Thành viên đặc biệt trong gia đình người quản tượng già Tây nguyên

Yã Tao là con voi nhà còn lại duy nhất ở Gia Lai
Yã Tao là con voi nhà còn lại duy nhất ở Gia Lai
(PLO) -Cao nguyên Gia Lai vốn tự hào về nghề thuần dưỡng voi rừng và có đàn voi nhà đông đúc. Thế nhưng, theo thời gian, đại ngàn nơi đây dần mai một. May mắn thay, vẫn còn đó một con voi độc nhất tồn tại bên người quản tượng già Ksor Chăm (76 tuổi, ngụ làng Plei Pa Kdranh, xã Chư Mố, huyện Ia Pa).

 

Con voi nhà duy nhất ở Gia Lai

Trong trí nhớ của ông Ksor Chăm, thời trẻ đã không ít lần được theo ông nội mình ngất ngưởng trên bành voi Thoong Khăm đi uống rượu hết làng này sang làng khác trong sự thán phục của các quan thầy người Pháp. Ông không thể nhớ cả vùng Chư Mố lúc đó có bao nhiêu con voi, chỉ biết là rất nhiều. 

Riêng nhà ông đã có tới 3 con voi đực: Thoong Khăm, Thoong Xa và Đak Xom. Nhưng hầu hết đàn voi của buôn làng đều đã chết vì bom đạn Mỹ thời chiến tranh, số ít còn lại cũng ngã xuống vì bệnh tật, thiếu thức ăn. Những người quản tượng vì thế cũng bỏ đi nơi khác, số ít chuyển sang làm ruộng, rẫy. Đến nay, cả Gia Lai chỉ còn lại duy nhất con voi Yã Tao của ông.

Năm 1990, ông Ksor Chăm mang 5 cây vàng qua Đắk Lắk, tìm đến huyện Lạc Thiện mua con voi cái đặt tên là Yã Tao. Theo tính toán của ông, con voi này cũng gần 60 tuổi, hiền lành và ngày ngày mưu sinh cùng ông chủ. Vào mùa thu hoạch mì, cà phê, những nơi mà xe cơ giới không vận chuyển được thì người dân sẽ thuê Yã Tao thồ và phải trả công. Hết mùa thì voi được xích lại và thả tít vào tận rừng sâu vì thức ăn trong đó dồi dào. 

Bây giờ, ông Ksor Chăm cũng đã già yếu đi nhiều nên gần chục năm nay ông đã không còn đủ sức để rong ruổi theo con voi vào rừng kiếm cái ăn cho nó nữa. Công việc quản tượng giờ được ông truyền lại cho người con rể Ksor Alơh. 

Anh Ksor Alơh gùi gạo, muối vào rừng sâu thay cha vợ mình rong ruổi theo con voi để kiếm cái ăn cho nó và cũng để nó kiếm cây thuốc tự chữa bệnh. Vậy nên có khi cả tháng anh mới về nhà một lần. Còn ông Ksor Chăm thi thoảng nhớ voi lại khăn gói vào rừng tìm voi.

“Tôi nhớ mãi đêm ấy, một tiếng đoàng súng kíp vang lên, rồi Yã Tao bị trúng hơn 20 viên đạn chì ở má phải, máu đổ ròng ròng. Nhờ có cây thuốc trồng ở nhà, tôi giã nát đắp lên mặt, những viên đạn tự rời ra, hơn 1 tuần thì vết thương lành hẳn. Sau đó, ở trên rừng, Yã Tao tự tìm cây thuốc chữa bệnh cho mình”, ông Ksor Chăm cho biết.

Ông Ksor Chăm bảo mình có 9 người con, 6 gái và 3 trai, tất cả đã được dựng vợ gả chồng. 3 người con trai thì đứa làm cán bộ xã, đứa đi làm ăn xa nên cũng mất hơi voi từ lâu. Giờ chỉ có 2 người con rể là Ksor Alơh, Siu Kiêm và ông là ngồi được trên lưng voi.

Biết được nhà ông Ksor Chăm sở hữu voi, lâu nay, rất nhiều người đến hỏi mua voi Yã Tao. “Nhiều người lắm, có cả người nước ngoài hỏi mua Yã Tao. Cách đây ít năm, có công ty du lịch hỏi mua giá 1,5 tỷ nhưng tôi từ chối. Không phải tôi chê tiền mà ai nỡ bán đi một thành viên trong gia đình”, ông Ksor Chăm cho biết.

Nói rồi, người quản tượng già bảo, voi không chỉ là một tài sản lớn mà là con vật linh thiêng, là niềm kiêu hãnh của dòng họ, buôn làng. Ông nhất quyết sẽ không bán, sau này ông có mất đi sẽ để lại cho con cháu nuôi. Ước nguyện lớn nhất của ông lúc này là mong sao tìm cho Yã Tao được một chú voi đực, với hy vọng Yã Tao sẽ sinh được chú voi con. Như thế, làng voi Chư Mố sẽ không lo bị xóa sổ voi.

Người quản tượng già Ksor Chăm
Người quản tượng già Ksor Chăm

Hoài niệm nghề voi

Ngồi trò chuyện, ông Ksor Chăm bảo, nuôi voi cũng phải mời thầy cúng làm lễ đặt tên cho nó, tiệc rượu linh đình mời cả làng đến chứng kiến. Làm điều này là để cho voi nhận mặt làm quen, sau này gặp nhau nó không làm hại đến ai. 

Trong lễ đặt tên cho voi, người chủ phải đặt một quả trứng gà dưới đất, gọi lên một loạt cái tên để khi voi ưng cái tên nào đó, nó sẽ giẫm nát quả trứng còn không ưng thì thôi. “Với người Tây Nguyên, voi không chỉ đắc dụng trong công việc nặng nhọc như kéo gỗ làm nhà, vận chuyển nông sản… mà còn chứng tỏ được vị thế của chủ voi trước cộng đồng, thể hiện sự giàu có, địa vị bề trên”, ông Ksor Chăm nói. 

Nhưng để huấn luyện một con voi không hề đơn giản, thậm chí có khi còn nguy hiểm đến tính mạng. Quá trình huấn luyện phải dùng chiếc kuh, là một cái gậy làm bằng thân cây le già rắn chắc, phía trước có bịt mũi sắt nhọn và có một móc sắt chìa ra để ngoắc vào huyệt nơi tai voi rồi điều khiển. Muốn voi đi sang phía nào thì dùng chiếc kuh ngoắc vào huyệt ở tai kéo voi đi sang bên đó. Khi voi bướng bỉnh không nghe thì dùng đầu nhọn của chiếc kuh đâm mạnh vào huyệt ở trên đầu, phía sau tai voi. Riêng voi lớn đã thuần dưỡng rồi thì dùng vòi quật mạnh vào thân như răn đe, bắt phải tuân theo. 

“Nói thì vậy chứ công việc huấn luyện voi thật không đơn giản. Vì con voi không thích người lạ đến gần. Một con voi phải mất hơn hai tháng, ngày nào cũng phải ăn ngủ gần chỗ nó để cho ăn, trông chừng và để nó quen hơi của chủ. Sau đó, mới chịu cho mình leo lưng nó để huấn luyện”, ông Ksor Chăm cho biết.

Nghề quản tượng cũng rất kén người và có lắm điều phải kiêng kỵ, nhất là không được uống rượu và ăn thịt chó, vì con voi rất ghét chó, khi chó đến gần là nó rống lên dọa nạt và dùng vòi quật chết hoặc xua đuổi. Kể cả khi voi đã thuần dưỡng rồi, chủ voi uống rượu say thì không được đến gần vì sẽ làm con voi sợ. Đã có không dưới 2 lần ông Ksor Chăm phải nhờ người làng lần theo dấu chân voi vào rừng tìm kiếm về vì những lý do như thế. 

Trong dịp lễ Tết, nhất là khi mừng nhà mới, chủ voi tổ chức tiệc rượu linh đình mời khách, phải cho voi ăn ngon để tạ ơn nó đã giúp kéo gỗ làm nhà. Trường hợp voi bị chết, chủ voi làm lễ cúng, mời cả dòng họ, cả làng đến uống rượu; làm mộ cho voi ở sâu trong rừng, cách xa khu nhà mả của làng, khắc bia bằng cây rừng có hình voi. Khu vực này nghiễm nhiên trở thành vùng đất thiêng, không ai dám làm ruộng rẫy ở nơi đây.  

Rời nhà ông Ksor Chăm, chúng tôi vẫn không quên được hình bóng voi Yã Tao. Chú voi này không chỉ minh chứng cho một thời hùng vĩ của mảnh đất Gia Lai với bạt ngàn rừng xanh, tràn đầy muông thú, mà còn là “nhân vật lịch sử” minh chứng cho sự đổi thay của thời cuộc, khi những cánh rừng tưởng chừng như bất tận đã “biến mất”, muông thú cũng bị tiêu diệt dần.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.