Phật giáo vào khu đền tháp Đồng Dương tự bao giờ?

Vương triều Đồng Dương là thời kỳ hưng thịnh nhất
Vương triều Đồng Dương là thời kỳ hưng thịnh nhất
(PLO) - Lịch sử Chămpa trong giai đoạn vương triều Phật giáo Đồng Dương - Indrapura là thời kì phát triển rực rỡ nhất, đỉnh cao nhất và đồng thời cũng được xem là thời kì “hoàng kim” nhất của Phật giáo Đại thừa tại vương quốc này. Giai đoạn này ứng với thời kỳ mà vương quốc Chămpa bước vào thời kỳ hưng thịnh...

Phật giáo du nhập vào Đồng Dương tự bao giờ?
Phật giáo truyền vào Chămpa từ nửa sau thập kỷ đầu sau Công nguyên theo con đường thông thương trên cơ sở “hòa bình và tự nguyện” đã từng bừng sáng tại khu đền tháp Đồng Dương, trở thành một biểu tượng sáng ngời của đất thánh Indrapura – kinh đô ánh sáng.
Ban đầu Phật giáo truyền từ phía Nam sang. Về sau, do quá trình giao lưu và xâm lược, Phật giáo truyền cả từ trên phía Bắc xuống. Như vậy, có thể khẳng định Phật giáo truyền vào Chămpa theo hai hướng, điều này đồng nghĩa là trong Phật giáo Chămpa có cả Phật giáo Tiểu thừa và Phật giáo Đại thừa (Mahayana).
Khi thịnh hành ở Chămpa, Phật giáo đã nhanh chóng trở thành một hệ tư tưởng của cư dân Chămpa. Nhiều khu vực và vùng đất trên khắp Chămpa đã từng lấy Phật giáo làm quốc giáo.
Từ thế kỷ VII, Chămpa bắt đầu dùng chính sách ngoại giao hữu nghị và hòa bình để bang giao với các nước láng giềng, trong đó có Trung Quốc. Thể hiện qua động thái là Chămpa thường xuyên cử sứ giả đem sản vật sang cống nạp Trung Quốc và tiếp tục nuôi tham vọng là sẽ có cơ hội trao đổi kinh tế và tôn giáo với Trung Quốc.
Đơn cử như Thời Nam triều, con đường tơ lụa trên biển lại bước sang một giai đoạn phát triển mới, nhiều tăng lữ, thương nhân, sứ giả triều đình Trung Quốc đi đến các quốc gia bằng đường biển. Hay chính những chuyến du hành của nhiều nhà tu sĩ Phật giáo từ Trung Quốc sang Ấn Ðộ thường hay ghé qua các hải cảng Chămpa là nguyên nhân chính yếu có sự hiện diện của đạo Phật Ðại Thừa trong vương quốc này.
Và đạo Phật này đã phát triển mạnh mẽ ở Chămpa vào thế kỷ thứ 8 và thứ 9. Cộng hưởng với vị trí, vai trò Đồng Dương là các trung tâm chính trị, văn hóa và kinh tế lớn của Chămpa lúc bấy giờ, cũng là nơi thu hút thương nhân từ nhiều nước đến đây giao lưu thương mại.
Vào khoảng nửa đầu thế kỷ IX, tại vùng đất Amaravati, một tu viện Phật giáo đã được xây dựng. Tu viện này chính là kinh đô của tiểu vương quốc Indrapura. Tuy nhiên, văn bia An Thái và Đồng Dương đã ghi nhận thời điểm mà Phật giáo hưng thịnh tại khu đền tháp Đồng Dương là vào khoảng năm 902. 
Khi vào Chămpa, Phật giáo Đại thừa đã nhanh chóng có tầm ảnh hưởng trong cư dân vùng Amarivati (Quảng Nam ngày nay). Và để rồi, đến nửa cuối thế kỷ IX, Phật giáo Đại thừa trở thành một hệ tư tưởng chủ đạo (Quốc giáo) trong đời sống văn hóa của cư dân tại Đồng Dương – Quảng Nam.
Trong đời sống tín ngưỡng tâm linh, người Đồng Dương đã tôn thờ hệ thống rất nhiều vị thánh danh (mà theo Phật gọi là các vị Phật và Bồ Tát). Điều này trái hẳn với Phật giáo nguyên thủy – Phật giáo Tiểu thừa - là chỉ tôn thờ Phật Thích Ca Mâu Ni và một số vị Phật khác (nhưng số lượng rất hạn chế).
Thời kỳ hưng thịnh nhất của vương quốc Chămpa
Năm 111 trước Công nguyên, Nhà Hán lên nắm chính quyền ở Trung Quốc và tiến hành xâm lược các quốc gia lân cận, trong đó có Âu Lạc. Sau khi thôn tính được Âu Lạc, Nhà Hán đã mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình xuống phía nam, cụ thể là áp đặt sự ảnh hưởng của mình đối với các bộ tộc ở phương Nam, trong đó có bộ (thị) tộc Dừa (cây Dừa) thuộc dòng biển và bộ (thị) tộc Cau (cây Cau) thuộc dòng núi (là chủ nhân của vương quốc Chămpa sau này).
Một góc khu đền tháp Đồng Dương.
 Một góc khu đền tháp Đồng Dương.
Nhà Hán chia Âu Lạc ra làm hai quận (Giao Chỉ và Cửu Chân) đồng thời lập thêm quận Nhật Nam của bộ tộc Dừa ở phương Nam với năm huyện (Tây Quyển, Chu Ngô, Tuỷ Cảnh hay Tỷ Ảnh, Lô Dung và Tượng Lâm). Trong đó, Tượng Lâm (nay là đất thuộc ba tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định) là địa bàn cư trú của hai thị tộc Cau và Dừa và huyện xa nhất về phương Nam trong các vùng đất chiếm đóng của người Hán.
Dưới ách đô hộ hà khắc của nhà Hán, nhân dân ba quận Nhật Nam, Cửu Chân và Giao Chỉ đã cùng kề vai sát cánh trong việc chống lại kẻ thù chung. Nhiều cuộc đấu tranh đã nổi dậy ở rộng khắp Chămpa, đặc biệt là vào thế kỷ II, đỉnh cao là vào các năm 100, 136, 144, 157 và 192.
Vào cuối thế kỷ II, đời Sơ Bình (khoảng từ năm 190 đến năm 193), lợi dụng tình hình Trung Quốc bất ổn và được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân, Khu Liên đã lãnh đạo nhân dân Tượng Lâm đứng dậy chống nhà Hán. Khởi nghĩa thắng lợi, Khu Liên lên làm vua, mở đầu vương triều Gangaraja (cuối thế kỷ II – đầu thế kỷ III). Khu Liên đặt tên nước là Lâm Ấp, mở đầu cho thời kì độc lập, tự chủ và thống nhất cho nhân dân Chămpa.
Đến giữa thế kỷ IV, hai tiểu vương quốc Panduranga (thuộc bộ tộc Cau phía Nam) và Lâm Ấp (thuộc bộ tộc Dừa phía Bắc) đã hợp nhất thành một vương quốc chung, lấy tên là vương quốc Chămpa và chọn Trà Kiệu làm kinh đô.
Giai đoạn hưng thịnh và phát triển của vương quốc Chămpa kéo dài gần 5 thế kỷ (từ năm 850 - 1353). Thời kì đầu cũng là thời kỳ vàng son của kinh đô Phật giáo Đồng Dương - Indrapura (khoảng năm 850 – 982) với 12 triều vua. Tiếp đến là thời kì Vijaya (thế kỷ X – XV) thống nhất và phát triển thịnh đạt của Chămpa với 16 triều vua. Giai đoạn khủng hoảng và suy vong của vương quốc Chămpa kéo dài gần 3/4 thế kỷ (từ 1353 – 1471).
Vương triều Phật giáo hưng thịnh
Vào cuối thế kỷ IX, một vương triều mới xuất hiện ở miền bắc Chămpa. Vua Indravarman II đã cho dời đô từ miền Panduranga trở về miền Amaravati và đặt tên cho kinh đô của mình tại vùng đất Quảng Nam là Indrapura và cho xây dựng tại Đồng Dương một Phật viện lớn lấy tên là Laksmindra - Lokesvara. Đây là một học viện Phật giáo đầu tiên được hình thành tại Chămpa cũng như ở khu vực Đông Nam Á.
Trong bia kí Đồng Dương có đoạn chép về sự kiện Vua Indravarman II, có tên thật là Laksmindra – Gramasvami, tự nhận là dòng dõi vua của ông tổ huyền thoại Uroja trong thần thoại Ấn Độ.
Sau khi xây dựng kinh đô Đồng Dương, các vị vua này đã lấy Phật giáo (cùng với Hindu giáo cổ truyền) làm thước đo để quản lí xã hội, tôn thờ thần chủ Sambhubhadresvara. Kể từ khi Phật giáo được thịnh hành tại Indrapura, nó đã nhanh chóng trở thành một công cụ để các vương triều trị vì đất nước. Chính có lẽ vì thế mà giai đoạn này, Indrapura được ngợi ca như là một tu viện, một trung tâm Phật giáo của khu vực Đông Nam Á.
Đến năm 972, khu vực Amaravati xuất hiện một vị vua mới của triều đình Indravarman mà sử Trung Quốc và Việt Nam gọi là Ba Mỹ Thuế hay Phê Mi Thuế. Vị vua này một mặt duy trì quan hệ tốt đẹp với triều đình nhà Tống (Trung Quốc), mặt khác luôn có ý đồ gây chiến với Đại Cồ Việt.
Năm 979, Vua Chămpa đã giúp phò mã Ngô Nhật Khánh (Ngô Nhật Khánh vốn gốc là người Việt) đem hơn 1000 quân ra đánh vào kinh đô Hoa Lư, có ý đồ chiếm Đại Cồ Việt. Tiếp đó, năm 982 Vua Lê Đại Hành đã cử Tư Mục và Ngô Tử Cảnh đi sang sứ Chămpa, nhưng Vua Chămpa là Para vecvarman đã bắt giữ sứ giả Việt. Hành động của Chămpa là muốn “thoát khỏi ảnh hưởng của nước ta” và muốn thân hữu với nhà Tống (Trung Quốc). Vô cùng bất bình trước hành động bạo ngược của Chămpa, năm 982 Vua Lê Hoàn đã làm tướng thân chinh đi đánh Chiêm Thành, vương triều Indrapura đã bị sụp đổ.
Sách “Đại Việt sử ký toàn thư” có đoạn chép: “Với cuộc viễn chinh của Lê Hoàn năm 982, không chỉ tòa thành Indrapura mà cả vương triều Phật giáo được các nhà khoa học gọi là vương triều Indrapura cũng chấm dứt sự tồn tại của mình.”./.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.