"Người rắn" và ước mơ họa sĩ

Vương với ước mơ thành họa sĩ.
Vương với ước mơ thành họa sĩ.
(PLO) -Da thịt đau nhức vì căn bệnh quái ác, Vương không được học như các bạn cùng trang lứa. Nhưng cậu bé nói sẽ cố gắng học thật tốt và vẽ thật nhiều, để lớn lên trở thành họa sĩ giỏi, vẽ thật nhiều tranh để có tiền chữa bệnh cho cha.

Cha con “người rắn”

Hai cha con ông Nguyễn Đình Nhi (50 tuổi) và Nguyễn Đình Vương (14 tuổi) ở trong căn nhà cấp bốn ở thôn An Lương (xã Tam Anh Bắc, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam). Ông Nhi niềm nở đón khách nhưng ngại ngần chia sẻ:

“Ở cái làng quê này, người ta hay gọi hai cha con tôi là “người rắn”, do căn bệnh nổi vảy nến bong tróc da khắp cơ thể của cha con tôi. Mọi người thấy lạ nên dị nghị, đặt biệt danh như vậy”.

Cũng theo ông Nhi, từ khi ông sinh ra đã có một đường thẳng màu trắng trên chân, sau đó lan dần ra khắp cơ thể. Nhưng nhà nghèo, ông không được chữa trị, lại phải dầm mưa dầm nắng làm ruộng lấy gạo nuôi các em nhỏ nên cơ thể bắt đầu lở loét, gây đau đớn nhiều hơn.

Năm 1999, ông lấy vợ người xã Tam Thạnh (cùng huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam). Cuộc sống êm ấm và hạnh phúc, vì cơ thể chưa nổi vảy nén nhiều nên lớp da của ông Nhi không khác biệt lắm với mọi người. Thế nhưng sự bình yên đó chưa được bao lâu thì căn bệnh lạ ập đến, chân tay ông bắt đầu nổi vảy nến, da bong tróc liên tục, trên da bắt đầu rỉ máu khiến toàn thân ông đau nhức.

“Lúc nhỏ căn bệnh lạ này chưa lan ra nhiều, cha mẹ tôi đâu có bị cái bệnh này, các anh chị em cũng chỉ có tôi mắc bệnh. Những lúc trở trời, toàn thân tôi bắt đầu ê buốt, khi trời lạnh rất sợ nước vì chỉ cần nước chạm vào cơ thể là đau”, ông Nhi cho biết.

Nhiều lần ông muốn đến viện khám chữa nhưng vì gia đình nghèo khổ, “ăn còn chưa đủ, nói gì đến khám bệnh”. Ông Nhi cắn răng chịu đau, lấy niềm vui đón con trai đầu lòng chào đời là động lực sống. Nhưng cậu bé mới được một tuổi đã bắt có những triệu chứng giống cha mình.

Cũng trong thời gian đó, không chịu được cú sốc cả chồng lẫn con đều mang bệnh lạ, vợ ông Nhi đổ bệnh nặng. Một thời gian sau, bà được gia đình bên ngoại đưa vào bệnh viện tâm thần chữa bệnh, nhưng không thể hồi phục. Sau 3 năm điều trị tại Bệnh viện Tâm thần Quảng Nam không thuyên giảm, vợ ông Nhi được người thân đưa về nhà mẹ đẻ tại xã Tam Thạnh (huyện Núi Thành) để chăm sóc. 

Từ đó, trong căn nhà nhỏ chỉ còn hai cha con “người rắn”. Ông Nhi lâm vào cảnh “gà trống nuôi con”. Để có tiền lo thuốc thang cho con, ông không ngại những công việc vất vả, ở địa phương ai thuê gì làm nấy. Tận dụng mảnh vườn do cha mẹ để lại, ông nuôi thêm con gà, con vịt để có tiền lo thức ăn cho hai cha con, lấy sức nương tựa nhau sống với căn bệnh lạ. 

Cha con ông Nhi cùng mang căn bệnh “người rắn”
Cha con ông Nhi cùng mang căn bệnh “người rắn”

Ước mơ đẹp

Cuộc sống của hai cha con càng thêm khó khăn hơn khi cậu con trai ngày một lớn. Khi những đứa trẻ được cắp sách đến trường, ông Nhi cũng muốn cho con đi học. Nhưng chạy vạy vay mượn khắp nơi cũng chỉ được vài ba trăm ngàn đồng, không đủ tiền mua cho con bộ sách mới. Thương con, ông chạy qua những nhà hàng xóm xin làm giúp để có thêm tiền đưa con trai vào trường. 

Khi đã có đủ số tiền mua sách và nhập học cho con vào lớp 1, ông Nhi lại một lần nữa gặp khó. Nhà trường cho rằng cậu bé bị nhiễm bệnh lạ, có thể lây bệnh cho các bạn nên không thể đến trường. Muốn đi học phải làm xét nghiệm.

Trong sự túng thiếu, nghèo khổ và bệnh tật bủa vây, ông Nhi không thể đưa con trai vào bệnh viện xét nghiệm. Chậm trễ mãi nên đến nay, Nguyễn Đình Vương năm nay đã 14 tuổi nhưng vừa mới vào lớp ba. 

“Khi Vương được 5 tuổi, tôi có đưa con đến trường để xin cháu theo học, nhưng 3 lần nhà trường không nhận, họ sợ bệnh của con tôi sẽ lây sang cho các cháu nhỏ khác trong lớp. Nhà trường bảo nếu muốn đi học thì phải đi xét nghiệm, nếu không có dấu hiệu lây truyền mới cho con tôi theo. Điều kiện gia đình khó khăn, mọi chi phí sinh hoạt gia đình còn không có, lấy tiền đâu ra mà đưa Vương đi xét nghiệm”, ông Nhi phân trần.

Đến nay, những biểu hiện của cậu con trai giống hệt cha mình, toàn thân nổi vảy nến, da rỉ máu, những cơn đau hành hạ. Người cha xót xa kể: “Cách đây 3 năm, đã 11 tuổi nhưng Vương không biết đọc, biết viết do không được đi học. Khi nào cháu cũng ở trong trạng thái sợ sệt”.

Mặc dù điều kiện gia đình khó khăn cùng với căn bệnh hành hạ, Vương không được cắp sách đến trường như bao bạn khác. Nhưng cậu bé tự ý thức được tương lai của mình, hàng ngày sau những giờ học, Vương thường dành ít nhất 7 tiếng đồng hồ để vẽ và phụ giúp cho ông Nhi. Những bức tranh của Vương được nhiều nhà hảo tâm mua lại với giá cao, không phải vì chất lượng tranh mà vì nghị lực và ước mơ đẹp của cậu bé trong bức tranh.

Sống trong sự khó khăn và căn bệnh hành hạ, mỗi buổi đến lớp, Vương thường trễ hơn các bạn cùng lớp vì chân tay không thể di chuyển nhanh được. Mặc dù vậy, Vương luôn cố gắn trong học tập, 2 năm liền đều đạt được những thành tích tốt, trở thành học trò ngoan. Đặc biệt hơn, vào tháng 5/2016, Vương đã được giải nhất cuộc thi vẽ tranh theo sách bậc tiểu học do UBND xã Tam Anh Bắc tổ chức.

“Không may mắn bị căn bệnh này hoành hành khiến da thịt em đau nhức, không được học như các bạn cùng trang lứa, nhưng em sẽ cố gắng học thật tốt và vẽ thật nhiều để lớn lên trở thành một họa sĩ giỏi, vẽ thật nhiều tranh để có tiền chữa bệnh cho cha”, Vương nói về ước mơ của mình.

Anh Trần Trọng Hà (35 tuổi), hàng xóm của ông Nhi, cho biết: “Mặc dù bị bệnh tật nhưng ông Nhi vẫn luôn cố gắng để cho cháu Vương được đến trường. Tuy ở trong nghèo khổ và mang căn bệnh “quái ác” không giống ai nhưng Vương vẫn luôn cố gắng học tập, đặc biệt em luôn cố học hỏi về cách vẽ tranh thực hiện được ước mơ họa sĩ”.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.