mả tộc mà chôn nơi hẻo lánh, bụi trẻ bờ nứa.  

Họ tin rằng những đứa trẻ dưới 12 tuổi chết bất đắc kỳ tử có khả năng đầu thai vào một gia đình khác. Vì vậy, khi  con lớn các gia đình Mường thường hỏi nó con nhà ai ở kiếp trước, nếu là đầu thai thì nó sẽ trả lời được rành mạch chuyện của quá khứ. Khi trẻ 13 tuổi người Mường mới làm lễ cắt cầu lân, trả công bà mụ, đó cũng là lúc hết lân lộn, không thể đầu thai được.

Theo thông tin trên báo chí, tại bản Chiềng Châu (Hòa Bình) có nhiều đứa trẻ sinh ra hoàn toàn bình thường, đến khi 3 – 4 tuổi lại nhận mình là …. con của những gia đình khác xa đến cả chục cây số, dù trước đó hai bên gia đình không có bất cứ mối quan hệ nào. Cho đến nay không còn là câu chuyện hiếm gặp ở các bản, làng vùng cao.

Tuy nhiên khi nhắc đến những câu chuyện này, mọi người đều tin hiện tượng “đầu thai” là có thật, dù chúng ta chưa khẳng định được nguồn gốc và nguyên nhân hiện tượng này. Dù đưa ra rất nhiều bằng chứng chứng minh về hiện tượng đầu thai, luân hồi... nhưng lời giải thực sự về những trường hợp này vẫn là câu hỏi còn bỏ ngỏ.

Trong một lần trả lời báo chí, TS. Vũ Thế Khanh, Tổng Giám đốc Liên hiệp Khoa học công nghệ - Tin học ứng dụng (UIA) khẳng định: ‘‘Nhiều năm tham gia những chương trình nghiên cứu, giao lưu và các khả năng đặc biệt, chúng tôi đã ghi nhận một số câu chuyện tương tự như trường hợp tại xã Chiềng Châu. Đây là những trường hợp dân gian gọi là đầu thai hoặc tái sinh.

Cũng không thể coi ‘‘đầu thai’’ là hiện tượng mê tín dị đoan mà chỉ nên coi nó là hiện tượng khó lí giải mà khoa học chưa thể với tới được. Trên thực tế, những câu chuyện về ‘‘tái sinh’’ vẫn tồn tại bất chấp việc chúng ta có tin hay không’’.

Nhiều trường hợp đầu thai kỳ lạ trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tỉnh Hòa Bình đã được báo chí Việt Nam phản ánh những năm gần đây vẫn đang là bí ẩn chưa có lời giải. Những đứa trẻ chúng vẫn lớn lên và trưởng thành như Tiến, Thu, Dược, nhưng các câu chuyện kỳ ảo về các em vẫn gợi sự tò mò cho nhiều nhà nghiên cứu và cộng đồng xã hội sau này. 

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.