"Đời xe ôm" của anh "có bằng cấp"

Ra đường kiếm sống, tôi “gần hơn bao thân phận mất còn”, chị bán trà đá, anh sửa xe đạp, chị quét rác… Mọi người đều vất vả kiếm sống nhưng tất cả đều sống thật tốt. Những tấm gương này càng nhắc nhở tôi phải sống tốt hơn trong cuộc sống dù có nhiều vất vả.

Làm xe ôm nhưng lúc nào tôi cũng ý thức mình là thằng đàn ông, hơn nữa mình cũng may mắn được đi học đàng hoàng nên phải cố gắng sống đàng hoàng. Xe ôm cũng vẫn phải sống đẹp.

Sau khi tốt nghiệp một trường kỹ thuật, đi làm rồi có vài lý do nên tôi xin nghỉ. Thỉnh thoảng tôi đi một chuyến đến mọi miền Tổ quốc như Đỉnh Lũng Cú - Cực Bắc hay Đất Mũi - Cực Nam, thời gian còn lại chủ yếu tôi ở nhà đọc sách. Tiểu thuyết lãng mạn của Pháp, Mỹ… rồi sách chính trị, xã hội... tôi đọc tuốt.

Đọc sách chán, tôi nghĩ mình cần phải làm việc. Nhưng sẽ làm gì đây? Ý tưởng chưa rõ ràng, vốn không có… thật khó để mở riêng. Vậy phải làm gì? Xe ôm! Đúng rồi, nghề xe ôm không làm căng thẳng thị trường lao động, không làm ảnh hưởng đến ai… Nào, tôi đi làm xe ôm!

“Trụ sở làm việc” tôi chọn là một ngã tư đông người qua lại. Vả lại ở đó có người quen “giới thiệu”. Nghề xe ôm không phải cứ thích là làm được. Nghề nào cũng có luật của nó. Có ông không hiểu điều này cứ vô tư đứng vào bãi đón khách, thế là bị các ma cũ quây vào đánh cho lên bờ xuống ruộng, vừa đau đớn, vừa không được cuốc xe nào.

Sau “thủ tục hành chính” ban đầu là màn ra mắt với trà đá, bao thuốc mời các “ma cũ” - những người “khai quốc công thần” ra bãi xe ôm này, tôi chính thức trở thành… xe ôm!

Luật bất thành văn ở bãi xe ôm này, vị trí “thơm nhất” tức là vị trí mà có thể có nhiều khách nhất được dành cho người có “thâm niên” cao nhất ở bãi xe, rồi lần lượt đến người những người có thâm niên ít hơn. Cứ thế, cuối cùng mới đến tôi. Ở vị trí tôi đứng thì khi các xe ôm khác đi chở khách hết, hoặc là họ không thích chở thì mới đến lượt tôi.

Tự sự của một kỹ sư thất nghiệp làm xe ôm 1
Ảnh minh họa.

Trải qua nhiều nghề nhưng tôi thấy nghề xe ôm quả là bạc. Mình đã nghèo nhưng so với nhiều xe ôm khác thì còn khá hơn. Đã thế, đa phần xe ôm là người dân ngoại tỉnh nên ngoài tiền, ăn, thuê nhà hàng tháng còn phải dành dụm cho gia đình ở quê. Mặt mũi xe ôm nào cũng sạm đen vì nắng gió, vì khó bụi…

Vào dịp đắt khách nhất hoặc các dịp lễ tết có nhiều khách thì trừ tiền xăng cộ, tiền ăn, tiền nước… có khi còn được 3, 4 trăm nghìn đồng. Ngày bình thường thì với những nơi có nhiều khách, xe ôm có thể thu được hơn trăm sau khi đã trừ tiền ăn, tiền xăng. Còn nếu ở nơi ít khách thì thu nhập chẳng đáng là bao, có khi cả ngày không được đồng nào. Đã thế lại thường bị coi thường.

Trong một truyện ngắn của Nam Cao, truyện nói về một anh nông dân bình thường nhưng bất ngờ được giao cho công việc là làm sãi mõ ở làng. Nghề sãi mõ thì ai cũng coi thường, thậm chí khi làng có hội thì sãi mõ bị cho ngồi riêng một mâm không ai thèm ăn cùng. Từ việc bị coi thường như vậy, thế là anh nông dân trong truyện Nam Cao biến thành con người khác. Anh ta sống tầm thường, cư xử như một kẻ khốn nạn nhất bởi anh ta biết rằng mình là kẻ hạ đẳng của xã hội, ai cũng coi thường mình, nên sống khốn nạn để trả thù thân phận bạc bẽo của mình vừa để trả thù đời.

Đời xe ôm đôi khi cũng tựa tựa như thế. Ta thường nghe những chuyện không hay về xe ôm. Nào tranh giành khách, nào bắt chẹt khách… Nhất là có chuyện mà phải đi xe ôm ở bến tàu, xe thì mới thật là hãi. Đã thế tự bản thân nhiều xe ôm lại có những hành động không đẹp làm thêm xấu đi hình ảnh vốn đã bị coi thường. “Đồng nghiệp xe ôm” của tôi có lần tâm sự rằng, khi phải ra đường như thế này là quá khổ nhưng khổ hơn là khi bắt gặp ánh mắt của mọi người nhìn mình.

Ý thức được sự bạc bẽo của nghề xe ôm ngay từ đầu nhưng khi thực sự trải qua tôi mới thấm thía. Câu chuyện của anh Nguyễn Quang Thạch - người có ý tưởng đưa “tủ sách dòng họ về nông thôn" thế này. Đang học lớp 12, anh Thạch nghỉ học đi làm lơ xe tuyến Hương Sơn – Vinh (Nghệ An). Một hôm có một du khách nữ người Hà Lan là hành khách trên chuyến xe của anh Thạch. Như mọi lần khác nhà xe ra sức bắt chẹt hành khách, đặc biệt là những hành khách ngoại quốc. Nữ du khách này cũng vậy. Cô gái nói với anh Thạch: tôi chỉ đến đây một lần và gặp anh đúng một lần, tuy nhiên việc làm của anh đã làm mất phẩm giá con người anh, làm mất anh.

Sau hôm đó, anh Thạch quyết định bỏ nghề lơ xe, tiếp tục học. Anh chính là người có ý tưởng rất hay nêu trên. Câu chuyện này luôn theo bước tôi. Nhọc nhằn nhưng không vì thế mà tôi cho phép mình đánh mất mình. Làm xe ôm nhưng lúc nào tôi cũng ý thức mình là thằng đàn ông, hơn nữa mình cũng may mắn được đi học đàng hoàng nên phải cố gắng sống đàng hoàng. Không có tài năng kiệt xuất để cống hiến thật nhiều cho Tổ quốc thân yêu thì mình hãy phải luôn cố gắng là một công dân tốt, không được làm hại đất nước từ những việc làm nhỏ nhất... Xe ôm cũng vẫn phải sống đẹp!.

Hàng ngày, nỗi lo lắng về cơm áo gạo tiền làm đầu óc tôi lúc nào cũng như nổ tung nhưng suốt thời gian làm xe ôm chưa bao giờ tôi giành khách của người khác. Thu nhập của tôi chẳng đáng là bao, có hôm chẳng được đồng nào vì không có khách, như thế thì hôm đó là âm vì tiền xăng, tiền ăn…

Tôi cứ nghĩ, mình một mình ăn cái bánh mì là xong bữa, họ còn phải nuôi vợ con, hơn nữa nghề này với tôi chỉ là nhất thời, thôi cứ để khách cho họ. Chưa bao giờ tôi bắt chẹt khách một đồng nào. Khách nào “hoàn cảnh” tôi lấy tiền rẻ hơn. Thậm chí nhiều lần chở khách tôi… không lấy tiền. Bởi thế mang tiếng là đi làm nhưng một tháng số ngày không kiếm được đồng nào chiếm… phân nửa.

Đã thế nhiều lần tôi còn bị lừa nữa. Có khách trông bảnh bao, bóng bẩy lắm nhưng lại bùng tiền. Anh ta bảo chở đến một con hẻm rồi nhảy phắt xuống chạy sâu vào trong hẻm, mất hút. Tuy nhiên tất cả không sánh được với kỉ niệm đáng nhớ nhất đời xe ôm của tôi. Lần đó khách là cô gái trẻ khá xinh. Sau khi đi lòng vòng rồi cũng đến nơi cô bảo. Nơi này dân cư thưa thớt, trống trải. Tự nhiên tôi thấy chột dạ. Chưa kịp dừng, cô gái đã nhảy ra khỏi xe. Cô ngửa bài luôn, rằng cô không có tiền trả, thôi em cho anh "xem hàng" coi như là thay tiền xe ôm.

Không đợi tôi trả lời thì hàng cúc áo ngực cô đã bật ra từ lúc nào. Tiếp đó áo ngực của cô cũng nhanh chóng tuột ra. Trời đất, ngực cô gái trẻ đang lồ lộ trước mắt tôi. Ngực cao, da trắng mịn, hai nhũ hoa trông đầy đặn chứ không nhăn nheo... Cái thằng tôi mới chỉ được thấy ngực phụ nữ trên phim ảnh chứ đã thấy thực tế đâu.

Tôi mụ mị cả người, không còn biết trời đất là gì nữa. Đang mê man như ở trên mây thì tôi giật mình khi nghe tiếng thét: "Thằng kia ai cho mày hiếp dâm vợ tao, mày chết với tao…”, rồi tiếng bước chân chạy rầm rầm. Chưa kịp định thần, tôi bị mấy người đàn ông vụt lấy vụt để. Đau quá nhưng bị bất ngờ, tôi không thể chống đỡ nổi. Đang tối mắt tối mũi thì lại nghe thấy tiếng hô khác: “Cướp, cướp bà con ơi…”. Sau đấy là bóng công an, dân phòng. Lát sau, tôi không còn tin ở mắt mình nữa, trong một vài người bị công an áp giải có cô gái lúc trước.

Hóa ra ở khu này mấy ngày trước có vụ lừa đảo cướp xe ôm như trường hợp của tôi nên công an đã bố trí mai phục. Cô gái đóng vai khách đi xe ôm đến đây, lừa cho "xe hàng" để đồng bọn cướp xe. Hú vía! Sau vài thủ tục với công an phường tôi lết mãi mới đi xe được về đến bến. Mọi người biết chuyện ai cũng mừng cho tôi, còn “đồng nghiệp” của tôi thì nói vui là tôi đã cho họ bài học quý báu.

Ra đường kiếm sống, tôi “gần hơn bao thân phận mất còn”, chị bán trà đá, anh sửa xe đạp, chị quét rác… Mọi người đều vất vả kiếm sống nhưng tất cả đều sống thật tốt. Những tấm gương này càng nhắc nhở tôi phải sống tốt hơn trong cuộc sống dù có nhiều vất vả.

Làm xe ôm nhưng lúc nào tôi cũng trăn trở. Lúc đợi khách, tôi thích ngồi nhâm nhi ly trà đá nhìn dòng đời xuôi ngược với cái nhìn xa xăm. Tôi cứ miên man, đất nước mình sao còn kém phát triển quá, dân tình còn nghèo khó quá, bao bất công xã hội đè lên vai người dân…?. Làm thế nào để đất nước phát triển, dân tình hạnh phúc, để người Việt Nam chúng ta có thể tạo ra thương hiệu toàn cầu như Microsft, IBM, Intel, Apple, Toyota, Samsung… Làm thế nào để chúng ta có thể tạo ra giá trị cho nhân loại như Bố già, Bà Bôravy, Trà Hoa Nữ, Cuốn theo chiều gió, Chiến tranh và hòa bình, Suối nguồn… Làm thế nào để chúng ta có những phát minh làm thay đổi thế giới như phát minh ra Internet, điện thoại…?.

Bây giờ tôi đã…“giải nghệ”, cuộc sống đã chuyển về "chất" theo hướng thực sự tích cực. Dù không làm nữa nhưng những gì trải qua của “một thời xe ôm” chắc chắn sẽ luôn có ích cho tôi trong cuộc sống đầy sôi động này.

Theo VietnamNet

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.