Sáng tạo của 'Triển Chiêu làng' trong bảo vệ trật tự, an ninh

Ông Trần Thế Vinh (đứng) giải quyết vụ việc mâu thuẫn gia đình ngày 22.8
Ông Trần Thế Vinh (đứng) giải quyết vụ việc mâu thuẫn gia đình ngày 22.8
(PLO) - Bằng tình yêu và trách nhiệm công việc, những năm qua, ông Trần Thế Vinh - Trưởng Công an xã Bình Đào (huyện Thăng Bình, Quảng Nam) đã “thắp lửa” phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ qua việc sáng lập các mô hình tự quản về an ninh trật tự (ANTT) và vận động người dân tham gia phòng, chống tội phạm.

Sáng lập nhiều mô hình hay

Là người tâm huyết về các mô hình tự quản về ANTT, ông Vinh chia sẻ: “Các mô hình tự quản về ANTT không những phát huy vai trò tích cực, chủ động của người dân trong đấu tranh, ngăn ngừa phát sinh tội phạm ở cơ sở mà còn tạo mối đoàn kết trong khối dân cư, thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm và thể hiện sức mạnh của nhân dân”.

Với tâm huyết này, ông Vinh đã tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương xây dựng và nhân rộng thành công mô hình “3 An toàn” về ANTT, nghĩa là an toàn về người, về tài sản, về địa bàn. 

Bà Trần Thị Bài (SN 1964, trú thôn Trà Đóa I, xã Bình Đào) nói: “Sau khi thôn tôi xây dựng mô hình “3 an toàn”, gia đình tôi được tuyên truyền nâng cao ý thức tự giữ gìn tài sản, con người. Tôi luôn răn dạy con cái giữ mình, không vi phạm pháp luật, tối ngủ kiểm tra cửa ngõ cẩn thận, đi đâu cũng phải khóa xe máy và bảo quản tài sản của mình…”. 

Chính những người dân tích cực như bà Trần Thị Bài đã góp phần triệt tiêu cơ hội gây án của các loại tội phạm. Từ đó, tình hình trộm cắp trên địa bàn đã được hạn chế.

Không chỉ với người dân địa phương, mô hình “Tuần tra, tuyên truyền, vận động trực tiếp” do ông Trần Thế Vinh sáng lập đã giúp cả người dân địa phương khác đến xã Bình Đào phòng tránh cướp giật. 

Vào các thời điểm phức tạp, ban đêm, công an xã tuần tra trên các tuyến đường và tuyên truyền trực tiếp từng người tham gia giao thông cảnh giác nạn cướp giật tài sản. Từ khi áp dụng mô hình này, trên địa bàn chưa có trường hợp cướp giật xảy ra. 

Mô hình “Tiếng loa an ninh” là mô hình nổi bật nhất ở xã Bình Đào gắn liền với sự sáng tạo của Trưởng Công an xã. Không đơn thuần như mô hình “Tiếng loa an ninh” ở các địa phương khác, “tiếng loa” ở Bình Đào được lắp đặt và vận hành bằng hệ thống tự động hóa trên loa phát thanh của Đài truyền thanh xã. 

Theo đó, khi có vấn đề gì cần thông báo cho toàn dân trong xã biết, người phát thông tin chỉ cần kích hoạt mã số thì hệ thống loa phát thanh của xã sẽ hoạt động. Nếu người dân phát hiện trộm, lập tức tất cả các loa trên địa bàn xã sẽ thông báo đặc điểm, nhân dạng của tên trộm khiến đối tượng sẽ khó có cơ hội thoát thân. 

Ông Nguyễn Tấn Thu - Chủ tịch UBND xã Bình Đào nhận xét: “Cái hay của các mô hình là sát hợp với tình hình thực tế. Như mô hình “Đảm bảo ANTT ở vùng giáp ranh” chẳng hạn, đã tháo gỡ được vướng mắc trong cơ chế giải quyết vụ việc trên địa bàn. Sau khi mô hình ra đời, Công an các xã Bình Đào, Bình Triều, Bình Minh phối hợp chặt chẽ, kịp thời nên tình hình truy bắt đối tượng phạm tội được thuận lợi. 

Ngoài những mô hình tiêu biểu, ông Trần Thế Vinh còn phối hợp tham mưu chính quyền địa phương xây dựng các mô hình phù hợp với từng thôn như mô hình “Ánh sáng đường quê”, mô hình “Đoạn đường tự quản”... 

Vận động quần chúng

“Công tác vận động quần chúng là biện pháp chiến lược, cơ bản, làm nền tảng cho các biện pháp công tác khác và mọi hoạt động của lực lượng Công an”, ông Vinh khẳng định với chúng tôi. 

Cũng từ suy nghĩ này, ngoài việc xây dựng và nhân rộng các mô hình tự quản về ANTT, Trưởng Công an xã đặc biệt quan tâm đến công tác vận động quần chúng và xem đây là biện pháp cơ bản, chiến lược, làm nền tảng cho việc thực hiện các biện pháp khác trong 7 biện pháp được quy định trong Luật Công an nhân dân 2005.

Năm 2017, ông Trần Thế Vinh đã tham mưu địa phương xây dựng kế hoạch “Nâng cao hiệu quả công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ và kỹ năng tuyên truyền miệng”. Thực hiện kế hoạch này, ông Vinh và lực lượng công an xã đã vận động, tuyên truyền pháp luật cho hơn 5.000 lượt người dân và giải quyết hàng trăm vụ mâu thuẫn, tranh chấp. 

Với các đối tượng hình sự, thanh niên có nguy cơ sai phạm, ngoài thường xuyên gọi hỏi răn đe, ông Vinh luôn quan tâm, gần gũi và động viên họ hướng thiện. “Chúng tôi vừa làm công tác dân vận, vừa triển khai các biện pháp nghiệp vụ, nắm chắc tình hình, tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương thực hiện các giải pháp đảm bảo ANTT”, ông Vinh chia sẻ.

Trong công tác vận động quần chúng, bên cạnh những thuận lợi, ông Vinh và đồng đội cũng phải đối mặt với không ít khó khăn. Tuy nhiên, với quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ, ông đã đưa ra các phương án giải quyết “thấu tình đạt lý”.

Trong quá trình tiếp xúc với địa bàn, với nhân dân, ông Vinh luôn có thái độ ân cần, quan tâm lắng nghe và ghi nhận đầy đủ những tâm tư, nguyện vọng, thắc mắc, kiến nghị của mỗi người dân, đồng thời khéo léo phân tích, giải thích, vận động nhân dân chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và của địa phương.

Mới đây nhất, sáng ngày 22/8, ông Vinh đã tham mưu cho cấp ủy, chính quyền phối hợp với Mặt trận các đoàn thể đã hòa giải thành công vụ mâu thuẫn vợ chồng giữa ông H.V.H và bàn N.T.T. Trước đó, ông H. nhiều lần đánh bà T. khiến bà bỏ về nhà cha mẹ ruột để sống.

Sau khi tìm hiểu nguyên nhân sự việc và hoàn cảnh gia đình, ông Vinh đã phân tích sai trái và dùng đạo nghĩa vợ chồng, đặc biệt là việc học của con cái để khuyện ông H. và bà T. về sống với nhau để nuôi dạy các con. Nghe những lời phân tích, thuyết phục của Trưởng Công an xã và tổ hòa giải cơ sở, hai vợ chồng ông H. đã đưa nhau về nhà.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.