Ngày xuân nhớ bánh Chim Gâu

Ngày xuân nhớ bánh Chim Gâu
(PLVN) - Chiếc bánh Chim Gâu, bánh Vắt Vai hay bún cổ truyền - món ăn đơn giản nhưng nó mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc người Cao Lan vẫn được các bà, các chị gìn giữ và lưu truyền qua nhiều thế hệ đến ngày nay.

Chiếc bánh gắn với truyền thuyết nàng Slau Slam

Đối với người Việt Nam nói chung và người Cao Lan nói riêng, ẩm thực không những là nét văn hóa về vật chất mà còn là văn hóa truyền thống về tinh thần. Từ cách bày trí và hương vị của các món ăn ta có thể cảm nhận được con người và phong tục trong cách ăn uống.

Là một trong tổng số 54 dân tộc anh em trên cùng một dải đất hình chữ S, người Cao Lan sinh sống chủ ở vùng núi phía Bắc, trong đó tại Xã Quang Yên, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc có 1.850 nhân khẩu là người dân tộc Cao Lan, chiếm 20% dân số.

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử cho tới ngày nay người Cao Lan vẫn gìn giữ được những phong tục tập quán, những lễ hội đặc sắc, đặc biệt là các món ăn đặc trưng mang bản sắc của dân tộc mình.

Văn hóa ẩm thực của người Cao Lan khá đa dạng, mỗi món ăn đều có ý nghĩa riêng gắn với các truyền thuyết hay các nghi thức trong các dịp lễ, Tết. Bánh Chim Gâu (bánh hình con chim cu gáy) là một điển hình cho một truyền thuyết nổi tiếng của người Cao Lan về nàng Slau Slam (nàng Lưu Tam).

Theo bà Đào Thị Dung (thôn Xóm Mới) thì bánh Chim Gâu ra đời dựa trên một câu chuyện về nàng Lưu Tam. Một người con gái vừa đẹp người đẹp nết lại giỏi ca hát, khiến trai tráng trong bản si mê không chịu làm việc, nên dân làng sinh lòng ghen ghét. Do đó anh trai cô mới ép gả cô đi và cấm cô không được nói gì khi về nhà chồng.

Sau khi được gả về nhà chồng, nàng Lưu Tam đã nghe lời anh trai không nói nửa lời, khiến cho nhà chồng ghét bỏ và sai người đưa trả cô về. Trên đường về cô nhìn thấy một con chim gâu chết ở rìa đường với cái diều căng cứng đầy thóc, gạo.

Nàng tiến tới nhặt con chim lên và nói “con chim này cũng chết vì ăn”, cùng lúc đó nàng lại nghe tiếng kêu yếu ớt của những con chim non ở bụi dứa rừng cạnh đó, đến lúc này nàng mới ngộ ra rằng con chim kia chết vì ăn nhiều thức ăn để tha về tổ nuôi chim non.

Cảm động trước tình mẫu tử thiêng liêng của chim mẹ với chim con, nàng đã lấy thức ăn trong diều của chim mẹ mớm cho chim non ăn, sau đó cắt lá dứa rừng đan làm giỏ và đưa chúng về nhà nuôi.

Từ đó, người Cao Lan làm ra những chiếc bánh Chim Gâu với hình dáng nhỏ xinh như cái diều của chim mẹ, để thể hiện tình yêu thương, để nhắc nhở nhau về sự quan tâm chăm sóc của những người trong gia đình là rất quan trọng. Tuy là món ăn dân dã nhưng ẩn chứa bên trong nó một tình mẫu tử thiêng liêng, cao cả của người mẹ đối với con, của những người thân trong gia đình đối với nhau. 

Tỉ mẩn gói bánh bằng lá dứa rừng

Để làm được những chiếc bánh Chim Gâu thì người Cao Lan phải lên rừng để tìm những chiếc lá dứa rừng. Bởi gói bánh bằng lá dứa rừng sẽ vừa tạo vị thơm ngon cho bánh, vừa chữa được bệnh nên đây là loại lá rừng quen thuộc mà người Cao Lan yêu thích.

Cụ Vi Thị Vượng (thôn Xóm Mới) cho biết, “muốn làm bánh Chim Gâu thì lá bánh phải là lá dứa rừng, các lá khác không có độ dẻo như lá này. Ngoài ra phải chọn lá bánh tẻ, vì lá non mang về nó sẽ bị héo còn lá già thì nó giòn khi luộc nó sẽ bị bục bánh”. Lá dứa rừng sau khi mang về được tước phần gai và phần xương sống giúp lá mềm dễ gói sau đó mang rửa sạch, lau khô. Tiếp đến là khâu chuẩn bị gạo nếp, đây là phần không thể thiếu khi làm bánh.

Cụ Vượng chia sẻ thêm: “Để có một chiếc bánh ngon thì cần phải chọn được loại gạo nếp ngon, được vo sạch, để ráo nước rồi trộn thêm ít muối tạo vị đậm đà cho bánh. Trước đây thì gói bánh đơn giản thế, nhưng ngày này cũng có những gia đình trộn thêm cả nhân đỗ xanh và thịt vào bánh để tạo độ thơm ngậy cho bánh”.

Gói bánh Chim Gâu đơn giản, không cầu kỳ nhưng để có được chiếc bánh đẹp, thơm ngon thì rất cần đến sự khéo léo của người phụ nữ. Sau khi đủ nguyên liệu thì các bà, các chị sẽ cùng ngồi để đan lá dứa thành hình con chim gâu (chim cu gáy). Người Cao Lan gọi là bánh Chim Gâu bởi lớp vỏ bọc ngoài bánh là những chiếc lá dứa rừng được đan thành hình con chim gâu.

Dưới đôi bàn tay khéo léo của các bà, các chị thì mỗi chiếc lá dứa rừng sẽ được uốn, đan thành hình con chim cu gáy rất đẹp và lạ mắt. Bánh được đánh giá là gói khéo khi chiếc bánh mang rõ hình con chim gâu, nhỏ xinh vừa phải, không to quá. Tiếp theo các bà, các chị sẽ nhồi gạo nếp vào trong đó, khâu cuối cùng là mang bánh đi luộc như luộc bánh chưng truyền thống.

Tuy nhiên, luộc bánh cũng cần sự tỉ mỉ, kỹ lưỡng nếu không sẽ không cho chiếc bánh Chim Gâu đúng chuẩn. Để có một nồi bánh ngon thì trong suốt quá trình nấu, lửa phải đều và châm nước thường xuyên để giữ chiếc bánh được ngập trong nước. Bánh sẽ chín sau khoảng 1 giờ nấu, sau đó vớt ra, để cho ráo nước và cắt đôi bánh ra để thưởng thức.

Ngoài bánh Chim Gâu, người Cao Lan còn có món bún cổ truyền - món ăn không thể thiếu trong các dịp lễ, Tết của người dân tộc Cao Lan. Bún được làm thủ công từ đôi bàn tay khéo léo của những người phụ nữ với những công đoạn phức tạp, cầu kỳ.

Bà Đào Thị Dung (thôn Xóm Mới) cho biết, để có được một mẻ bún ngon, trước tiên phải chọn được loại gạo làm bún phù hợp. Gạo càng khô, cứng thì bún càng dẻo. Gạo được rửa sạch và ngâm với nước giếng trong vài ngày. Trong quá trình ngâm cần thường xuyên thay nước để gạo không có mùi chua. Khi gạo đã đủ độ tơi thì vớt ra rửa sạch, để ráo, sau đó trộn với cơm nguội, giã nhuyễn hoặc mang đi nghiền nhuyễn. 

Công đoạn tiếp theo là vắt bún, ở công đoạn này, sau khi mang bột được giã nhuyễn về họ trộn với nước giếng và đổ bột đó vào một loại khuôn gỗ và đun một nồi nước sôi thật to, khi nước sôi họ ép bột trong khuôn gỗ ấy tạo ra nhưng sợi bún trắng trong vừa mềm, vừa dai.

Vắt đến khi nào thấy bún nổi lên thì dùng rổ vớt ra, rửa sạch với nước lạnh và đựng vào rổ, rá để ăn. Sợi bún truyền thống của người Cao Lan thường to hơn so với sợi bún của người Kinh. Bún có màu trắng trong, khi ăn vừa dẻo, vừa mềm, lại vừa dai, được người Cao Lan sử dụng làm bún cổ truyền ăn Tết.

Ngoài ra, người Cao Lan còn có một số món ăn đặc sắc khác như: xôi ngô non, xôi lá gừng, bánh mật vắt vai… Những món ăn, thức uống của người Cao Lan không chỉ thơm ngon, bổ dưỡng mà còn chứa đựng sự tinh túy của núi rừng.

Hiện nay, nhiều món ăn truyền thống của người Cao Lan vẫn được sử dụng phổ biến trong đời sống hàng ngày. Không đơn giản chỉ là đồ ăn, thức uống, các món ăn còn thể hiện nét văn hóa độc đáo của người dân tộc Cao Lan. Những đặc sắc văn hóa trong ẩm thực của các dân tộc trên đất nước ta, giống như những nét chấm phá đặc biệt cho bức tranh văn hóa đa dạng đầy sắc màu của Việt Nam.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.