Người phụ nữ nghèo khổ bậc nhất Thị trấn Đu nằm “ngoài vùng phủ sóng”

 Chị Đông một mình nuôi hai con nhỏ và người em trai tâm thần.
Chị Đông một mình nuôi hai con nhỏ và người em trai tâm thần.
(PLO) - Ở tiểu khu Tràng Học, thị trấn Đu (Phú Lương, Thái Nguyên), chị Nguyễn Thị Đông (SN 1983) “nổi tiếng” vì khổ, vì bất hạnh, vì “nghèo bậc nhất”… 

 “So với vùng này, chị Đông nghèo bậc nhất, nhất cả cái thị trấn Đu này. Vừa nghèo, vừa éo le, không có chồng mà có hai đứa con. Giường ngủ không có cho hẳn hoi, sổ đỏ con đem ra vẽ nhăm nhay cả. Có đứa em trai thì thần kinh “có vấn đề”, đạp xe chạy khắp làng. Dù cán bộ địa phương đã đề nghị hội đồng khuyết tật hỗ trợ nhưng lại không nằm trong diện nào, nên bây giờ cũng chưa được hưởng chế độ chính sách gì”, trưởng xóm nơi chị Đông ở cho biết. 

Nghèo “truyền đời”

Nơi chị Đông ở là một tiểu khu mới thành lập được khoảng ba năm, tách ra từ xã Phấn Mễ. Đường đi vào mới bê tông hóa một số trục chính, còn lại vẫn rợp cỏ, đá sỏi lởm chởm.

Ngôi nhà của chị Đông nằm co ro giữa một cánh đồng, đi vào phải đi qua một đoạn đường đất. Đây là nhà tình thương xây từ những năm 2000, tất cả nền, tường… chỉ sử dụng ba tạ xi măng kết hợp vôi và cát. 

Không chồng mà có hai con, hàng xóm cũng có những lời dị nghị tai tiếng, nhưng chị: “Kệ, nuôi con lớn để mai sau còn trông cậy về già”. Hai đứa trẻ đều còi cọc, đứa chị bốn tuổi chỉ nặng 11kg, đứa em ba tuổi chỉ có 9kg. Đến nay cả hai vẫn chưa được đi học mẫu giáo.

Chị kể, lúc sinh con, người thì cho chục trứng, bơ gạo, người thì cho 5 chục, 2 chục ngàn… Anh em ở xa, chị sống nhờ sự giúp đỡ của bà con trong xóm. Nhiều khi chị Đông mải đi làm, nhốt con trong nhà. Người dân đi qua thấy hai đứa trẻ gào khóc lại thương tình mở cửa cho chúng ra. Còn không, bọn trẻ cứ ngủ chán, dậy là khóc, khóc mệt quá lại ngủ thiếp.

Trong ngôi nhà rộng chừng 10m2, đồ đạc bề bộn dưới nền xi măng. Nhìn quanh cũng chỉ có vài đồ dùng đã sờn cũ, cái vô tuyến cũ do bà dì ở Giang Tiên cho, một chiếc quạt, một chiếc bóng đèn, hai chiếc giường ọp ẹp kê đối diện nhau và vài bọc quần áo trẻ con nhét vào bao tải, quăng lăn lóc trên giường. 

Phòng kế bên “ưu tiên” ở giữa là nơi nuôi gà, tối tăm, ẩm thấp. Góc tường xếp bốn bao chất thải của gà. Vài thanh gỗ ghép vội làm chuồng gà. 

Kế bên chuồng gà là gian bếp, cũng chỉ có nồi cơm điện, chai mắm, lỉnh kỉnh vài cái lọ đứng, lọ nằm, xung quanh là các bắp ngô vừa thu hoạch cho ngan và gà ăn. 

Tiếp nữa, chủ nhà giới thiệu là “nhà tắm”, nóc không có, cửa cũng không, chỉ vài viên gạch xếp lên như bức tường bao. Chếch bên “nhà tắm” là chiếc giếng nước nước đục ngầu.

Chị Đông cho hay, khi chị mới bốn, năm tuổi, người cha phát bệnh ốm đau suốt, không làm được gì, lúc nào khỏe lại bỏ đi lang thang lên thành phố Thái Nguyên rồi về. Mọi việc trong nhà đều do mẹ chị gánh vác, chạy chợ từng ngày chăm chồng, nuôi con. Năm 2000, cha chị qua đời. Người mẹ một mình nuôi hai chị em nhưng cũng mất vào năm 2004.

Chị Đông gồng gánh gia đình, nuôi em trai sinh năm 1992 ăn học. Chị Đông tự nhận mình “không được học nhiều”, hết lớp bốn đã phải nghỉ học phụ giúp gia đình. Chị cũng không nhớ gia đình “được” hộ nghèo từ năm nào, chỉ biết từ nhỏ đến giờ vẫn mang danh “con nhà nghèo”.

Căn nhà tình thương qua nhiều năm cũng đã xuống cấp.
Căn nhà tình thương qua nhiều năm cũng đã xuống cấp.

Hoàn cảnh oái oăm

Chị Đông mới ngoài 30 nhưng gương mặt hốc hác, những nét khắc khổ hiện rõ. Giọng nói như người ốm, chị kể đã cố nuôi em ăn học đến hết lớp 11 hệ bổ túc. Người em trước kia cũng bình thường, hơi chậm hiểu, nhưng theo chị Đông, khoảng hai, ba năm gần đây “dại dại, điên điên”, cầm dao khua khoắng linh tinh, cứ đấm đầu kêu có “ma tà” trêu chọc và chửi làng xóm, dù chẳng ai nói động đến.

Chị Đông từng đưa em lên Bệnh viện Thái Nguyên khám, được bác sĩ kết luận rối loạn thần kinh, khuyên đưa xuống Bệnh viện Tâm thần điều trị sáu tháng, lấy sổ phát thuốc để điều trị. Nhưng chị chưa đưa em đi được vì “chưa có điều kiện” và còn phải trông nom hai đứa con nhỏ. 

Nhắc đến hai đứa trẻ, chị Đông rơm rớm nước mắt: “Bố chúng quê ở Đại Từ, là “dân” lái xe, cũng không tìm hiểu được nhiều. Anh ấy nói chưa có gia đình, bố mất lâu rồi. Mãi về sau tôi mới biết anh ấy lừa dối. Anh ấy đã có vợ, có một con gái, do không hợp nhau nên bỏ nhau”.

Hai người không đăng kí kết hôn, khi làm giấy khai sinh cho hai đứa trẻ, chỉ có mỗi tên mẹ. Hiện nay mỗi người mỗi ngả, chị Đông tâm sự vẫn mong một ngày nào đó: “Anh ấy vẫn còn thương mình, nhận ra mình là một người thật thà, chịu khó, thì vẫn chấp nhận nối lại. Nếu không thì tùy anh ấy, mình không làm thế nào được”. Nhìn hai đứa con, chị lại rưng rưng nước mắt.

Không chồng mà có hai con, hàng xóm cũng có những lời dị nghị tai tiếng, nhưng chị: “Kệ, nuôi con lớn để mai sau còn trông cậy về già”. Hai đứa trẻ đều còi cọc, đứa chị bốn tuổi chỉ nặng 11kg, đứa em ba tuổi chỉ có 9kg. Đến nay cả hai vẫn chưa được đi học mẫu giáo. Chị kể, lúc sinh con, người thì cho chục trứng, bơ gạo, người thì cho 5 chục, 2 chục ngàn… Anh em ở xa, chị sống nhờ sự giúp đỡ của bà con trong xóm. 

Chị Đông cho biết gia đình có bảy sào, bao gồm cả nhà, cả ruộng, cả đất đồi, trong đó chỉ có khoảng ba sào đất màu để trồng ngô với lạc, còn lại là đất bạc màu, cây cối rậm rạp không trồng được cây gì. 

“Nhà không có lúa, tôi trồng ngô, có ba sào đất màu. Nuôi con, mình ăn gì cho nó ăn nấy, có cơm ăn cơm, có cháo ăn cháo, có bữa không có gì ăn thì nhịn đói hay đi vay mượn làng xóm”, chị Đông kể.

Hàng ngày, chị đi hái chè cân, mỗi ngày được 50 ngàn đồng kiếm tiền đong gạo nuôi em và hai con. Nhiều khi chị Đông mải đi làm, nhốt hai đứa bé trong nhà. Người dân đi qua thấy hai đứa trẻ gào khóc lại thương tình mở cửa cho chúng đi ra, nếu không cứ ngủ chán, dậy là khóc, khóc mệt quá lại ngủ thiếp cho đến khi mẹ về.

Bà Phan Thị Mai Huy, trưởng xóm nơi chị Đông ở, cho biết: “So với vùng này, chị Đông nghèo bậc nhất, nhất xóm, nhất cả cái thị trấn Đu này. Vừa nghèo, vừa éo le, không có chồng mà có hai đứa con, thật sự là khó khăn.

Giường ngủ không có cho hẳn hoi, điện thoại lúc được lúc không, sổ đỏ con đem ra vẽ nhăm nhay cả. Có đứa em trai thì đạp xe chạy khắp làng, thần kinh “có vấn đề”. Dù cán bộ địa phương đã đề nghị hội đồng khuyết tật hỗ trợ nhưng lại không nằm trong diện nào, nên bây giờ cũng chưa được hưởng chế độ chính sách gì”. 

Người trưởng xóm lắc đầu thở dài, hoàn cảnh chị Đông đã vậy, sinh ra hai đứa con lại càng khó khăn. Thậm chí, cán bộ xóm còn phải đi khai sinh giúp cho con chị Đông, đi làm sổ trợ cấp. 

Người trưởng xóm trăn trở, nếu có người nào hảo tâm, hoặc có tổ chức nào hỗ trợ cho hai con của chị Đông học phí thì may ra bọn trẻ mới được đi học. Nếu không, với hoàn cảnh chị Đông, khó mà cho được hai con đến trường.

“Hộ nghèo bền vững” là biệt danh người dân địa phương đặt cho chị Đông. Chính quyền cũng không hỗ trợ được nhiều, chỉ tặng được một số món quà nhỏ và miễn được vài khoản phí, chả thấm vào đâu.

Bạn đọc hảo tâm giúp đỡ nhân vật trong bài viết, xin liên hệ chị Nguyễn Thị Đông (tiểu khu Tràng Học, thị trấn Đu, tỉnh Thái Nguyên), số điện thoại: 01669586048.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.