Nước mắt làng nuôi trồng thủy sản sau lũ

Đìa bị vỡ được người dân dùng bao chắn lại, nhưng lũ chồng lũ nên người dân đành bất lực.
Đìa bị vỡ được người dân dùng bao chắn lại, nhưng lũ chồng lũ nên người dân đành bất lực.
(PLO) - Nằm ở vùng hạ du, lưu lượng nước từ các nơi đổ về quá lớn do ảnh hưởng của bão số 8 và số 9 khiến hàng trăm héc ta ao hồ nuôi trồng thủy sản của 210 hộ dân Văn Tứ Đông (xã Cam Hòa, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa) gần như mất trắng, đẩy họ vào tình cảnh kiệt quệ cả về tinh thần lẫn vật chất.

Tết này lấy gì tiêu?

Về thôn Văn Tứ Đông vào một buổi chiều cuối tháng 11, chúng tôi men theo con đường mòn của người dân ra khu vực nuôi trồng thủy sản. Trước mắt chúng tôi là những ao đìa nuôi tôm, cua đã bị hai cơn lũ vừa qua phá vỡ tan tác, ngổn ngang cỏ cây, bùn đất bồi đắp. Theo người dân thôn Văn Tứ Đông, họ chủ yếu sống dựa vào việc nuôi trồng thủy sản đã hơn 30 năm nay nhưng chưa khi nào thấy lũ chồng lũ gây thiệt hại lớn cho bà con như năm nay.

Trắng tay, nợ nần và chỉ còn hai tháng nữa là đến Tết. Bao nhiêu nguồn thu nhập của gia đình cho dịp Tết đều đặt vào các đìa tôm, cua, mất hết rồi Tết này biết lấy gì mà tiêu. Đó là những lời bộc bạch ứa nước mắt của chị Hồ Thị Miên (thôn Văn Tứ Đông, xã Cam Hòa). Cả gia đình chị Miên sống phụ thuộc vào việc nuôi trồng thủy sản:

“Sau hai trận lũ vừa qua, gia đình tôi mất ít nhất gần 300 triệu. Lũ tràn về với lưu lượng lớn đã khiến 6 sào đìa của gia đình tôi bị vỡ, 20 vạn con tôm thẻ chân trắng, 400 con cua chỉ mới được hai tháng tuổi đã theo dòng nước lũ, vốn liếng của hai vợ chồng đập vào tôm giờ mất sạch, lại thêm khoản nợ tiền vay ngân hàng, tiền mua thức ăn nuôi tôm, cua nữa, những người nông dân nghèo như chúng tôi không biết bấu víu vào ai khi thiên tai cứ dồn dập đến”, người nông dân nghẹn lời.

Chồng chị Miên vì tiếc của cứ quyết lao ra cứu các đìa tôm bất chấp nguy hiểm của những dòng nước đổ về cuộn cuồn, người nhà mãi mới khuyên ngăn được.

Người đàn ông trạc tuổi 60, thân hình gầy sọm ngồi thẫn thờ trước các đìa tôm đã không còn gì, ông là Nguyễn Xuân Lộc. Ông chua xót cho biết: “Trung bình mỗi năm tôi thu hoạch được 400 triệu. Chưa khi nào gặp phải tình trạng lũ đầu đi qua chưa kịp định thần lũ tiếp lại đến, lũ sau lớn hơn lũ trước. Đây là lần đầu tiên tôi trắng tay do thiên tai”.

“Do đây là vụ để tiêu thụ trong dịp Tết nên chúng tôi đầu tư lớn cả về giống nuôi cũng như thức ăn. Nhà tôi có 8 sào đìa với 300 tấn tôm, 5 tấn cua, vốn liếng chủ yếu lấy vụ trước đập vào vụ sau, thức ăn thì nợ nhà cung cấp đến khi thu hoạch mới thanh toán, giờ tôm, cua không còn biết lấy gì mà trả”, người đàn ông da đen ngăm bần thần. 

Theo ghi nhận thực tế, trên địa bàn thôn Văn Tứ Đông có hơn 210  hộ nuôi tôm thẻ trắng và cua, với diện tích hơn 150 ha, giờ gần như mất trắng. Do đó, các hộ ở đây muốn tiếp tục nghề nuôi trồng thủy sản thì phải đi vay mượn lãi ngày hoặc ký gửi sổ đỏ ở ngân hàng để có tiền đầu tư nuôi trồng vụ tới.

Thiệt hại lên đến hàng chục tỷ đồng

Theo UBND xã Cam Hòa, trong hai đợt lũ vừa qua đã khiến cho gần 200 ha nuôi trồng thủy sản của khoảng 250 hộ dân trong tình trạng ngập úng, giá trị thiệt hại lên đến vài chục tỷ đồng.

Ông Lê Đình Cường, Trưởng phòng Phòng NN& PTNT huyện Cam Lâm cho biết, không riêng xã Cam Hòa mà nhiều địa bàn khác ở huyện Cam Lâm cũng bị thiệt hại nặng như xã Cam Hải Đông, Cam Thịnh Bắc, Cam Đức, Cam Hải Tây khi hàng trăm héc ta ao đìa tôm thẻ chân trắng, tôm sú, cá mú, cá chẽm, cá dìa, cua, ốc hương bị lũ cuốn trôi. 

Theo đó, trong 2 đợt mưa lũ vừa qua, ước tính tỉnh Khánh Hòa thiệt hại trên 396 tỉ và có 19 người thiệt mạng, 33 người bị thương, 200 nhà bị sập, hư hỏng. Trên địa bàn có khoảng 1.000 ha lúa bị ngập, hư hỏng; hơn 200ha rau màu, 10 ha cây ăn quả bị thiệt hại và hơn 10.000 con gia súc bị chết. Trong đó, có 400 ha ao, đìa nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại do lũ ngập, 5 tàu bị chìm, hư hỏng, thiệt hại ước tính trên 50 tỷ đồng.

Đối với lĩnh vực giao thông đã có hơn 32 tuyến đường bị sạt lở, hư hỏng, gây chia cắt giao thông với tổng khối lượng đất, đá sạt lở hơn 35 nghìn m3; 5 cầu, tràn bị xói lở; nhiều tuyến đường giao thông liên xã bị xói lở, hư hỏng với tổng thiệt hại ước tính khoảng 70 tỉ đồng..

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.