Ngành y mờ nhạt trước những thảm họa?

Ngành y mờ nhạt trước những thảm họa?
(PLO) - Theo một cán bộ Trường Đại học Y tế công cộng, hầu hết các cơ sở y tế đều đã có Hội đồng phòng, chống y học thảm họa (YHTH) với đầy đủ các phương tiện và phương án xử lý khi có các thảm họa xảy ra. Tuy nhiên, bởi các thảm họa thường xảy ra bất thường, không có sự lường trước nên lực lượng phòng chống thường bị động, lúng túng trong quá trình khắc phục hậu quả.
Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong 10 năm trở lại đây, thiên tai làm chết và mất tích khoảng 9.500 người, thiệt hại về tài sản ước tính chiếm khoảng 1,5% GDP mỗi năm. Thiệt hại vô cùng lớn như vậy nhưng dường như chúng ta vẫn chưa mấy quan tâm đến hiểm họa mang tính toàn cầu này.
Thiệt đơn, hại kép…
Đến tận bây giờ, người dân trong cả nước vẫn không thể nào quên được cơn lũ khủng khiếp xảy ra tháng 8/1971. Đây là cơn lũ lớn nhất trong vòng 250 năm nay ở miền Bắc, khiến vỡ đê ở ba địa điểm, làm thiệt mạng 100.000 nguời, úng ngập 250.000ha đất và hơn 2,7 triệu người bị thiệt hại về kinh tế.
Tiếp theo đó là cơn “đại hồng thủy” xảy ra ở miền Trung năm 2011. Hậu quả, chỉ trong 3 tuần đã có tổng số 55 người chết; hơn 170.000 căn nhà bị sập và 23.700 ha hoa màu bị nhấn chìm trong biển nước.  Năm 2009 vụ sạt lở đất nghiêm trọng bất ngờ xảy ra tại xã Pắc Nậm, Bắc Kạn cũng làm 13 người chết và mất tích, 5 người bị thương.
Gần đây nhất, chỉ trong vòng một tháng (từ cuối tháng 9 đến tháng 10), liên tiếp các cơn bão số 10 và số 11 đã đổ bộ vào các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản (tổng số người chết và mất tích lên tới 266 người, bị thương 1.146 người, thiệt hại về tài sản do lũ quét và sạt lở đất ước tính hơn 2.000 tỷ)...
Cùng với những cơn nổi giận của thiên nhiên là những vụ tai nạn kinh hoàng, với số người bị thương vong rất lớn. Điển hình nhất phải kể đến vụ tai nạn giao thông xảy ra tại Bình Thuận ngày 2/6/2008, tại chân đèo Giăng Co thuộc Km 1754 QL 1A đoạn qua thị trấn Tân Nghĩa, huyện Hàm Tân.
Theo đó, một chiếc xe container chạy hướng Phan Thiết - TP.HCM và xe khách 54 chỗ chạy ngược chiều đã va vào nhau khiến 12 người chết tại chỗ, trong đó có hai trẻ em, 02 người khác được đưa đi cấp cứu và chết sau đó tại Bệnh viện Hàm Tân, hơn 30 người khác cũng bị thương rất nặng và được đưa đi cấp cứu tại các bệnh viện trong khu vực.
Cùng thời điểm nói trên, tại cầu Bằng Lăng, Hàm Thuận Bắc cũng xảy ra một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng khác làm một người chết và 14 người bị thương. Một vụ tai nạn xe cộ kinh khủng khác xảy ra vào rạng sáng 7/11/2011 trên quốc lộ 1A, đoạn qua xã Hồng Sơn (Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận) cũng đã khiến xe khách bị bốc cháy dữ dội, làm 8 người chết cháy tại chỗ, 2 người tử vong trên đường đến bệnh viện và 28 người bị thương.
 Sau sự cố cháy Trung tâm thương mại ở Hải Dương là đến vụ nổ kho pháo hoa kinh hoàng ở Phú Thọ. Và rồi TP. Hồ Chí Minh nổ ga, cháy lớn ở nhà máy Diana Bắc Ninh, rồi cháy chợ ở Quảng Ninh và một kho xốp ở Hà Nội bốc cháy… Các sự kiện này dồn dập, nhanh chóng và gây ra một chuỗi những nỗi hoang mang cho người dân cả nước. Dù nguyên nhân của nó là tai nạn hay phá hoại thì ngoài thiệt hại về tài sản, rất nhiều con người đã phải bỏ mạng oan nghiệt. Nhưng có một thực tế, khi có thảm họa, vai trò ngành Y trở nên mờ nhạt, một trong sự mờ nhạt nhất là sự yếu kém của ngành Y học thảm họa. Nếu vận chuyển cấp cứu kịp thời, y học thảm họa tiến bộ với những con người được đào tạo bài bản thì hẳn sẽ không có nhiều người chết đến vậy. Không hiểu, nếu có những thảm họa lớn hơn, thương vong nhiều hơn mà y học thảm họa không đủ để đáp ứng yêu cầu thực tế thì còn bao nhiêu người sẽ phải bỏ mạng oan uổng? 
Chưa hết đau xót cho các gia đình bị thiệt mạng thì vụ nổ kho chứa thuốc pháo hoa vừa xảy ra tại Thanh Ba, Phú Thọ lại làm người dân phải bàng hoàng, lo sợ. Hậu quả của vụ cháy nổ khủng khiếp trên là 27 người chết, 65 người bị thương, toàn bộ nhà xưởng sản xuất pháo hoa bị phá hủy. Và sẽ còn vô vàn thảm họa khác sẽ xảy ra nữa nếu chúng ta còn mãi vô trách nhiệm và không có biện pháp dự phòng một cách hiệu quả?.
Đừng để việc phòng, chống thảm họa chỉ mang tính hình thức
Theo một cán bộ Trường Đại học Y tế công cộng, hầu hết các cơ sở y tế đều đã có Hội đồng phòng, chống y học thảm họa (YHTH) với đầy đủ các phương tiện và phương án xử lý khi có các thảm họa xảy ra. Tuy nhiên, bởi các thảm họa thường xảy ra bất thường, không có sự lường trước nên lực lượng phòng chống thường bị động, lúng túng trong quá trình khắc phục hậu quả.
Cũng theo vị cán bộ này, mọi tình huống thảm họa đều có quy trình và sổ sách hướng dẫn xử trí rất cụ thể. Ví dụ: Đối với việc phòng, chống dịch cúm, từ việc cơ sở y tế phải bố trí giường bệnh như thế nào đến việc bổ sung, chuẩn bị máy thở, thông khí, cơ số thuốc ra sao… đều được hướng dẫn rất đầy đủ trong các quy trình này.
Nhưng, từ lý thuyết đến thực hành là cả một vấn đề. “Hầu như chả mấy ai để ý đến vấn đề này vì công việc chuyên môn đã chiếm hết thời gian của họ” – vị này nói. Chính vì thế, thảm họa vẫn cứ xảy ra. Còn người dân thì luôn là người phải gánh chịu hậu quả.
Trong lĩnh vực phòng, chống bão lũ cũng vậy, năm nào bão lũ cũng xảy ra và diễn biến rất bất thường, với những hậu quả rất nặng nề. Nhưng mấy ai quan tâm đến quy trình xả lũ như thế nào. Trong khi đó, riêng việc xả lũ cũng phải có quy trình riêng và phù hợp với diễn biến của từng trận lũ.
Bởi vậy, mỗi trận lũ không nên áp dụng quy trình cũ mà phải có sự điều chỉnh cho phù hợp. Đôi khi, động tác xả lũ đúng nhưng sai về thời điểm cũng không ổn.
Cùng với việc xem xét, điều chỉnh lại các quy trình phòng, chống thảm họa, trong các tình huống khác nhau, nhiều ý kiến cho rằng việc xây dựng các tình huống giả định để diễn tập cũng phải được thực hiện thường xuyên ở những nơi hay xảy ra thảm họa đó.
Bên cạnh đó, công tác giám sát việc tổ chức thực hiện cũng phải được làm đến nơi đến chốn, từ đó kịp thời chấn chỉnh và rút kinh nghiệm.
Ngoài ra, việc huy động các cơ quan, đoàn thể, địa phương tham gia vào hoạt động phòng, chống tai nạn, thảm họa cũng phải được chú trọng hơn, bởi đây là một lĩnh vực liên quan đến dân sinh và đa ngành, chứ không riêng gì ngành Y tế.
“Lực lượng phòng, chống thảm họa có thành lập nhưng đa số là cán bộ kiêm nhiệm nên không chuyên nghiệp; thi thoảng mới được tập huấn nên cũng không ăn thua gì. Cũng có cơ sở chủ động trong hoạt động phòng, chống nhưng là chủ động trong thế bị động. Cơ sở nào không chuẩn bị trước thì lại càng bị động hơn. Đây là một thực tế…”, bác sỹ Nguyễn Đức Hồng (Gia Lâm, Hà Nội), một người đã từng phụ trách bộ phận này tại một cơ sở y tế địa phương chia sẻ.
Bác sỹ Hồng cho rằng, cần thiết phải thành lập các bộ phận chuyên môn, chuyên trách về vấn đề này. Lực lượng này sẽ vừa là lực lượng nòng cốt tham gia phòng, chống, vừa là tham mưu cho lãnh đạo địa phương dự phòng tốt mọi thảm họa có thể xảy ra. Bên cạnh đó, theo bác sỹ Hồng, nên thiết lập một liên minh phòng, chống thảm họa vùng, khu vực, để khi thảm họa xảy ra sẵn sàng ứng cứu, hỗ trợ lẫn nhau.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.