Tập tục xăm mình kỳ lạ ở ngã ba Đông Dương

Thôn Đăk Mễ xã Bờ Y hôm nay.
Thôn Đăk Mễ xã Bờ Y hôm nay.
(PLO) - Với họ, việc xăm mình không mang định kiến của kẻ ăn chơi có số có má, mà xăm mình để thể hiện uy quyền và vẻ đẹp thẩm mỹ...
Phải giàu có mới được xăm mình
Thôn Đăk Mế, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum nằm sát ngã ba biên giới 3 nước Lào - Việt Nam - Campuchia, nơi đây là địa bàn sinh sống của dân tộc B’râu, một tộc ít người có nguồn gốc từ Lào. B’râu là một dân tộc có nhiều nét đặc biệt về văn hoá so với các dân tộc khác trên cùng một địa bàn sinh sống. Họ là một dân tộc được xem là giỏi “ngoại ngữ” nhất so với các dân tộc trên địa bàn dân cư. 
Ngoài tiếng bản địa B’râu còn tinh thông các ngoại ngữ Lào, Campuchia và tiếng của các dân tộc lân cận. Họ có thể giao tiếp với tất cả các dân tộc khác bằng chính phương ngữ của dân tộc đó, thế nhưng điều đặc biệt là các dân tộc khác không ai có thể hiểu được tiếng B’râu ngoài chính người B’râu. Dân tộc B’râu không chỉ có tục “cà răng” (mài răng) như người Ba Na, người Chiêng… mà họ còn có một tục lệ khác rất đặc biệt mà duy nhất ở Việt Nam chỉ người B’râu mới có, đó là tục xăm mình làm đẹp.
Bà Nàng Buu và những hình xăm ấn tượng một thời.
Bà Nàng Buu và những hình xăm ấn tượng một thời.
Ông Thao Tiến, 45 tuổi, nguyên Trưởng thôn Bờ Y, xã Ngọc Hồi kể lại: “Tục xăm mình là một phong tục có từ rất lâu của dân tộc B’râu chúng tôi, xưa nó là tập tục, cũng là một luật tục. Trước đây, xăm lên người không chỉ để làm đẹp mà nó còn thể hiện uy quyền, sự sang trọng của người dân B’râu. 
Đã là người có của cải, ai cũng phải xăm mình. Con trai giàu có lắm của ngoài cà răng, nhuộm răng đen, thì xăm lên lưng, lên ngực, lên tay… Còn con gái thì xăm lên mặt, lên trán, lên mắt. Người càng giàu, càng uy quyền, càng nhiều của cải thì càng có nhiều hình xăm. Và càng nhiều hình xăm thì người đó càng được xem là đẹp!”.
Theo ông Thao Tiến, ngày xưa để được xăm hình lên người rất tốn kém và mất công. Để xăm được một hình xăm lên người phải vất vả vào rừng đi tìm cây P’lứt (một loài cây chỉ có ở khu vực ngã ba biên giới Đông Dương), sau đó chọn các khúc cây to, rắn chắc rồi đem về. Sau khi đem về bỏ trên giàn lửa đốt lên cho nó chảy nhựa, người ta lấy nhựa đó pha chế làm mực xăm. 
Về dụng cụ để xăm, người B’râu dùng các dụng cụ bằng kim loại sắc nhọn để xăm lên người như dao, kim khâu vá. Để pha chế ra được mực xăm đã vất vả, thế nhưng điều tốn kém và mất nhiều tiền của không phải nằm ở chỗ đó, mà nằm ở người biết xăm. Người B’râu không biết xăm hình, ngày xưa họ phải sang đất nước bạn Lào mới thuê được người biết xăm về xăm cho mình, chi phí mà các “thầy xăm” người Lào đòi hỏi không hề rẻ chút nào, nó tốn kém đến mấy chỉ tiền vàng và phải có đồ lễ cho thầy đem về.
Tục lệ giờ không còn nữa
Hình xăm của người dân B’râu rất phong phú, đa dạng, có hình bông lúa, bông hoa, lá cây, hình vuông, hình tròn, hình cong cong như con sâu… Phụ nữ thì thích xăm hình chiếc lá, hình bông lúa, hình bông hoa lên trán và vòm má, còn đàn ông thì thích xăm các loại hình vuông, hình tròn lên ngực, lên lưng.
Xưa kia Nàng Nang được xem là một mỹ nhân vì có nhiều hình xăm.
Xưa kia Nàng Nang được  xem là một mỹ nhân vì có nhiều hình xăm.
Thế giới ngày nay xem hình xăm để biểu hiện cho một nét thẩm mỹ, một trào lưu thể hiện sự đặc biệt của con người thì ngược lại, người B’râu theo thời gian dần bỏ đi tục xăm hình này. Hiện nay ở thôn Đăk Mế, nơi sinh sống của dân tộc B’râu chỉ còn bà Nàng Nang và bà Nàng Bu là "nhân chứng sống" ở thời kỳ xăm mình xưa kia.
Trên trán bà Nàng Nang là hình 2 bông lúa 2 bên, 2 gò má là 2 đường xăm như hình râu quai nón. Anh Thao Túc, con trai bà Nàng Nang cho biết: “ Xưa kia hình xăm ấy của bà được mọi người trầm trồ khen là rất đẹp đó. Bà hồi còn trẻ “ăn chơi” lắm đó anh, không phải con gái ai cũng có hình xăm được như bà đâu”.
Anh Thao Túc cho biết thêm: “Bà Nàng Nang và bà Nàng Bu là 2 người cuối cùng của dân tộc B’râu còn sót lại có tục xăm mình. Những người cùng thời trước kia từng xăm mình như bà đã mất từ lâu lắm rồi. Người trẻ bây giờ nó không xăm mình, vì trước kia xăm mình như thế là đẹp, nhưng giờ thì không đẹp nữa!”.
Còn theo ông Thao Tiến, nguyên Trưởng thôn Bờ Y, giờ người trẻ B’râu cũng không còn ai biết xăm mình nữa,  chỉ biết là xăm từ nhựa cây P’lứt, còn cây đó như thế nào thì đến giờ không ai biết!”.
Ông Thao Lợi, Trưởng thôn Bờ Y cho biết: “Xăm mình là một phong tục tập quán có từ rất lâu đời của dân tộc B’râu chúng tôi. Tuy vậy, hiện giờ nó không còn phù hợp, chúng tôi đã dần dần loại bỏ nó cho thích hợp với nếp sống văn mình của thời đại mới. Đây cũng là điều nên làm, không có gì phải hối tiếc đâu!”./.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.