Nghệ nhân Rơ Châm H’Mút - Người giữ linh hồn của đại ngàn Tây Nguyên

Nghệ nhân Rơ Châm H’Mút, người lưu giữ văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
Nghệ nhân Rơ Châm H’Mút, người lưu giữ văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
(PLVN) - Cồng chiêng với đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên quý giá không chỉ ở giá trị vật chất mà còn có giá trị tinh thần rất lớn, nó có mặt trong lễ mừng lúa mới, lễ đâm trâu, các hoạt động cộng đồng...

Có thể nói, “cồng chiêng mất đi, có nghĩa là bản sắc văn hóa của người đồng bào mình cũng mất”. Thế nên, nghệ nhân Rơ Châm H’Mút (xã Iaka, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) luôn dốc lòng gìn giữ nét đẹp bản sắc ấy. Ông được xem như viên gạch nối, lưu giữ những giá trị văn hóa cồng chiêng từ thế hệ trước và thế hệ sau này trong cộng đồng người dân tộc thiểu số Jrai.

Người giữ hồn thiêng Tây Nguyên 

Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào ngày 25/11/2005. Sau Nhã nhạc cung đình Huế, đây là di sản thứ hai của Việt Nam được nhận danh hiệu này.

Với mong muốn bản sắc văn hóa ấy được trường tồn, có một nghệ nhân vẫn ngày đêm truyền lửa cho thế hệ trẻ nuôi dưỡng tình yêu với cồng chiêng. Về Gia Lai hỏi tên nghệ nhân Rơ Châm H’Mút, hầu như ai cũng biết. Bởi ông không chỉ là người đánh cồng chiêng lão luyện, chỉnh chiêng rất giỏi mà còn chế tác được nhiều loại nhạc cụ dân tộc Jrai độc đáo.

Nghệ nhân Rơ Châm H’Mút sinh ra và lớn lên tại làng MRong Yố (xã Iaka). Quá trình trưởng thành thì tiếng cồng chiêng đã đi sâu vào tiềm thức của ông nói riêng và người đồng bào Tây Nguyên nói chung.

Ông nói “Khi đầu mình chưa cao bằng chiếc gùi mình đã theo mẹ đi biểu diễn cồng chiêng. Tiếng cồng chiêng đã ngấm vào máu thịt của mình. Trong cả những giấc mơ mình cũng mơ thấy tiếng cồng chiêng trong các lễ hội: Khi là tiếng cồng chiêng vui vẻ trong lễ hội mừng lúa mới, là tiếng cồng chiêng vang xa của những lễ bỏ mả, rồi tiếng cồng chiêng hòa nhịp cùng điệu múa xoang của những thiếu nữ Jrai.

Cảnh nhà của nghệ nhân Rơ Châm H’Mút chẳng khác gì những nhà dân xung quanh. Nghề dạy cồng chiêng và chỉnh chiêng không đủ nuôi sống gia đình. Dù nổi danh khắp vùng nhưng gia cảnh nhà ông vẫn rất thanh bần. Ánh hào quang của ngôi nhà hắt lên từ bức tường cũ với những nhạc cụ hết sức đặc trưng của người Jrai. Đó là cồng, là chiêng, là đàn Tơ’nưng, là vài bộ trang phục cũ của người Jrai. 

Tất cả đều được ông và gia đình lưu giữ và trưng bày một nơi trân trọng ở chính diện ngôi nhà. Chia sẻ với chúng tôi về cuộc đời gắn với tiếng chiêng, ông H’Mút nhớ lại:  Cha ông cũng là một nghệ nhân cồng chiêng có tiếng trong làng. Từ khi lên 5 tuổi ông đã theo cha đi biểu diễn cồng chiêng vào các dịp lễ mừng lúa mới, hay cưới, đám ma, bỏ mả…

Tối về người cha thường đem chiêng ra lau chùi, ông H’Mút ngồi bên được người cha kể về những tiểu sử, ý nghĩa của mỗi loại chiêng. Lớn hơn thì cậu được cha hướng dẫn cho cách chơi các loại chiêng, trống, đàn Tơ-rưng…và các loại nhạc cụ dân tộc khác. 

Rồi những buổi theo mẹ đi biểu diễn cồng chiêng… Tất cả những âm thanh đó như ngấm vào máu: “Hồi đó tôi mê cồng chiêng lắm, mỗi lúc rảnh rỗi tôi thường tìm lấy cành cây, gõ vào những đồ vật bằng kim loại khiến cho chúng phát ra âm vừa nhảy điệu xoang như mấy anh chị lớn trong vùng.

Những lần đứng trong căn bếp nhỏ, đôi tay cũng vô tình biến chiếc muỗng, chiếc xoong thành cồng, thành chiêng… dường như bất cứ chỗ nào cũng chính là sân khấu cho tiếng cồng tiếng chiêng vang lên…”.

Nghệ nhân Rơ Châm H’Mút mở ra nhiều lớp nhằm hướng dẫn cho lớp trẻ biết đánh cồng chiêng tránh mai một
Nghệ nhân Rơ Châm H’Mút mở ra nhiều lớp nhằm hướng dẫn cho lớp trẻ biết đánh cồng chiêng tránh mai một

Hơn 11 tuổi ông đã xin cho vào đội chiêng của làng, chưa được 15 tuổi hầu như mọi bài chiêng, bài hát của người Jrai ông đã thuộc làu làu. Thân hình bé con nhưng ông luôn được tuyển chọn mang cái chiêng Pat, chiêng Pom (bộ chiêng quý, hiếm của người Jrai) để đi biểu diễn khi làng có hội.

Đau đáu với nỗi lo mai một

“Nhưng theo thời gian, giới trẻ càng ngày càng tiếp xúc với các thể loại nhạc hiện đại, xa rời tiếng chiêng. Những ngày lễ trong làng để huy động được đội chiêng khó khăn. Tôi phải đi tìm những người già trong làng để đi đánh cho đủ đội chiêng…” già H’Mút tâm sự. 

Khi mới 20 tuổi, hàng ngày ông cùng với bố mình đến từng nhà dạy đánh cồng chiêng và múa xoang cho trẻ em và đặc biệt là thanh niên trong làng để làng ai cũng biết đánh chiêng, múa xoang hết.

Ông tâm sự: “Đánh cồng chiêng là phải đánh sao cho theo đúng điệu nhạc để tránh lạc lõng với các thành viên khác trong đội. Học cồng chiêng không khó nhưng cái khó là mình phải có tình yêu với nó, người ta đánh là phải gửi tâm hồn mình vào trong từng nhịp chiêng khi ấy tiếng chiêng mới hay được…”.

Để văn hóa cồng chiêng của người Jrai có thể phát triển và không bị mai một, già H’Mút đã tham gia biểu diễn cồng chiêng ở nhiều sự kiện lớn: Lễ hội văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên và các chương trình nghệ thuật ở các thành phố lớn như  TP HCM, Hà Nội… Ngoài ra ông còn tham gia các đoàn nghệ thuật đi lưu diễn ở các nước láng giềng như Cam-pu-chia, Lào…

Không chỉ đi biểu diễn, ông còn tham gia giảng dạy cho các học sinh trường THCS Iaka và THCS Ia Mơnông (huyện Chư Păh) và các trường nội trú của các huyện trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Thậm chí, bất cứ nơi nào cần dù xa mấy ông cùng đi. Ông nói “Được nhìn các học sinh, sinh viên đeo trên mình bộ chiêng và hòa nhịp vào điệu xoang là niềm hạnh phúc lớn nhất trong cuộc đời của tôi”

Nghệ nhân H’Mút cho biết thêm, thời xưa, chỉ có con trai mới được tham gia vào đánh và đụng vào cồng đánh chiêng. Nhưng càng ngày càng mai một dần nên ngày nay đã khuyến khích phụ nữ cũng được tham gia vào đánh cồng chiêng.

Điển hình như phụ nữ làng MRong Yố 2, đã có đội chiêng 10 người và trong đó cũng 5 nữ. Trong làng hiện đã thành lập được 4 đội: Đội lớn tuổi, đội thanh niên, đội thiếu niên và đội nữ để truyền dạy nối tiếp cho những thế hệ sau.

Cũng chính vì đam mê mà ông đã sưu tầm được nhiều bộ chiêng quý cho làng. Ông cũng tự mình chỉnh chiêng để đảm bảo nhạc cụ chiêng vang lên đúng điệu. “Ngày xưa, ở vùng này cồng chiêng nhiều lắm, hầu như nhà nào cũng có. Thế nhưng, bây giờ, cả làng chỉ còn lại vài bộ, người biết đánh cũng thưa dần, tôi cảm thấy trách nhiệm trên vai mình càng nặng nề hơn”, nghệ nhân Rơ Chăm H’Mút tâm sự. 

Hiện tại, nghệ nhân Rơ Chăm H’Mút còn lưu giữ được 2 bộ cồng chiêng cổ rất quý. Thỉnh thoảng ông lại cẩn thận bày ra “tình yêu” của mình ra giữa nhà rồi cẩn thận lau chùi kỹ từng vết lõm trên mặt chiêng cho hết bụi bẩn.

Ông bảo, mỗi cái chiêng đều có hồn vía riêng. Muốn điều khiển được nó, phải hiểu nó, phải coi nó như người bạn tri âm, tri kỷ của mình, như vậy khi đánh chiêng, hồn mình, hồn chiêng sẽ hòa vào nhau, đẩy lên những âm thanh da diết, vang vọng núi rừng. 

Chia sẻ với chúng tôi, ông Ksor Sum - Chủ tịch xã Ia Ka cho biết: “Theo thời gian văn hóa cồng chiêng cũng đang mai một dần.  Các nghệ nhân đánh cồng chiêng “lão luyện” cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Nhờ có những người như nghệ nhân Rơ Châm H’Mút nên các thanh niên đã nhận thức được tầm quan trọng của cồng chiêng, đó không đơn giản chỉ là loại nhạc cụ, mà đó còn là văn hóa truyền thống của cha ông…”.  

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.