Người cuối cùng giữ hồn tranh bút lửa ở Đà Lạt

(PLO) - Thời hoàng kim, tranh bút lửa là một nét riêng có của Đà Lạt. Chỉ với chiếc “bút lửa” có ngòi bằng đồng được gắn vào chiếc ổn áp 220V, nghệ nhân Nguyễn Phi Anh đã tạo nên những bức tranh trên gỗ kiệt tác, mê hoặc lòng người mà không nơi nào có được. Thế nhưng, cái nghề truyền thống một thời được coi là “nét duyên thầm” của Đà Lạt này, dường như chỉ còn lại trong ký ức...
Nghệ nhân Phi Anh - người cuối cùng giữ hồn tranh bút lửa ở Đà Lạt

Nghệ nhân Phi Anh - người cuối cùng giữ hồn tranh bút lửa ở Đà Lạt

Tranh “nóng” xứ sương mù

Chúng tôi tình cờ gặp ông tại Hội chợ triển lãm làng nghề truyền thống diễn ra ở Hà Nội. Ấn tượng đầu tiên là hình ảnh ông đang vẽ một bức tranh trên gỗ, nhưng không phải ông vẽ bằng chiếc cọ hay dụng cụ vẽ nào khác, mà là một chiếc bút gỗ có ngòi bằng đồng được gắn với chiếc ổn áp 220V. Được đốt nóng bởi nguồn điện, ngòi đồng chạm đến đâu, bề mặt tấm gỗ bị cháy sém đến đó, đồng thời toả ra mùi thơm dìu dịu của bạch tùng - một loại gỗ quý. 

Nguyên liệu vẽ tranh bút lửa là tấm ván gỗ từ cây bạch tùng đã được cắt xẻ ra từng miếng, với các kích cỡ tùy thuộc vào đề tài vẽ nhưng thường là 30x40cm. Được đặt mua từ những người thợ mộc, nhưng khi lấy về tự tay họa sĩ phải bào mòn cho mặt gỗ thật láng mịn, sau đó mang phơi khô trong nhà vì thời tiết Đà Lạt hay có sương mù, ẩm ướt.

Khi còn học tiểu học, cậu bé Phi Anh đã sớm bộc lộ niềm đam mê hội họa. Ngày ấy, mỗi lần đi học ngang qua con đường có một người họa sĩ hay ngồi vẽ chân dung cho khách, cậu lại dừng lại và chăm chú nhìn theo từng nét vẽ.

Suốt những năm tháng tuổi thơ của mình, cho đến khi trưởng thành, Phi Anh chưa lúc nào ngừng vẽ. Ngay cả khi bước vào chiến trường đầy bom đạn để chiến đấu vì Tổ quốc, chàng lính Phi Anh cũng không bao giờ quên đem theo cây bút chì và những mẩu giấy để vẽ mọi lúc, mọi nơi dọc đường hành quân. Sau ngày giải phóng, chàng thanh niên Phi Anh lại bôn ba khắp nơi để kiếm sống mưu sinh bằng chính năng khiếu của mình như: Làm thầy dạy vẽ, vẽ chân dung cho khách, vẽ quảng cáo…

Nhưng chẳng mảnh đất nào có thể giữ chân được người nghệ nhân tài năng này ở lại, Phi Anh đã trở về nơi chôn nhau cắt rốn của mình và bén duyên với nghệ thuật vẽ tranh bút lửa. Vẽ tranh bằng bút lửa hay còn gọi là “chạm tranh bút lửa” đây là một nghề kiếm sống mưu sinh thịnh hành của người dân xứ lạnh vào những thập niên 80. Nghệ thuật chạm tranh bút lửa đã khiến nghệ nhân Phi Anh từ bỏ cây cọ vẽ và gắn bó với cây bút lửa từ đó.

Thời gian đầu học vẽ bằng bút lửa, đôi tay đã quen với cây cọ mềm mại của ông cứ lóng ngóng mãi. Hễ chiếc ngòi bút bằng đồng chạm vào miếng gỗ là lại cháy đen thui phải đem cho vào lò làm củi, vì chỉ cần một nét chấm sai là cả bức tranh phải bỏ đi. Đã bao nhiêu lần ông nản lòng, quay về với chiếc bút cọ, nhưng niềm đam mê với tranh bút lửa cứ âm ỉ cháy trong trái tim chàng trai trẻ. Ông lại tiếp tục làm theo trái tim mách bảo và chấp nhận theo đuổi một nghiệp không thể sửa sai.

Không chỉ là yếu tố kĩ thuật, nghệ thuật chạm tranh bút lửa đòi hỏi người vẽ phải có năng khiếu thẩm mỹ hội họa và đặc biệt cảm xúc chính là một trong những yếu tố quan trọng quyết định làm nên một bức tranh bút lửa có hồn. Đến thập niên 90, nghề vẽ tranh bút lửa đi xuống bởi hợp tác xã giải thể, gỗ cây bạch tùng ngày càng khan hiếm khiến các nghệ nhân bút lửa gặp nhiều khó khăn nên lần lượt bỏ nghề. Chỉ duy nhất nghệ nhân Phi Anh vẫn theo đuổi nghề tới cùng và coi đó như là “mối duyên tiền định” của mình.

Năm 2005, tỉnh Lâm Đồng tổ chức cuộc thi “Sáng tạo những sản phẩm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp độc đáo phục vụ du lịch”, nghệ nhân Phi Anh đã đoạt giải Nhất với tác phẩm “Bác Hồ trong hang Pắc Bó” và sau đó được trưng bày tại Bảo tàng Lâm Đồng, ông đồng thời cũng được nhận Bằng khen “Nghệ nhân xuất sắc”. Ngoài ra ông còn rất nhiều tác phẩm tranh bút lửa nổi tiếng khác như “Già làng”, “Bà cháu”, bức tranh duyên nợ giữa nhạc sĩ  tài ba Trịnh Công Sơn và ca sĩ Khánh Ly…

Những bức tranh được tạo ra từ bút lửa luôn có vẻ đẹp ẩn diệu khó tả

Những bức tranh được tạo ra từ bút lửa luôn có vẻ đẹp ẩn diệu khó tả

Và nỗi lo thất truyền

Hiện nay, tranh của ông đã có mặt nhiều nơi trên thế giới, được bày bán ở các cửa hàng bán sản phẩm dành cho du lịch, khách quốc tế và kiều bào xa quê hương thường tìm đến ông và đặt mua mang về làm quà cho người thân. Nổi tiếng và đắt khách, song chưa bao giờ nghệ nhân Phi Anh tự cho phép mình cẩu thả trong sáng tác mà ông chỉ dành thời gian công sức để vẽ những đề tài độc đáo.

Để níu giữ nghề truyền thống này ở Đà Lạt, ông cũng đã từng mở lớp dạy nghề nhưng rồi học trò của ông không ai đi hết chặng đường với nghề này. Phần vì những người theo học chỉ yêu thích, tò mò chứ không có lòng đam mê, kiên trì. Phần vì gỗ để vẽ tranh bút lửa là gỗ bạch tùng rất đắt và khan hiếm ở Việt Nam. Nỗi lo thất truyền nghề truyền thống vẫn luôn canh cánh trong lòng người nghệ nhân 60 tuổi này. 

Nghệ nhân Phi Anh cho biết, hiện nay đã có nhiều người tìm đến ông học vẽ nhưng chủ yếu là do hiếu kì nên cuối cùng vẫn bỏ dở dang, không theo đuổi đến cùng. Nghệ nhân Phi Anh có hai người con nhưng cũng không có ai nối nghiệp bố vì thấy nghề vẽ tranh bút lửa quá vất vả và khó kiếm sống. “Trước đây, có cô con gái từ bé cũng rất yêu thích hội họa giống bố, nhưng lớn lên thì lại chọn cho mình một nghề khác, bởi thấy chú cực với nghề này quá”- nghệ nhân Phi Anh bày tỏ.

Vừa trò chuyện vừa thưởng thức tài nghệ của nghệ sĩ vẽ tranh bằng bút lửa là sở thích của không ít du khách trong, ngoài nước. Có một gia đình người Đan Mạch mang bức hình chụp cả nhà đến nhờ Phi Anh vẽ lại lên gỗ bạch tùng. Họ ngồi hàng tiếng đồng hồ trên căn gác nhỏ, say mê xem Phi Anh thao tác như làm xiếc trên từng thớ gỗ mịn màng.

Ngòi đồng chạm đến đâu, bề mặt tấm ván bị cháy sém đến đó, đồng thời tỏa ra mùi thơm dìu dịu dễ chịu. Ấn sát ngòi bút lửa xuống mặt gỗ thì vết cháy có màu nâu đậm, nếu chỉ khẽ chạm vào gỗ, màu sẽ nhạt hơn... Dưới bàn tay tài hoa của nghệ nhân, những đường nét dần hiện ra trên mặt gỗ một cách sắc sảo và sống động khiến những du khách nước ngoài say mê.

Gần đây, sở công nghiệp quyết định hỗ trợ một phần kinh phí, giúp họa sĩ Phi Anh xây dựng phương án và triển khai đào tạo nghề cho lớp họa sĩ kế cận. Những ách tắc xung quanh vấn đề cung cấp nguyên liệu gỗ bạch tùng cũng đang được quan tâm tháo gỡ. Một bức tranh bút lửa chỉ khoảng 150 - 500 ngàn đồng, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng.

Đưa ra những tác phẩm của mình, ông cho hay: Mỗi bức tranh như thế này có giá khoảng 2 triệu đồng, nhưng so với khoảng thời gian từ 5 đến 7 ngày của người nghệ nhân để hoàn thành nó là không hề đắt. Không chỉ vẽ tranh phong cảnh mà ông còn vẽ cả tranh chân dung. Ông chia sẻ: “Vẽ tranh chân dung mới thực sự khó vì phải mang được hồn người vào tranh, thể hiện qua làn môi, ánh mắt, thậm chí qua từng nếp nhăn”. 

Tuy chỉ có hai gam màu cơ bản là màu trắng của gỗ, màu nâu đậm hoặc nhạt tùy theo độ “cháy” nhưng bằng sự phối sắc, tạo hình tinh tế, nghệ nhân Nguyễn Phi Anh đã sáng tác nhiều bức tranh độc đáo, có tính thẩm mỹ cao. Thế mạnh của họa sĩ Phi Anh là tranh phong cảnh Đà Lạt và chân dung các vị lãnh tụ.

“Mình sinh ra và lớn lên ở Đà Lạt nên phố núi là một phần cuộc sống của mình”. Bởi vậy những tác phẩm phác họa đêm trăng ở thung lũng Tình Yêu, rừng thông huyền bí ẩn hiện trong sương nơi hồ Than Thở, mặt hồ Xuân Hương lăn tăn gợn sóng thấp thoáng những cánh buồm thơ mộng... luôn gợi những rung cảm xa xôi và ảo diệu. 

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.