Nghề thụt tranh: Mỗi “bức họa”, một cuộc thử thách sự cần mẫn

Bà Viện trở lại với nghề thụt tranh khi tuổi đã cao.
Bà Viện trở lại với nghề thụt tranh khi tuổi đã cao.
(PLO) -“Nếu như tranh thêu dùng chỉ bóng, kim thêu là kim may bình thường, thì thụt tranh lại dùng chỉ thường, nhưng kim thụt lại lớn, có hai lỗ để luồn chỉ. Không chỉ trải qua nhiều công đoạn, khó thực hiện, thụt tranh cũng tốn nhiều nguyên liệu hơn so với thêu tranh thông thường”, bà Viện phân tích. 

Không qua bất cứ lớp học nghề nào, những kỹ năng thụt tranh của bà Lý Ngọc Viện (84 tuổi, ngụ đường Cách Mạng Tháng 8, phường 11, quận 3, TP.HCM) đều do “học lỏm” từ một phụ nữ người Việt lai Campuchia.

Những bức tranh đầu tiên bà Viện ở tuổi đôi mươi chỉ được treo trong nhà. Những tưởng nghề thụt tranh chỉ là thú vui thời trẻ sẽ bị gánh nặng cơm áo gạo tiền lãng quên, không ngờ khi đã ở tuổi xế chiều, người nghệ nhân già vẫn cần mẫn ngồi bên khung cửi, chau chuốt từng mũi kim tạo nên những bức tranh thụt nổi ấn tượng.

Sở thích thời thiếu nữ

Trong căn phòng chật hẹp nhưng chứa đầy đồ đạc, vật dụng thêu tranh, bà Viện đang lúi húi dọn dẹp mấy bức tranh vừa thêu xong cho ngăn nắp. Hai bên tường, những bức tranh thụt nổi đủ các hoa văn, màu sắc được đóng khung treo cẩn thận. Bà cho biết đó là những bức tranh bà thêu thời trẻ, đến nay đã mấy chục năm.

Chỉ sang góc tủ có những bức tranh được xếp chồng lên nhau, bà thủ thỉ: “Còn đây là những bức tranh vừa thêu xong. Một số khác đã hoàn thành, nhưng vì chưa có tiền để đóng khung nên còn được xếp cất gọn gàng trong bao ni lông”.

Ngồi bên khung thêu nhỏ, cụ bà tóc đã điểm bạc, làn da nhăn nheo nhưng đôi mắt còn tinh anh. Đôi bàn tay run run cầm kim châm từng mũi trên nền vải xanh thẫm, bà cho biết, nghề thụt tranh vốn đã bị lãng quên từ lâu. Cho đến nay cũng chỉ còn một số ít người biết đến nghề, nhưng dường như các bức tranh thêu không phải để bán và phân phối rộng rãi trên thị trường. 

Kề về cơ duyên đến với nghề, bà tâm sự biết đến nghề thụt tranh từ khi còn con gái. Khi ấy, bà đang cùng gia đình sinh sống ở mảnh đất xa xôi phía bên kia biên giới Campuchia. Quê ngoại bà ở tỉnh Vĩnh Long, quê nội ở một xã nghèo thuộc huyện Châu Đốc (tỉnh An Giang). Vì cuộc sống khốn khó, bố mẹ bà qua biên giới định cư lập nghiệp, quen nhau rồi xây dựng gia đình ở đó. 

Gia đình khá sung túc, bà Viện được học hành và ở nhà thêu thùa, may vá. Tình cờ trong một buổi đi chợ phiên, bà bắt gặp một người phụ nữ đang ngồi thụt tranh để bán. Bà Viện nhanh chóng bị thu hút bởi đôi bàn tay thụt tranh thoăn thoắt tạo ra những đường kim lạ, hoa văn độc đáo đầy màu sắc. Sau khi hỏi về nghề thụt tranh, được người phụ nữ nhiệt tình chỉ bảo, bà Viện về nhà mua kim chỉ làm theo. 

“Lúc đó, tôi chỉ “học lỏm” được những đường nét cơ bản. Ban đầu thì xem người ta làm, rồi về nhà thực hành. Chỗ nào không hiểu, làm không được thì mang đi hỏi lại. Nhưng ngày đó chợ quê họp theo phiên, phải vài tuần tôi mới có thể gặp được người phụ nữ bán tranh thụt một lần. Vì vậy, phải rất lâu sau tôi mới có thể tiếp thu hết được các kỹ năng thụt tranh và hoàn thiện được bức tranh đầu tiên”, bà Viện nhớ lại.

Bức thanh thụt đầu tiên của bà Viện được nhiều người tấm tắc khen, khuyên bà nên theo nghề để kiếm kế sinh nhai. Nhưng thời thiếu nữ vô tư, không cần phải bận tâm cơm áo gạo tiền nên bà chỉ thụt những bức tranh đơn giản để treo trong nhà. Sau đó thì không đụng đến nữa. 

Sau năm 1970, chiến tranh loạn lạc, gia đình bà ly tán. Trong lúc dọn nhà, dù rất nhiều đồ đạc lỉnh kỉnh nhưng bà vẫn không quên mang theo bộ dụng cụ thụt tranh. “Năm đó, tôi đưa con cái về quê ngoại ở Vĩnh Long sinh sống, sau chuyển lên TP.HCM định cư.

Dù ở Campuchia gia đình khá sung túc, nhưng khi về đây, cả hai vợ chồng tôi phải làm lại từ đầu để nuôi được 11 người con ăn học. Tôi cũng chẳng còn thời gian để nhớ rằng thời trẻ mình từng thụt tranh rất khéo. Chỉ thi thoảng dọn nhà, nhìn bộ đồ nghề cất sâu trong ngăn tủ, tôi bỗng nhớ đến những ngày tháng miệt mài thụt tranh ở bên kia biên giới”, bà nuối tiếc kể.

Loại tranh “kén” người chơi

Vài năm trở lại đây, khi các con đều đã yên bề gia thất, bà Viện tuổi đã cao lại thấy mình có nhiều thời gian rảnh nên “nhớ nghề”, muốn thụt tranh trở lại như một cách để vui thú tuổi già. 

Tuy nhiên, theo lời bà, khi bắt đầu trở lại, bà gặp rất nhiều khó khăn. Đồ nghề mang từ Campuchia chỉ có một cây kim, không đủ để thêu, phải mua thêm kim chỉ. Trong khi đó, kim thêu tranh thụt nổi trên thị trường hiện nay không dễ tìm.

Bà phải đi hầu khắp các chợ trong thành phố mới chọn mua được loại kim mình cần. Hơn nữa, vì tuổi cao, chân tay lóng ngóng, lại một thời gian dài không thực hiện, bà lão phải tập lại rất lâu mới có thể thêu tranh thụt nổi thành thục trở lại. 

Tỉ mỉ chỉ vào từng đường nét trên bức tranh vừa hoàn thành, bà cho biết nghề thụt tranh cũng xuất phát từ nghề thêu tranh thông thường.Tuy nhiên, tranh thêu và tranh thụt nổi có những điểm khác biệt rõ rệt. 

“Nếu như tranh thêu dùng chỉ bóng, kim thêu là kim may bình thường, thì thụt tranh lại dùng chỉ thường, nhưng kim thụt lại lớn, có hai lỗ để luồn chỉ. Khi thụt tranh, mình đâm kim qua rồi giữ cho chỉ nổi lên ở bề mặt, sau đó cắt lớp chỉ nổi rồi rồi dùng bàn chải đánh răng đánh bóng cho đều.

Cuối vùng là cắt lớp và tạo nên những hình dáng, hoa văn khác nhau trên tranh. Không chỉ trải qua nhiều công đoạn, khó thực hiện, thụt tranh cũng tốn nhiều nguyên liệu hơn so với thêu tranh thông thường”, bà Viện phân tích. 

Đã có tuổi, bà không thụt tranh nhanh như trước nữa, chỉ khi nào thấy hứng thú mới bắt đầu thực hiện. Thời gian hoàn thành một bức tranh vì thế cũng dài hơn. “Hồi trẻ, mỗi bức tranh tôi chỉ thụt trong khoảng một tuần. Nhưng giờ đây, một bức tranh nhỏ thông thường phải mất đến gần một tháng mới hoàn thành”, bà nói.

Người con đầu tiên ủng hộ bà Viện quay lại với nghề thụt tranh là anh Phạm Như Hải (50 tuổi, con út của ông bà). Ngồi bên cạnh mẹ, người đàn ông nhỏ bé nhìn vào đôi chân teo nhỏ, co quắp của mình, ái ngại tâm sự, lúc còn nhỏ, anh bị một cơn sốt hành hạ dẫn đến bại liệt.

Dù đã được chạy chữa nhiều nơi nhưng đôi chân của anh vẫn không thể đi lại như những người bình thường. Không chỉ động viên mẹ về tinh thần, anh còn giúp sức tích cực bằng cách lên mạng chọn những mẫu vẽ đẹp, ấn tượng rồi vẽ trên vải để mẹ thụt tranh. 

Theo anh Hải, tranh thụt có thể bảo quản đến vài chục năm nếu được đóng khung tốt, cẩn thận. “Vì tranh thụt nổi cần có khung tranh dày hơn so với khung tranh thêu bình thường, cho nên giá của một bức tranh thụt khá đắt, từ 1,8 triệu đồng đến 3 triệu đồng. Những bức lớn phải tốn nhiều thời gian và công sức có thể lên đến 4 - 5 triệu”, anh cho biết. 

Anh Hải cũng cho rằng, vì giá thành của tranh thụt nổi khá đắt nên loại hình thêu tranh này dần mai một, có nơi thất truyền. Hiện nay trên thị trường rất hiếm gặp, nên rất ít người biết đến loại tranh này. Cũng vì thế mà loại tranh này rất “kén” khách. Chỉ một số người biết đến tranh, biết chơi tranh mới tìm đến chọn mua hoặc đặt tranh theo yêu cầu. 

Cũng theo anh Hải, từ khi mẹ anh thêu tranh đến nay, số người mua rất ít. Hiện bà cụ làm chủ yếu để vui tuổi già. Chỉ khi nào tranh thụt nổi được nhiều người biết đến và bày bán rộng rãi trên thị trường, gia đình anh mới có thể kiếm thêm thu nhập từ nghề này.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.