Số phận bi tráng của 10 nguyên soái “khai quốc công thần” Trung Quốc và 49 bà vợ (Kỳ 3)

(PLO) - Trong số 10 nguyên soái “khai quốc công thần” của Trung Quốc, có 4 người được gắn với tên gọi tôn kính là “Lão tổng”.
Trần Nghị - Nguyên soái văn nhân với 3 người vợ
3 ông Chu Đức, Bành Đức Hoài thì đã rõ, Hạ Long thì từng là Tổng chỉ huy Phương diện quân 2, chỉ có Trần Nghị chưa từng là Tổng tư lệnh hay Tổng chỉ huy, nhưng vẫn được gọi là “Trần Lão tổng”. Có được danh xưng cao quý đó có lẽ là do ông tính hình ôn hòa, dễ gần, được mọi người kính trọng. Lâm Bưu tài năng xuất chúng, chiến công đầy người cũng chỉ được gọi là “Lâm tổng” mà thôi.
Khác với những nguyên soái khác nom tướng mạo oai phong, thậm chí đằng đằng sát khí, Trần Nghị lại mang vẻ văn nhân tài tử, khi thi vào Trường Hoàng Phố ông thậm chí còn bị trượt.
Trần Nghị (1901-19720 tên thật Trần Thế Tuấn, quê Tứ Xuyên, năm 1919 ông sang Pháp du học. năm 1921 bị bắt áp giải về nước do tham gia phong trào yêu nước của lưu học sinh Trung Quốc ở Pháp. Về quê, ông tham gia Đoàn Thanh niên XHCN Trung Quốc, năm 1923 về Bắc Kinh học khoa Văn trường Đại học Trung Pháp và vào Đảng CSTQ ở đây. 
Sau đó ông tham gia Khởi nghĩa Nam Xương và bắt đầu được giao giữ các chức vụ chỉ huy cấp sư  đoàn,  quân đoàn, quân khu. Sau năm 1949 ông được giao giữ chức Thị trưởng Thượng hải, Phó Thủ tướng, Phó Chủ tịch Ủy ban QSTW. Từ tháng 2/1958 ông là Bộ trưởng Ngoại giao, 1/1966 là Phó Chủ tịch Quân ủy. Trong CMVH ông bị phê đấu rồi đưa về Thạch gia trang, năm 1971 ông mắc bệnh ung thư, được đưa về Bắc Kinh chữa trị và chết ngày 6/1/1972.
Là một người Tây học, dáng vẻ văn nhân tài tử nên chuyện riêng của ông cũng rất lãng mạn. Trước khi kết hôn lần đầu năm 1930 với cô nữ sinh 19 tuổi Tiêu Cúc Anh, ông đã có không ít mối tình với những người đẹp hâm mộ tài năng của ông. Năm 1931 đi họp hội nghị tiễu phản trên đường về bị phục kích, ngựa bị chết, còn người phải trốn vào núi đi đường vòng để về. Ông thoát chết, nhưng Tiêu Cúc Anh tưởng ông đã chết liền nhảy xuống giếng tự vẫn. Trần Nghị vô cùng đau xót, đã làm bài thơ “Ức vong” để khóc vợ…
Năm 1932, bà Thái Xướng, phu nhân tướng Lý Phú Xuân giới thiệu cho Trần nghị cô nữ Hồng quân 18 tuổi Lại Minh Nguyệt, hai người làm lễ động phòng đúng ngày tết Trùng Dương, khi đó Trần Nghị là Tư lệnh kiêm chính ủy Quân khu Giang Tây, chỉ huy 6 sư đoàn nhưng không có tiền làm lễ cưới, Lại Minh Nguyệt phải vay 20 tệ để làm 8 bàn tiệc. 
Năm 1934, trên đường Trường chinh, Trần Nghị khuyên Lại Minh Nguyệt về quê hoạt động du kích. Năm 1937, khi Quốc Cộng hợp tác, Trần Nghị cho người về tìm vợ, nhưng hay tin bà bị bức gả cho người khác nên đã nhảy xuống khe núi tự vẫn. Trần Nghị lần thứ hai nhỏ lệ làm thơ khóc vợ.
Năm 1940, ở tuổi 40, Trần Nghị kết hôn lần thứ 3 với cô gái Trương Thê 18 tuổi quê Vũ Hán. Hai người sống với nhau hạnh phúc đến khi bị chia lìa bởi cái chết. Họ có 3 người con trai, 1 con gái. Người con cả Trần Ngô Tô từng giữ chức Hội trưởng Hữu nghị với nước ngoài, người con thứ Trần Đan Hoài là thiếu tướng quân đội, người thứ ba Trần Tiểu Lỗ là giám đốc hãng bảo hiểm An Bang, cô út Trần San San là quan chức Bộ Ngoại giao.
La Vinh Hoàn – Nguyên soái tài đức nhưng đoản mệnh hai lần kết hôn
La Vinh Hoàn (1902- 1963) quê Hồ Nam, có lẽ là vị nguyên soái học hành nhiều nhất. Học xong trung học ở Trường Sa, năm 1926 ông vào Đại học Thanh Đảo, tham gia cách mạng và trở thành lãnh tụ sinh viên. Năm 1924 ông vào học Đại học Trung Sơn Vũ Xương, gia nhập Đảng CSTQ, sau đó rời trường tham gia Khởi nghĩa vụ gặt mùa Thu do Mao Trạch Đông lãnh đạo, trở thành tướng quân sự. 
Ông đã cùng Lâm Bưu chỉ huy các chiến dịch Liêu Thẩm và Bình Tân nổi tiếng. sau 1949 ông là Viện trưởng Kiểm sát tối cao, Phó Chủ tịch Quốc hội, Chủ nhiệm Tổng bộ Chính trị quân đội, vào Bộ Chính trị. Năm 1963 ông mất vì chứng ung thư thận ở tuổi 61.
Về đời riêng, năm ông 17 tuổi, cha mẹ cưới cho cô vợ Nhan Nguyệt Nga 19 tuổi. Năm 1926, bà sinh hạ con gái, sau khi bỏ quê đi tham gia cách mạng, La Vinh Hoàn đã để lại bức thư ly hôn, khuyên vợ cải giá, nhưng bà không chịu, cứ ở nhà nuôi con gái La Ngọc Anh thành người, sau này trở thành cán bộ Viện khoa học Nông nghiệp Trung Quốc.
Năm 1937, La Vinh Hoàn 35 tuổi, khi đó là Chủ nhiệm chính trị sư đoàn 115 đã kết hôn với nữ Hồng quân 23 tuổi Lâm Nguyệt Cầm. Hai người sát cánh bên nhau trong những năm tháng chiến tranh, hai người con đầu 1 trai 1 gái đều bị chết yểu. Sau đó họ sinh tiếp 4 người con lần lượt đặt tên: Đông Tiến, Nam Hạ, Bắc Tiệp, La Ninh, những người con của họ đều thành đạt, La Đông Tiến hiện là Trung tướng quân đội.
Từ Hướng Tiền – nguyên soái duy nhất người miền Bắc với 4 bà vợ
Từ Hướng Tiền (1901-1990) quê Sơn Tây là người miền Bắc duy nhất trong số 10 nguyên soái. Ông là học viên trường Hoàng Phố khóa 1, tham gia Chiến tranh Bắc Phạt rồi vào Đảng CSTQ, tham gia khởi nghĩa Quảng Châu, có mặt đủ 4 chiến dịch chống vây quét, đi Trường chinh, tham gia kháng Nhật và chỉ huy các chiến dịch lớn giải phóng Thái Nguyên, Sơn Tây.
Sau năm 1949, Từ Hướng Tiền lần lượt được giao các chức Tổng TMT, Phó chủ tịch Quân ủy, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng. Trong CMVH ông cũng bị Hồng vệ binh cuốn vào vụ án oan. Ngày 21/9/1990, Từ Hướng Tiền bị mất vì bệnh ở Bắc Kinh.
Trong đời, ông Từ Hướng Tiền kết hôn 4 lần. Người vợ đầu là Chu Hương Thuyền do cha mẹ ông cưới cho năm 1919, năm sau sinh con gái, nhưng khi con được 1 tuổi thì bà bị ốm rồi chết.
Năm 1929, ông kết hôn với cô nữ Hồng quân 18 tuổi Trình Huấn Huyên. Bà này là người bộc trực, nói nhiều nên bị vạ miệng. Năm 1932 bà bị Trương Quốc Đào xử tử trong vụ án “Tiễu phản Bạch Tước Viên”. Từ Hướng Tiền rất đau buồn nhưng vẫn vững vàng ý chí. Khi lộ quân phía Tây bị tan rã, ông phải giả làm ăn mày bỏ trốn về Diên An.
Năm 1940, khi về Sơn Đông công tác, mọi người khuyên bảo mãi, Từ Hướng Tiền mới kết hôn với Vương Tĩnh, một nữ cán bộ, sinh 1 con gái đặt tên là Từ Lỗ Khê, người này sau là Chủ nhiệm Trung tâm thông tin quốc gia. Năm 1943 thì vợ chồng ông ly dị vì tình cảm không hợp. Từ Hướng Tiền quay trở lại Diên An.
Cho đến năm 1946, Từ Hướng Tiền khi đó 45 tuổi, được mấy phu nhân của các vị lãnh đạo giới thiệu mới kết hôn với Hoàng Kiệt, 35 tuổi khi đó là Viện trưởng bảo dục (Nhà trẻ) Diên An, vốn là một thiếu nữ chạy vào Diên An để trốn cuộc hôn nhân cưỡng ép và cũng từng là học viên của ông ở trường quân sự. Hoàng Kiệt trước đó đã kết hôn, chồng bà cũng là một cán bộ Hồng quân và cũng bị Trương Quốc Đào sát hại. Hai người sống với nhau rất hạnh phúc và có với nhau 2 con 1 trai, 1 gái. Người con trai Từ Tiểu Nham sau này từng là Trung tướng quân đội…/.
(Mời xem tiếp trên Pháp luật 4 phương số 9 ra ngày 6/7/2015)

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.