Thực hư tác dụng phương pháp tập dưỡng sinh “chữa bệnh không cần thuốc”

Có tới hơn 60 ngàn hội viên, Viện nghiên cứu và ứng dụng Dưỡng sinh tâm thể (gọi tắt là viện dưỡng sinh tâm thể) được thành lập từ năm 1995 đến nay đã có một mạng lưới các câu lạc bộ thành viên rộng lớn, phủ khắp 30 tỉnh, thành trong cả nước. Được những người cao tuổi cho rằng đây là phương pháp tập luyện đơn giản, không mất một đồng kinh phí, một số người ghi nhận có hiệu quả, tuy nhiên chưa từng thấy một nghiên cứu khoa học nào xác nhận về vấn đề này.

Có tới hơn 60 ngàn hội viên, Viện nghiên cứu và ứng dụng Dưỡng sinh tâm thể (gọi tắt là viện dưỡng sinh tâm thể) được thành lập từ năm 1995 đến nay đã có một mạng lưới các câu lạc bộ thành viên rộng lớn, phủ khắp 30 tỉnh, thành trong cả nước. Được những người cao tuổi cho rằng đây là phương pháp tập luyện đơn giản, không mất một đồng kinh phí, một số người ghi nhận có hiệu quả, tuy nhiên chưa từng thấy một nghiên cứu khoa học nào xác nhận về vấn đề này.

Bệnh nhân thành… bác sĩ

Nhạc sĩ, Đại tá Doãn Nho đảm nhiệm vai trò viện trưởng Viện dưỡng sinh tâm thể từ những ngày đầu thành lập, nhận định về một số trường hợp ông cho rằng khỏi bệnh nhờ dưỡng sinh tâm thể khó tin tưởng như “chuyện thật mà như đùa”. Trường hợp của vợ ông, bà Nguyễn Nguyệt Ánh là một ví dụ điển hình.

Bà Ánh bị chẩn đoán ung thu buồng trứng từ năm 1989, dự liệu chỉ 5 – 6 năm là bệnh sẽ di căn. Thế nhưng từ năm 1996, khi bắt đầu tập luyện phương pháp dưỡng sinh tâm thể thì những biểu hiện ung thư di căn của bà Ánh đã bớt dần và bà đã khỏi bệnh trong vòng ít ngày. Đến nay bà Ánh vẫn sống khỏe mạnh, thường xuyên tập luyện dưỡng sinh tâm thể và đem những kinh nghiệm tập luyện truyền cho các bệnh nhân khác, trở thành một hướng dẫn viên tích cực của phương pháp tập luyện này.

Bà Nguyệt Ánh cho rằng nhờ dưỡng sinh mà mình lành bệnh ung thư
Bà Nguyệt Ánh cho rằng nhờ dưỡng sinh mà mình lành bệnh ung thư

Chính vì chứng kiến người vợ khỏi bệnh một cách kỳ diệu, nhạc sĩ Doãn Nho đã tình nguyện đảm nhận vai trò viện trưởng Viện dưỡng sinh tâm thể, một công việc mà ông coi là để “đền ơn trả nghĩa” cho những ân nhân đã cứu sống vợ mình.

Một trường hợp khác cũng từ người bệnh trở thành người chữa bệnh bằng dưỡng sinh tâm thể là ông Huỳnh Mĩ Cang (ngụ xã Xuân Thịnh, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên). Những năm 1980 – 1990 của thế kỷ trước, bà Lê Thị Giành, vợ ông Cang bị bệnh viêm đa khớp dạng thấp, đau tim và dạ dày rất nặng. Ông chồng cũng đen đủi không kém khi phát hiện ra cũng có khối u ở đầu. Cả hai vợ chồng ông đã được bà Hai Hương, người thường được các bệnh nhân gọi là “má Hai Bình Định”, chữa khỏi bằng dưỡng sinh tâm thể.

Ông Cang do cảm phục phương pháp chữa bệnh và tấm lòng của má Hai Hương nên đã tình nguyện theo học và mở điểm tập dưỡng sinh tâm thể tại gia đình. Ông Cang cũng là một trong ba người đầu tiên theo má Hai Hương ra Hà Nội, vận động gây dựng nên Viện dưỡng sinh tâm thể như ngày nay. Hiện là viện phó Viện dưỡng sinh tâm thể, đi công tác triền miên khắp cả nước nhưng ông Cang nói về công việc của mình rất mộc mạc: “Chỉ có lương tâm chứ không có lương tiền đâu! Tôi đi từ Phú Yên ra tới Hà Nội, rồi đi các tỉnh Tây Bắc đều tự bỏ tiền túi ra hết…”.

Bài tập chưa được khoa học kiểm chứng

Theo ông Cang, sở dĩ dưỡng sinh tâm thể giúp người ta từ chỗ là người bệnh, trở thành người chữa bệnh cho người khác rất nhanh vì phương pháp này không có thủ thuật, thủ pháp hay “bùa chú” gì. Ông Cang hướng dẫn cách tập như sau: “Dưỡng sinh tâm thể là một liệu pháp dùng “năng lượng” để chữa bệnh, nên ban đầu người bệnh cần đến một điểm tập, hay gặp một người đi trước để nắm bắt phương pháp và tiếp nhận “năng lượng” của người hướng dẫn. Sau đó người bệnh vận động cơ thể, sử dụng “năng lượng” từ đôi bàn tay để day, xoa, bóp chỗ bị đau trên cơ thể, tự cảm nhận sự thay đổi. Sau buổi tập thì uống một cốc nước đun sôi để nguội. Sau mười ngày thì kết thúc một liệu trình điều trị, lúc đó có thể nói ngay được khả năng lành bệnh ra sao”?.

Tại trụ sở của Viện Dưỡng sinh tâm thể ở Hà Nội (số 48, ngõ 1, phố Trần Duy Hưng, quận Cầu Giấy, Hà Nội) thường xuyên có khoảng trên 30 bệnh nhân đến để tập luyện. Mỗi buổi tập kéo dài từ 30 phút đến hai tiếng đồng hồ, tùy điều kiện của người tham gia. Có hai huấn luyện viên, thường là những người đã khỏi bệnh sau khi tập luyện, phân công nhau thay phiên hướng dẫn các học viên mới.

“Dưỡng sinh tâm thể cũng giống như các phương pháp dưỡng sinh khác đã ra đời ở Việt Nam, nhằm để tập luyện nâng cao sức khỏe, đẩy lùi bệnh tật mà không dùng thuốc”, một hướng dẫn viên cho biết. Các thành viên đến tập tại phòng tập này không mất bất cứ chi phí gì, chỉ tự nguyện bỏ tiền nhiều ít tùy tâm vào hòm tiền đóng góp xây dựng trung tâm, ai không có tiền đóng góp cũng có thể đến tập tự nhiên.

Một buổi tập của các học viên dưỡng sinh tâm thể
Một buổi tập của các học viên dưỡng sinh tâm thể

Có một điểm đặc biệt của dưỡng sinh tâm thể, theo những người trong cuộc là cả người chữa bệnh lẫn người bệnh đều phải giữ cái tâm hướng thiện, tin vào phương pháp điều trị. Theo cố giáo sư, viện sĩ Vũ Tuyên Hoàng thì chữ “tâm” trong “tâm thể” chính là tâm lý, người bệnh được giải tỏa tâm lý và xây dựng niềm tin trong khi chữa bệnh, kết hợp với vận động luyện tập sẽ đem lại những hiệu quả kì diệu.

Thực hư tác dụng?

Chính vì yếu tố tâm lý – tâm thế này mà bà Nguyệt Ánh, vợ nhạc sĩ Doãn Nho cho rằng bài tập dưỡng sinh tâm thể tuy dễ mà khó. Bà Nguyệt Ánh chia sẻ: “Lần đầu tôi đến học ở trung tâm dưỡng sinh tâm thể thì chỉ thấy mỗi một bà già ngồi xoa, vỗ vùng bụng (bà Hai Hương – PV), những người khác cũng tập theo kiểu đau đâu xoa đó. Tôi thấy vớ vẩn quá, đi được 3 ngày thì chán không muốn đi nữa. Nhưng nhà tôi cứ động viên… Đi tập thêm bốn ngày nữa thì tự nhiên thấy đỡ hẳn. Người mình như có sức bật, mỗi ngày một khác đi. Càng tập thì bệnh tật cứ mòn đi, người khỏe ra”. Kinh nghiệm của bà Nguyệt Ánh rút ra là có thể phương pháp dưỡng sinh tâm thể hợp với những người cần một điểm tựa tinh thần để vượt lên bệnh tật như bà.

Theo con số thống kê của Viện dưỡng sinh tâm thể từ những cuộc thăm dò do đơn vị này tự tổ chức, tỷ lệ người được chữa lành bệnh lên tới trên 60%, tập trung phần lớn ở nhóm bệnh về hệ vận động và hệ thần kinh. Có khoảng 30% bệnh nhân đỡ bệnh và chỉ khoảng 10% không có chuyển biến.

Nhận định về số liệu trên, Bác sĩ Hoàng Xuân Đại (Bác sĩ đa khoa từng công tác tại Viện Sốt rét ký sinh trùng và côn trùng, Bộ Y tế) cho rằng đây là tỉ lệ có thể tin tưởng được. Tuy nhiên theo bác sĩ Đại, dưỡng sinh nói chung hay dưỡng sinh tâm thể nói riêng có hiệu quả nhất với các bệnh mãn tính như bệnh khớp, bệnh hen… hay các bệnh suy nhược thần kinh, tâm can suy nhược, còn việc “chữa khỏi ung thư” bằng dưỡng sinh tâm thể thì chưa có tài liệu khoa học nào ghi nhận. “Đối với một số loại bệnh nếu bệnh nhân tập dưỡng sinh đúng thao tác, thời gian, thời điểm thì sức khỏe sẽ tăng lên và đẩy lùi được bệnh tật tới 80 – 90%”, bác sĩ Đại nhận định.

Nguyễn Phượng

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.