Những 'người mẹ' dành tuổi thanh xuân cho trẻ khuyết tật

Chị Sáu (bên phải) và chị Loan cùng một số em tại trung tâm
Chị Sáu (bên phải) và chị Loan cùng một số em tại trung tâm
(PLVN) - Mới hơn 40 tuổi, đầu chị Lê Thị Sáu đã điểm những sợi bạc, vì sự vất vả của công việc bảo mẫu. Thế nhưng 13 năm từ khi làm công việc bảo mẫu ở Trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật tỉnh Đồng Nai (KP3, ấp Tân Bản, phường Bửu Hòa, TP Biên Hòa, Đồng Nai - Trung tâm), chị tâm sự là quãng thời gian cảm thấy vui nhất.

Đồng cảm với những số phận bất hạnh

Chị Sáu sinh ra ở Bắc Ninh, tuổi thơ sống cùng người bà đã già yếu, do bố mẹ bỏ đi từ lúc nhỏ. Lớn lên, chị một mình vào Nam kiếm sống bằng nghề công nhân. Mười ba năm trước, chị được người quen giới thiệu vào làm trong trung tâm, lập tức cảm thấy yêu nghề, gắn bó với nghề. 

Trung tâm đang dạy 212 em, trong đó có 98 em học bán trú, được chia thành 5 phòng, mỗi phòng khoảng 25 em. Trước kia, trường có 5 bảo mẫu chia đều 5 phòng quản lý các em, nhưng vì tiền lương không cao, cộng với sự vất vả trong nghề, phải luôn túc trực 24/24h chăm sóc các em, những ai có gia đình rồi thì không thể làm công việc này. Thế nên hiện trung tâm này chỉ còn vài bảo mẫu. 

Chị Sáu kể, ban đầu chỉ nghĩ đây đơn thuần là một công việc nuôi sống bản thân, phụ giúp gia đình. Nhưng càng tiếp xúc với trẻ và gia đình các bé, chị càng thấy có sự đồng cảm, sẻ chia và gắn bó. Tình thương dành cho các em không may bị khiếm khuyết đã dần bồi đắp tình yêu nghề trong chị. 

Chăm sóc trẻ khuyết tật hoặc tự kỷ không hề đơn giản, nếu không có phương pháp, đặc biệt là tình yêu thương và tính kiên nhẫn thì khó lòng theo đuổi nghề này. Nhiều lần chị bị học trò cắn vào tay, tát vào mặt, có em không tự sinh hoạt được nên chị phải tắm rửa, thay đồ giúp. Càng như vậy, chị càng càng thấy thương số phận các cháu, yêu các cháu nhiều hơn. Chị nói: “Ông trời đã không cho các em sự may mắn, vậy nên mình phải là người đem lại may mắn cho các em”.

Chị Sáu kể, có lần đang chăm sóc các em, chị bị chóng mặt, phải xuống phòng y tế. “Các em thấy vậy cũng chạy xuống, đứng lấp ló ngoài cửa, có đứa bật khóc khi thấy cô bị chích thuốc”, chị kể. Tuy có em không nói được những lời yêu thương, nhưng nhìn những ánh mắt lo lắng của trẻ dành cho mình, chị càng vững tin vào con đường mình đã chọn.

“Đứa biết thì không nghe, không nói; đứa nghe được, nói được, thì… không biết. Nhìn bọn trẻ chỉ thấy thương chứ không thể tức giận, dù chúng quậy phá, nhiều khi còn làm cô bị thương, nhưng đều là những hành động vô thức, ngoài tầm kiểm soát của trẻ”, chị Sáu cho biết. 

Mỗi bước trưởng thành về nhận thức và kiến thức của học trò đều mang lại niềm khích lệ lớn lao để chị thêm yêu công việc. Chị Sáu chia sẻ, các học sinh mà chị từng chăm sóc tuy có thể đôi tai mất đi chức năng nghe, miệng không thể nói bằng lời, nhưng đổi lại sống tình cảm, chân thành. Các em luôn coi chị như người mẹ thứ hai, yêu thương hết mực. Những điều vui buồn hay những khó khăn trở ngại, tuy có thể trẻ không thể nói bằng lời, nhưng qua “ngôn ngữ cử chỉ”, chị và học trò của mình đều hiểu, thông cảm, chia sẻ, cùng nhau giải quyết.

Yêu em bằng nguyên trái tim 

Làm cùng chị Sáu, còn có thể kể đến chị Trịnh Thị Kim Loan (28 tuổi). Chị Loan đã làm công việc này sáu năm và là trường hợp đặc biệt của trung tâm. Trước kia, chị Loan chính là một học sinh của trung tâm, không nói được, không nghe được, nhưng vì tình thương dành cho các em nên khi ra trường, chị xin ở lại làm bảo mẫu để được chăm sóc cho các em.

Đồng cảm với các em, chị Loan hiểu hết những tâm tư nguyện vọng mà các em muốn nói. Khác với chị Sáu, chị Loan có vẻ rụt rè hơn nhưng cách chăm sóc của chị khiến người khác nhìn vào cảm thấy ấm lòng. 

Buổi nói chuyện của chúng tôi với các cô giáo liên tục bị gián đoạn bởi thi thoảng lại có đứa đến kéo tay, nhờ cô lấy quần áo; em khác lại mách cô việc bị bạn rượt đuổi, xô ngã; em thì đòi bánh kẹo, sữa… Hàng ngày các chị phải giải quyết hàng trăm trường hợp như thế. Gần 100 em, mỗi em khuyết tật một kiểu, tăng động giảm tập trung, chậm phát triển, khiếm thính, tự kỷ…

Công việc bảo mẫu của các cô mỗi ngày bắt đầu từ sáng sớm với việc đánh thức các em, giúp vệ sinh cá nhân, tập thể dục, ăn sáng, phân công dọn dẹp phòng ở. Khi các em vào lớp học thì các cô vào bếp phụ làm đồ ăn, khảo bài mỗi tối... cho đến khi các em lên giường đi ngủ.

Vất vả là thế, trong khi thù lao mà các cô nhận hàng tháng chưa đến 3 triệu đồng, nhưng vì yêu các em, yêu công việc, các cô vẫn gắn bó.

Chị Sáu tâm sự, với đồng lương trên, hằng tháng phải chắt chiu gửi về quê cho người bà già yếu, bệnh tật, sống một mình. “Một số lần thoáng qua suy nghĩ muốn nghỉ việc đi làm công nhân để đủ trang trải cuộc sống, nhưng nghĩ lại bỏ các em như vậy không đành, nên cố gắng làm tiếp”, chị tâm sự.

Nói về những cô bảo mẫu ở trung tâm, bà Hoàng Thị Vân Nga, Giám đốc Trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật Đồng Nai, nhận xét ngắn gọn: “Cô Sáu và cô Loan là những bảo mẫu gắn bó nhiều năm với trung tâm, tuy tiền lương ít ỏi nhưng các cô luôn gắn bó và yêu thương các bé như con ruột của mình”.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.