Nuôi con công bằng

Hai chị em Bảo Anh - An Nhiên thân thiết, yêu thương nhau nhờ mẹ nhận ra và sửa chữa sai lầm trong đối xử giữa các con
Hai chị em Bảo Anh - An Nhiên thân thiết, yêu thương nhau nhờ mẹ nhận ra và sửa chữa sai lầm trong đối xử giữa các con
(PLVN) - Cha mẹ nuôi dạy con, nếu tạo cho con trẻ cảm giác không được đối xử công bằng, sẽ khiến trẻ nảy sinh nhiều vấn đề về tâm lý. Từ đó dễ dẫn đến những hậu quả không hay cho sự phát triển của con trẻ, khiến tình cảm gia đình sứt mẻ, thậm chí mất mát tình cảm về sau.

Anh em trở mặt vì cha mẹ bất công

Ngày hai anh em Trần Nguyên T. (sinh năm 1976) và Trần Nguyên M. (sinh năm 1979) dẫn nhau ra tòa, trước phiên tòa, cả hai tuyên bố đã từ mặt nhau. Họ kiện nhau vì một vấn đề liên quan đến việc hùn hạp buôn bán chung, người anh tố người em chiếm đoạt tài sản, lợi nhuận bỏ túi riêng. 

Đó chỉ là cuộc tranh chấp như bao vụ việc khác trên đời, không có gì đặc biệt nếu như không có sự xuất hiện làm chứng của người mẹ. Người mẹ đứng về phía con trai út, làm chứng rằng số tiền bị tố biển thủ thực ra anh này không bỏ túi riêng mà chi dùng chung cho cả nhà.

Uất ức trước lời làm chứng của mẹ, trước tòa, người anh tố luôn mẹ mình từ nhỏ đã luôn dung túng cho em trai, bất công với anh. Từ lúc nhỏ, miếng ăn ngon, manh áo lành đều dành cho em trai vì “con là anh phải nhường”, mỗi khi anh em cãi nhau, đánh nhau, dù là em trai gây lỗi thì anh đều bị đòn roi vì “không chịu nhường em”. 

Hai anh em lập gia đình, vẫn sinh sống chung trong một căn nhà phố có mặt tiền ở đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, phòng đẹp hơn, rộng hơn cũng được dành cho vợ chồng em trai, người mẹ còn bỏ tiền ra để trang hoàng, sửa sang phòng cho con trai út, còn con trai lớn tự lo. Mọi công việc trong nhà, trách nhiệm, nghĩa vụ người anh phải gánh vác.

Hai anh em được tiếp quản mặt bằng gia đình, tự bỏ tiền hùn nhau để kinh doanh phụ tùng xe máy, nhưng người em luôn ỉ lại, để hết việc cho anh làm, lợi nhuận chia đôi. Rồi người anh phát hiện ra em mình “thụt két” cửa hàng, lấy số tiền lớn làm của riêng, thậm chí còn lén bán một số phụ tùng đắt tiền bỏ túi. Đòi không được, lại bị mẹ chửi, đòi đuổi hai vợ chồng khỏi nhà, cực chẳng đã người anh làm đơn khởi kiện em mình ra tòa để đòi tiền. 

Trước tòa, lời nói day dứt của anh không phải dành cho em mình, mà dành cho người mẹ ruột: “Con vẫn luôn băn khoăn, tại sao cùng là con mà mẹ đối đãi với con luôn bất công, mắng nhiếc, còn với em con luôn là chiều chuộng, dịu dàng. Nếu mẹ đối với anh em con công bằng, có lẽ chúng con đã chẳng đến bước dẫn nhau ra tòa như hôm nay”.

Thực tế, sự thiếu công bằng trong đối xử với các con tồn tại không ít trong các gia đình Việt. Trong gia đình, bỗng dưng có đứa được cưng chiều hơn hẳn những đứa khác, hoặc có đứa con hay được gọi nôm na là “khắc khẩu” với cha mẹ, cứ làm gì, nói gì cha mẹ cũng mắng chửi.

Cũng có đứa con được cho là sinh ra mang đến may mắn cho gia đình, cha mẹ làm ăn phát tài, dẫn đến con được chiều chuộng, trân quý. Có đứa con, ngược lại bị coi là “khắc tinh xui xẻo”, sinh ra tình cờ gia đình sa sút, không may, cũng bị kỳ thị, ghét bỏ. 

Sự bất công trong đối xử còn xuất phát từ quan niệm xưa cũ. Đứa con đích tôn của gia đình, dòng họ luôn được thương yêu, trân trọng, để cho phần nhiều tài sản. Con gái trong nhà thì bị cho là “người ngoài”, phần tài sản cha mẹ cho đã ít ỏi, lại không được trọng thị, cưng chiều như con trai...

Đủ nguyên nhân, đủ các kiểu đối xử thiên lệch của cha mẹ, khiến con bị tổn thương tâm lý. Đứa được chiều chuộng sinh ra kiêu mạn, không coi ai ra gì; đứa bị đối xử bất công thì tiêu cực, chống đối, để rồi dẫn đến anh em trong nhà trở mặt vì tranh giành tài sản, vì ấm ức bùng phát như câu chuyện trên.

Sáng suốt, tinh tế để công bằng với con 

Không phải lúc nào sự bất công cũng hiển thị rõ ràng, dễ nhận diện. Có những cách đối xử thiếu công bằng với con cái, mà cha mẹ không muốn, không ý thức được, khó mà nhận ra. Nhưng lâu dần, nó thấm vào tiềm thức cha mẹ và con cái, để rồi nảy sinh những rạn nứt. Nếu sớm được nhận diện, chấm dứt sự đối xử thiếu công bằng thì may ra có thể vãn hồi được.

Như câu chuyện của chị Nguyễn Thị Thu, ngụ Khu công nghiệp Mỹ Phước 2, Bình Dương. Chị Thu có hai cô con gái, đều xinh xắn, đáng yêu, cô chị tên Bảo Anh năm nay 7 tuổi, cô em là An Nhiên, 4 tuổi. Nhìn chị em lúc nào cũng quấn quýt, yêu thương nhau, ai cũng bảo chị dạy con khéo.

Thế nhưng, không mấy người biết, để hai con được như thế này, chị đã trải qua một quá trình dạy con vất vả và tự điều chỉnh chính mình. Ban đầu, do con gái đầu Bảo Anh quá khó khăn trong việc ăn uống, chị bị stress, thường nổi cáu, dạy con bằng bạo lực. 

Còn An Nhiên thì cực kỳ dễ tính, lại tròn trịa, xinh đẹp, ai cũng khen nên chị có xu hướng cưng chiều An Nhiên hơn. Nuôi Bảo Anh khó khăn, chị gửi con về mẹ chồng nuôi dạy giúp, giữ An Nhiên bên mình. Tết đến, hai vợ chồng chị cùng An Nhiên về nhà chồng, rồi lại cùng con bé về nhà ngoại, tiếp tục để Bảo Anh ở lại nhà nội.

Ngày hôm ấy, Bảo Anh vừa chạy theo vừa khóc, hỏi mẹ: “Tại sao mẹ không đưa con đi cùng gia đình mình?”. Câu nói ấy khiến chị giật mình. Sau đó, đón con về lại, chị nhận ra con thường có xu hướng ganh tị, giành đồ, bắt nạt em. Chị hiểu ra, con mình đã có chút chướng ngại tâm lý chính vì sự đối xử thiếu công bằng của vợ chồng mình. 

Từ đó, chị nắn lại cách cư xử của mình, đối xử với hai con công bằng như nhau. Mua đồ đạc, bánh kẹo gì chị cũng đều đối với hai con như nhau. Để con yêu thương em, chị thường kể những câu chuyện tình chị em để khuyên nhủ chứ không áp đặt con “là chị phải thế này, thế nọ”.

Hơn 1 năm trôi qua, thái độ cư xử của Bảo Anh đã khác hẳn, chị Thu mừng rỡ: “Tôi thấy may mắn vì mình đã kịp thời nhận ra cái sai ở đâu mà sửa chữa, để các con không bị lệch lạc, rạn nứt tình cảm”.

Cha mẹ công bằng, con được nhờ

Từ câu chuyện của chị Thu có thể thấy, nuôi dạy con sao cho công bằng không hề là chuyện dễ dàng. Nó đòi hỏi cha mẹ không chỉ cần có cảm xúc, có tình thương mà còn cần cả sự tinh tế và sáng suốt. Cha mẹ công bằng, con được nhờ là như thế.

Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch ban hành, trong nội dung bàn về ứng xử giữa các mối quan hệ trong gia đình đã đưa ra những điều nên và không nên trong ứng xử giữa cha mẹ và con cái.

Trong đó, Bộ tiêu chí đề nghị cha mẹ hãy tôn trọng con cái như một cá nhân có đầy đủ nhân phẩm và trách nhiệm, áp dụng những biện pháp kỷ luật tích cực thay vì đánh đập, đòn roi. Cha mẹ không nên bỏ bê con cái, xao nhãng, bỏ rơi, không nói chuyện, không dành thời gian cho con và đặc biệt, hãy đối xử công bằng, không thiên vị, suy bì giữa các con, con này hơn con kia và ngược lại. 

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.