Quy định mặc áo phao trên sông bị...thả nổi

Quy định về sử dụng phao cứu sinh, dụng cụ nổi cứu sinh cá nhân trên phương tiện vận tải hành khách ngang sông trong Thông tư số 15/2012 của Bộ GTVT có hiệu lực từ nửa tháng nay. Tuy nhiên, đến thời điểm này, nhiều lái tàu và hành khách vẫn tỏ ra thờ ơ với quy định này. 
 

Quy định về sử dụng phao cứu sinh, dụng cụ nổi cứu sinh cá nhân trên phương tiện vận tải hành khách ngang sông trong Thông tư số 15/2012 của Bộ GTVT có hiệu lực từ nửa tháng nay. Tuy nhiên, đến thời điểm này, nhiều lái tàu và hành khách vẫn tỏ ra thờ ơ với quy định này.

Quy định… trên giấy

Thông tư 15 quy định rõ: Kể từ ngày 15/7, tất cả hành khách, người lái phương tiện vận tải hành khách ngang sông phải mặc áo phao trong suốt hành trình của phương tiện từ lúc rời bến đến khi cập bến an toàn.

Chủ phương tiện vận tải hành khách ngang sông phải có trách nhiệm trang bị áo phao và bảo đảm đủ về số lượng và chất lượng. Người lái có trách nhiệm từ chối chở những hành khách không mặc áo phao theo hướng dẫn; đồng thời chịu trách nhiệm liên quan đến sự cố hoặc tai nạn xảy ra trong quá trình vận tải hành khách ngang sông khi hành khách không mặc áo phao.

Tại bến đò Chương Dương (huyện Thường Tín đi Khoái Châu), không có hành khách nào mang áo phao.Tại bến đò Chương Dương (huyện Thường Tín đi Khoái Châu), không có hành khách nào mang áo phao.

Tuy nhiên, thực tế, sau gần nửa tháng Thông tư có hiệu lực, các quy định trên vẫn nằm… trên giấy.

Tại bến đò Chương Dương (huyện Thường Tín đi Khoái Châu, Hưng Yên), chỉ có chủ tàu là biết có quy định mặc áo phao khi qua sông, còn phần lớn lái tàu và hành khách thì không biết gì về điều này. 
Một lái tàu cho biết: “Quy định thì là vậy, nhưng bao nhiêu năm nay người qua sông đều không bao giờ mặc áo phao. Giờ yêu cầu họ mặc áo phao làm sao họ mặc ngay được. Bên cạnh đó, đa phần những người đi đò đều là người quen, chỉ vì họ chưa quen mà không cho họ qua sông là điều không thể”. 
Điều này lý giải tại sao, trong thời gian chúng tôi có mặt tại đây, chứng kiến gần chục lượt phà qua lại nhưng toàn bộ hệ thống áo phao, dụng cụ nổi cứu sinh vẫn “bất di, bất dịch”, không hề thay đổi so với lúc đầu. 
Tại 2 bến phà Hồng Vân – Từ Hồ và Hồng Vân – Mễ Sở (Xã Hồng Vân, huyện Thường Tín), từ đường dẫn vào bến đã có nhân viên đứng gác để thu tiền đò. Tuy nhiên, không thấy nhân viên này nhắc nhở người đi đò mặc áo phao hay cầm dụng cụ nổi cứu sinh khi đi qua đò. 
Thậm chí, khi đã đặt chân xuống đò, lái đò cũng không hề đả động gì đến chuyện này mặc dù tại đây được trang bị khá đầy đủ các dụng cụ cứu sinh. 
Anh Nguyễn Viết Dũng, một hành khách cho biết: “Tôi có nghe qua quy định bắt buộc mặc áo phao khi qua sông, nhưng nhìn đống áo phao ngả màu, cáu bẩn, bám đầy mồ hôi… thì không còn dám mặc nữa. Mà chủ tàu cũng không thấy nhắc nhở gì nên được thể tôi cũng im”
Tại bến đò Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, theo quy định tàu chỉ được phép chở không quá 12 người. Tuy nhiên, nhiều thời điểm chủ đò vẫn ngang nhiên chở đến 14, 15 người. Trong khi đó, tại bến Chu Phan, Mê Linh; Đông Hội – Ngọc Thụy … mặc dù các tàu đã được trang bị đầy đủ dụng cụ cứu sinh nhưng 100% hành khách, lái tàu không hề mặc áo phao, cầm theo dụng cụ nổi khi qua sông.
Cần có chế tài cụ thể

Ông Lê Tuấn Tú, đại diện phòng Đô thị huyện Thường Tín cho biết: “Sau khi nhận được Thông tư 15 của Bộ GTVT, UBND huyện đã chỉ đạo các đơn vị trên địa bàn huyện tiến hành kiểm tra việc trang bị và sử dụng áo phao, dụng cụ nổi cứu sinh của các chủ bến đò trên địa bàn. Qua kiểm tra đã phát hiện một số bến đò chưa đủ các thiết bị cứu sinh so với số người được phép vận chuyển. Chúng tôi đã yêu cầu các chủ đò khẩn trương mua sắm bổ sung”.

Cần có chế tài để thực hiện Thông tư 15/2012 của bộ GTVT?Cần có chế tài để thực hiện Thông tư 15/2012 của bộ GTVT?

Cũng theo ông Tú, hiện tại Thông tư mới chỉ dừng lại ở mức độ tuyên truyền, nhắc nhở nên chủ tàu và người đi đò chỉ chấp hành một cách đối phó, chứ chưa thấy được lợi ích của việc mặc, cầm theo thiết bị cứu sinh khi qua sông.

Ông Nguyễn Văn Cường, Phó phòng CSGT Đường thủy Hà Nội cho rằng, mặc áo phao, cầm theo dụng cụ nổi cá nhân trên đường thủy cũng như việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông trên đường bộ. Thông tư 15 quy định tất cả hành khách, người lái phương tiện vận tải hành khách ngang sông phải mặc áo phao trong suốt hành trình của phương tiện từ lúc rời bến đến khi cập bến an toàn. Do vậy, để quy định này sớm đi vào thực tế các cơ quan có chức năng nên xây dựng chế tài xử phạt các chủ phương tiện và hành khách cố tình không chấp hành pháp luật về trang bị, sử dụng áo phao cứu sinh.
Cùng quan điểm với ông Cường, ông Nguyễn Văn Vui, Cục CSGT Đường thủy cho rằng: Ngoài việc bổ sung chế tài xử phạt, cần phải xác định rõ khi hành khách không mặc áo phao qua sông thì sẽ phạt chủ tàu, lái tàu hay phạt hành khách. Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp cuối cùng bởi không phải lúc nào lực lượng chức năng cũng có mặt ở bến đò để xử phạt những trường hợp vi phạm. 
Để chủ trương bắt buộc người đi phương tiện thủy phải mặc áo phao phát huy hiệu quả, vai trò của chủ phương tiện và hành khách đều phải được nâng lên. Cụ thể, chủ phương tiện cần nghiêm chỉnh chấp hành quy định, trang bị đầy đủ áp phao, dụng cụ nổi trên tầu, thuyền. Hành khách phải tự giác sử dụng phương tiện cứu hộ và dụng cụ cứu sinh để hạn chế tối đa thiệt hại trong trường hợp xảy ra tai nạn. 
Các cơ quan chức năng cần sớm ban hành quy chế xử phạt cụ thể để Thông tư 15 sớm đi vào cuộc sống.
Văn Trịnh

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.