Người phụ nữ kiên cường chống lại tử thần

Khánh Thương.
Khánh Thương.
(PLO) - Bị ung thư vú, Khánh Thương (nguyên giảng viên khoa Báo chí trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn) đã phải cắt đi bộ ngực - cái đẹp phụ nữ được tạo hóa ban tặng, nhưng điều ấy chưa bao giờ là địa ngục, là thảm họa đối với Thương… 

Yêu từng mảnh đời bất hạnh…
Năm 2006, khi đang là sinh viên báo chí, Khánh Thương đã nổi tiếng với nhóm từ thiện “Vòng tay yêu thương” (FHG). FHG của Thương có sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng sinh viên, mang vòng tay ấm áp sẻ chia đến nhiều mảnh đời bất hạnh. Thương thực hiện những chiến dịch yêu thương cho trẻ em bị nhiễm HIV. Không ngại ngần ôm các em vào lòng, Thương không chỉ truyền cho những đứa trẻ bất hạnh ấy tình yêu, sự đồng cảm mà còn cho các em sức mạnh để chiến đấu với căn bệnh, chống lại sự kỳ thị của nhiều người. 
Rất nhiều chiến dịch thiện nguyện đã được Thương đứng ra tổ chức để tiếp thêm nghị lực sống cho nhiều cuộc đời. Ra trường, nhận được học bổng sang Úc theo học ngành truyền thông, Thương vẫn tiếp tục các công việc thiện nguyện với người dân kém may mắn sinh sống ở xứ sở này. Cũng tại mảnh đất xa xôi ấy, Thương đã gặp được “một nửa” của mình. Aaron Sobbey, một anh chàng người Úc, yêu thương cô hết mực, nguyện cùng cô gắn bó cả cuộc đời và bên cô trong mỗi chuyến làm tình nguyện. Cuộc sống với một tương lai đẹp đẽ rộng mở trước mắt bỗng dường như đóng sập lại ngay trong ngày ăn hỏi của Thương... 
Thương được chẩn đoán mắc ung thư vú, đã di căn đến xương ngay từ những lần thăm khám đầu tiên. Hạnh phúc tưởng như đã biến mất sau kết luận đầy cay nghiệt này… Nhưng Aaron Sobbey vẫn kiên quyết ở bên cạnh Thương, cùng người yêu chiến đấu với căn bệnh vô phương cứu chữa. Được tiếp sức bởi người đàn ông sau này là người chồng yêu dấu, Thương dần hồi sinh sau những ngày buồn bã suy nghĩ về vận rủi của mình…
Tham gia những đợt trị liệu, cô chợt nhận ra rằng, phụ nữ hoàn toàn có thể kiểm soát được căn bệnh ung thư vú nếu có những hiểu biết nhất định. Thương quyết định thành lập Mạng lưới Ung thư vú Việt Nam. Cô tổ chức một đội tình nguyện tuyên truyền về ung thư vú, cách phòng chống và tầm soát ung thư vú để có thể can thiệp ngay khi những tế bào ung thư mới hình thành. 
Trở về Việt Nam sau đợt điều trị đầu tiên, cô tự dịch những tài liệu được bạn bè gửi về từ nước Úc, hy vọng có thể giúp phụ nữ Việt Nam phòng chống loại bệnh này. Chưa hết, Thương và các tình nguyện viên quay phim, dựng lại các bài tập vật lý trị liệu mà chính bản thân cô đã được các chuyên gia người Úc hướng dẫn, chia sẻ thông tin cho các bệnh nhân ung thư. Một số bệnh viện như Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng, Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng khi nhận được bài tập phục hồi chức năng đã đồng ý nghiên cứu chất lượng bài tập và xem xét đưa vào phác đồ điều trị. 
Khánh Thương và chồng của mình.
Khánh Thương và chồng của mình. 
Mạng lưới do Thương sáng lập cũng đã sản xuất một số đĩa hình để truyền cảm hứng sống tích cực cho những người đang mắc ung thư vú. Bản thân Thương, mỗi khi đi khám bệnh ở Việt Nam, cô vẫn tranh thủ từng giờ rỗi rãi lúc chờ đợi đến lượt khám để thăm hỏi từng bệnh nhân, sẵn sàng giúp họ tập các bài tập phục hồi… 
Đi đến phòng bệnh nào, cô cũng được bệnh nhân coi như chuyên gia, họ hỏi cô đủ thứ tài liệu tập. Thương cười, ánh mắt sáng rực bởi cô hiểu những gì mình đang làm đã được những người bệnh ở Việt Nam đón nhận và trân trọng. Vậy là đủ để cô tiếp tục những mục tiêu cô đề ra khi quyết tâm thành lập Mạng lưới ung thư vú Việt Nam. 
Nếu có phước phận kéo dài sự sống… 
Dịch tài liệu, phổ biến những kiến thức về căn bệnh chưa làm Thương thấy yên tâm, cô còn trực tiếp kêu gọi những tấm lòng thiện nguyện, chung tay chia sẻ với những người phụ nữ Việt Nam mang trong mình căn bệnh này. Cô lập thư viện tóc giả, bán những sản phẩm được gửi về từ Úc để gây quỹ… Tình cảm, sự yêu thương của Thương với những chị em đồng cảnh đã lay động đến mọi trái tim… Có những sinh viên tự nguyện cắt đi mái tóc của mình để góp cho thư viện tóc của Thương, giúp cái đầu trọc của những người bệnh có sức sống hơn, để họ thấy mình cũng bình thường như nhiều người khác. 
Thương còn có ý định muốn có câu lạc bộ tình nguyện gây quỹ, mua những màu sơn thật đẹp, rồi xin đến các khoa ung bướu của các bệnh viện ung bướu để sơn mới lại những bức tường xám úa, bong tróc, nặng mùi mồ hôi và thuốc khử trùng… Tiếc rằng, vì sức khỏe không cho phép, dự định này của Thương vẫn chưa thể thực hiện được. 
Thương cho biết: “Tôi uống 3 liều giảm đau hàng ngày, mỗi liều có tác dụng trong vòng 8 tiếng để tôi vẫn có thể sống, sinh hoạt như một người bình thường. Nên nếu bạn thấy có một người bệnh ung thư di căn nhưng tươi tỉnh, khỏe khoắn như người bình thường thì cũng đừng mặc định rằng họ không sao hết”. Thương bảo, cô thành lập Mạng lưới ung thư vú Việt Nam đơn giản chỉ để mọi người biết rằng cô là một phụ nữ mắc ung thư vú và đang làm mọi việc trong thời gian có hạn còn lại để góp phần làm giảm số lượng phụ nữ mắc căn bệnh này cũng như giúp những người không may đã mắc bệnh có chất lượng sống tốt hơn.
Hiện giờ Thương vẫn đang trong phác đồ điều trị ở nước Úc. Mỗi ngày với cô là bật máy tính lên, kiểm tra lại các hoạt động của Mạng lưới Ung thư vú Việt Nam và lượng truy cập vào trang web của Mạng lưới. Nếu con số ấy tăng lên mỗi ngày là lòng cô lại tràn ngập sự biết ơn và là niềm vui để cô tiếp tục công việc của mình. Cô chưa bao giờ cho phép mình từ bỏ, chưa bao giờ cho phép mình gục ngã dù số phận có cay nghiệt đến đâu. Cô yêu cuộc sống từ những hành động nho nhỏ như trồng cây, chăm sóc hoa và làm mọi việc để có thể mang lại những suy nghĩ tích cực cho những người bệnh ở Việt Nam. Thương mong họ hiểu rằng, còn được sống một ngày thì còn được yêu và phải yêu bản thân mình, yêu cuộc sống mà mình đang cố gắng giành giật từng ngày, đừng vì mặc cảm bản thân khuyết thiếu mà từ bỏ ước mơ, hy vọng. 
Rồi cô mơ ước: Nếu có phúc phận được kéo dài sự sống, cô rất muốn làm các chương trình make-over (trang điểm, làm tóc, được mặc đẹp trình diễn thời trang...) cho những người phụ nữ mắc ung thư vú  để họ được sống với cảm giác tuyệt vời về bản thân dù chỉ là trong một khoảng thời gian ngắn ngủi... Chưa hết, cô còn muốn làm các chương trình thực hiện những bucket list (những điều cần/muốn làm trước khi chết) đầy ý nghĩa của họ... 
Những ngày này, dù hàng ngày đang chiến đấu với căn bệnh của mình ở nước Úc xa xôi, Khánh Thương vẫn không ngừng nghĩ đến những người bệnh ở Việt Nam. Cô luôn ao ước có thể làm nhiều hơn nữa, mang đến nhiều hơn nữa kiến thức, tình yêu cuộc sống cho những người đồng cảnh ngộ với mình. Dường như cô gái trẻ này chưa một ngày ngừng nghĩ cho người khác…/.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.