Nghẹt thở giải cứu lao động bị "cầm tù" giữa rừng đêm

Đường vào xã N’Thol Hạ rất xa, ban đêm khá vắng vẻ, tối om. Hai bên toàn là vườn cây, đồng vắng, nhiều đoạn đồi núi nhấp nhô. Đến nơi, chiếc taxi trước vẫn đậu đó chờ theo lời dặn của phóng viên. Cách đầu taxi khoảng 6m, có người đàn ông nhìn gườm gườm... Thời gian chờ đợi công an huyện vào là một khoảng lặng dài căng thẳng, hồi hộp.

[links()]Song song với việc tổ chức điều tra vạch trần những thủ đoạn lừa đảo, bóc lột, hành hạ người lao động, hàng chục phóng viên của Xa lộ Pháp luật nhận nhiệm vụ tỏa đến các địa bàn có người lao động bị lừa, bị bóc lột để hỗ trợ cho họ. Từ thông tin của báo cung cấp, cán bộ Sở Lao động, Thương binh & Xã hội Lâm Đồng (Sở LĐ, TB & XH) cùng cảnh sát vào cuộc.

Vợ chồng Sơn Cầm Bộ đến công an huyện tố cáo việc bị giam giữ, dọa đánh, cắt lương…
Vợ chồng Sơn Cầm Bộ đến công an huyện tố cáo việc bị giam giữ, dọa đánh, cắt lương…

Đêm đối đầu nhóm buôn người giữa rừng sâu

Theo sự tư vấn của cán bộ chức năng Lâm Đồng, sáng 3/6, Sơn Cầm Bộ và vợ là Triệu Thị Sóc đã đem giấy báo đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đến nộp cho Công ty Lâm Đài nhưng công ty không nhận mà bảo: “Đem sang Công ty Tuấn Sơn mà nộp”.

Một lần nữa chúng tôi trực tiếp thông tin việc làm sai pháp luật của các công ty này cho Sở LĐ, TB & XH tỉnh Lâm Đồng, nhưng nơi đây chỉ gọi điện cho Công ty Lâm Đài để xác minh và không có biện pháp gì.

Tối 3/6, chủ thuê và bên môi giới lao động đã có hành động đàn áp. 20h30, Sơn Cầm Bộ nhắn tin cho phóng viên: “Công ty cho tụi em ngủ phòng khác. Công ty Tuấn Sơn bắt đưa điện thoại, tụi em không đưa. Nó (ý nói nhân viên Công ty Tuấn Sơn – PV) hăm dọa tụi em”.

Phóng viên trấn an là cơ quan chức năng đã hứa sẽ bảo đảm an toàn cho em. Nhắn là để Bộ yên tâm, chứ lòng phóng viên nóng như lửa đốt. Cứ lo sợ sẽ có một sự cố ác nghiệt nào đó xảy ra mà mình không bảo vệ được cho người lao động. Phóng viên nhiều lần dặn dò, nếu có gì bất thường phải báo tin ngay.

Sáng 4/6, Bộ nhá máy. Phóng viên gọi lại. Thì ra tối qua, vợ chồng Bộ bị chuyển từ Công ty Lâm Đài sang Công ty Tuấn Sơn (trung tâm môi giới lao động).

Tại đây, nhân viên Công ty Tuấn Sơn liên tục chất vấn vợ chồng Bộ: “Ai gọi cho Sở LĐ, TB & XH?. Làm sao biết số điện thoại mà gọi?...” và hăm dọa đủ điều. Sợ bị đánh, vợ chồng Bộ đều một mực: “Không biết”.

Đến gần 11h đêm, Công ty Tuấn Sơn mới chở vợ chồng Bộ quay lại nhà nghỉ Vườn Xanh (khu công nhân công ty Lâm Đài ở). Sáng ra, vợ của Bộ vẫn đi làm, còn Bộ bị sốt nên nằm nhà. Sốt ruột giải quyết dứt điểm cho tình huống bức xúc của vợ chồng Bộ và các công nhân khác, chúng tôi liên tục liên hệ trao đổi với các cơ quan chức năng.

Chiều 4/6, qua cuộc làm việc trực tiếp, Thượng tá Lê Tấn Nhân, Phó Trưởng công an huyện Đức Trọng, khẳng định sẽ xử lý hình sự nghiêm khắc đối với cơ sở môi giới lao động và chủ thuê nếu đủ cơ sở chứng minh họ vi phạm luật hình sự.

Quan điểm của ông là đối với các trung tâm môi giới lao động làm ăn lôm côm, vi phạm pháp luật lao động, thì phải đóng cửa vĩnh viễn, chứ không chỉ rút giấy phép vài tháng lại cho hoạt động trở lại như trường hợp Công ty Đức Cường (một trong hai trung tâm ở huyện Đức Trọng, trung tâm còn lại là Công ty Tuấn Sơn).

Ông cho biết công an huyện sẽ vào cuộc điều tra đường dây này.

Bị dọa chặn xe đánh, phải cầu cứu công an huyện

Gần 7h tối ngày 4/6, Bộ lại nhắn tin cầu cứu. Công ty Tuấn Sơn lại buộc chuyển hai vợ chồng Bộ sang bên môi giới. Bộ rất lo sợ. Sự lo âu càng dâng cao hơn nữa khi hai công ty tiếp tục ép vợ chồng Bộ ký hợp đồng lao động mới trong khi cả hai vợ chồng đều không biết chữ, không biết trong hợp đồng viết gì.

Họ thông báo tất cả các lao động tại Công ty Lâm Đài đều đã ký, trừ vợ chồng Bộ. Dù bị ép, vợ chồng Bộ từ chối ký. Thấy ép buộc không ăn thua, Công ty Lâm Đài đuổi vợ chồng Bộ ra khỏi khu nhà nghỉ công nhân.

 Những người lao động bị giam giữ trong Công ty môi giới Tuấn Sơn hồi cuối tháng 5/2013 (Hình cắt từ clip)
Những người lao động bị giam giữ trong Công ty môi giới Tuấn Sơn hồi cuối tháng 5/2013. Hình cắt từ clip.

Để bảo vệ an toàn cho vợ chồng Bộ, phóng viên quyết định: “Yên tâm. Chị sẽ kêu taxi đón vợ chồng em ra thị trấn Liên Nghĩa ở tạm”. Taxi chạy mười mấy cây số vào đến nơi, vợ chồng Bộ đã xách túi quần áo ra đến cổng, thì bị một nhóm đông người từ trong lao ra đẩy ngược vào trong cổng.

Nhân viên công ty còn vu cáo với những người lao động khác là vợ chồng Bộ bỏ trốn nên bị bắt lại và nói với tài xế taxi: “Vợ chồng nó không có tiền đi đâu. Về đi”.

Trước tình thế căng thẳng, phóng viên hội ý và được tòa soạn nhất trí ủng hộ: Bằng mọi giá phải giải cứu vợ chồng Bộ. Phóng viên đón taxi từ thị trấn Liên Nghĩa chạy vào khu nhà nghỉ Vườn Xanh ở xã N’Thol Hạ.

Ngồi trên xe phóng viên gọi điện báo cáo Phó Trưởng công an huyện Đức Trọng Lê Tấn Nhân nhờ hỗ trợ. Lập tức, Thượng tá Nhân cử ngay nhóm cảnh sát điều tra vào hiện trường.

Tài xế taxi cũng đồng cảm với nỗi lo cứu người nên phóng thật nhanh, nhưng phải nửa tiếng đồng hồ sau mới đến nơi.

Đường vào xã N’Thol Hạ rất xa, ban đêm khá vắng vẻ, tối om. Hai bên toàn là vườn cây, đồng vắng, nhiều đoạn đồi núi nhấp nhô. Đến nơi, chiếc taxi trước vẫn đậu đó chờ theo lời dặn của phóng viên. Cách đầu taxi khoảng 6m, có người đàn ông nhìn gườm gườm về phía phóng viên. Bên trong khu nhà nghỉ dây leo che gần kín hàng rào thấp thoáng đèn, vọng ra tiếng phụ nữ. Hai chiếc taxi phải để đèn pha mới có ánh sáng.

Phóng viên gọi điện báo cho Bộ biết đã đến trước cổng khu nhà nghỉ, trấn an Bộ hãy an tâm, đang chờ công an huyện đến giải quyết để đưa vợ chồng Bộ đi.

Thời gian chờ đợi công an huyện vào là một khoảng lặng dài căng thẳng, hồi hộp. Khoảng 20 phút trôi qua, vẫn chưa có động tĩnh gì. Bất ngờ Bộ nhá máy. Phóng viên gọi lại. Bộ báo: “Biết có phóng viên tới, đại diện hai công ty bảo Bộ: Muốn đi đâu thì đi, nhưng lại dọa sẽ cho người chặn đường đánh”. Phóng viên kiên quyết: “Cứ đi, không sợ”.

Mười lăm phút sau, vợ chồng Bộ xách hai giỏ đồ đi ra cổng, theo sau là một nhóm 5 – 6 người với vẻ hằm hè đe dọa. Phóng viên bảo vợ chồng Bộ vào xe ngồi, nhưng chưa yêu cầu xe chuyển bánh. Phóng viên tính toán nhanh: Nếu công an không vào thì sẽ đổi lộ trình, quay ngược đầu xe chạy lên huyện Lâm Hà để né côn đồ chặn đường về Liên Nghĩa.

Nhóm người tiến tới vây xung quanh phóng viên, liên tục đặt ra hàng loạt câu hỏi với đầy vẻ đe dọa, trấn áp. Một lần nữa, phóng viên phải cầu cứu với Thượng tá Nhân. Hóa ra cảnh sát Đức Trọng đã vào phía Công ty Tuấn Sơn cách đó chừng hơn cây số. Khi biết có sự đe dọa chặn xe định đánh người lao động và hành hung nhà báo, Thượng tá Nhân chỉ đạo cảnh sát quay lại khu nhà nghỉ Vườn Xanh.

Bao vây, chất vấn đe dọa phóng viên

Trong số những người bao vây phóng viên, có hai phụ nữ, trong đó người lớn tuổi hơn tên là Tiên (Công ty Lâm Đài), hỏi tới tấp: “Chị là ai? Tại sao lại đưa người lao động của chúng tôi đi?. Lỡ có gì thì ai chịu trách nhiệm?...”.

Phóng viên nói rõ mình là phóng viên của Xa lộ Pháp luật, do mâu thuẫn giữa người lao động và hai công ty nên sợ bất trắc, hậu quả nghiêm trọng xảy ra nên phải đưa người lao động ra thị trấn ở lại qua đêm, sáng mai sẽ đưa đến các cơ quan chức năng để làm việc cho rõ ràng.

Bà Tiên bảo: “Làm sao tin được?”. Phóng viên đáp: “Bởi vậy tôi đang chờ công an huyện vào lập biên bản về việc đưa vợ chồng Bộ đi ra nhà nghỉ khác ở tạm, chờ sáng mai còn giải quyết quan hệ lao động giữa họ và Công ty Lâm Đài”.

Người phụ nữ trẻ hơn luôn miệng hỏi: “Làm cách nào mà chị biết vợ chồng thằng Bộ?”, “Làm sao thằng Bộ biết số điện thoại của chị để gọi chị vậy?”. Phóng viên thẳng thừng từ chối: “Đây là bí mật. Tôi không thể nói cho chị biết được”.

Cô ta còn bảo không biết tại sao công ty của cô ta (Công ty Tuấn Sơn) đã giúp người lao động tìm được việc làm, mà Bộ lại bỏ đi như vậy. Phóng viên đáp: “Vì công ty Lâm Đài như không phát lương tháng đầu, trả mức lương thấp sai quy định…”.

Vừa lúc công an huyện và công an xã đến. Không hiểu sau hai phụ nữ ban nãy bỏ vào trong khu nhà nghỉ công nhân, chỉ còn mấy người đàn ông ở lại. Vị công an huyện gọi điện cho lãnh đạo Công ty Lâm Đài không được. Một lúc sau, vị công an huyện gọi được bà Tiên ra, nói: “Cứ để phóng viên đưa vợ chồng Bộ đi, mai sẽ làm việc tiếp”. Để tránh bị chặn đánh, phóng viên nhờ công an hỗ trợ đưa xe taxi ra ngoài.

20h30, taxi về tới nhà nghỉ. Phóng viên thở phào nhẹ nhõm, báo tin kèm lời cảm ơn đến Thượng tá Nhân đã chỉ đạo công an vào hỗ trợ cuộc giải cứu thành công.

Giật mình nhớ lại, trong lúc nhiều sự kiện xảy ra dồn dập quá, phóng viên quên luôn việc chụp ảnh cảnh giằng co, đấu trí trước cổng khu nhà nghỉ công nhân.

Công an đã vào cuộc điều tra vđường dây lừa đảo lao động

Ngay sáng 5/6, Thượng tá Nhân gọi điện cho phóng viên nhờ đưa vợ chồng Bộ sang Công an huyện Đức Trọng để tố cáo và để điều tra viên lấy lời khai.

Sáng 6/6, điều tra viên tiếp tục đưa vợ chồng Bộ vào đối chất với người chủ thuê lúc đầu (trước khi vợ chồng Bộ bị trả lại Công ty Tuấn Sơn rồi được chuyển sang Công ty Lâm Đài làm).

Ngay sáng 6/6, một lao động khác gọi điện tố cáo mình và hai người thân cũng bị một đường dây lừa lao động từ Thanh Hóa vào làm việc tại Công ty Lâm Đài.

Những lao động này còn bị bóc lột nặng nề hơn vợ chồng Bộ: Làm từ tháng 3 – 5/2013 mà không được trả lương đồng nào. Đến khi thông tin tố giác của Bộ được Sở LĐ, TB & XH gọi đến Công ty Lâm Đài xác minh thì công ty này mới vội vã kêu người lao động ký hợp đồng (hợp đồng có hiệu lực từ ngày ký).

Toàn bộ thông tin về gia đình lao động này đã được phóng viên chuyển đến điều tra viên đang điều tra vụ lừa lao động này. Những ai đã từng là nạn nhân bị lừa đảo, bóc lột tại công ty này xin liên hệ với công an huyện Đức Trọng hoặc đường dây nóng của Xa lộ Pháp luật (098.995.5951) để đòi lại các quyền lợi hợp pháp đã bị các công ty này cưỡng đoạt.

Theo Xa lộ pháp luật

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.