Một người Kinh giữa lòng bản Mông

PV trò chuyện với cụ Tâm và Thượng tá Tô Thế Vũ.
PV trò chuyện với cụ Tâm và Thượng tá Tô Thế Vũ.
(PLO) - Tình cờ gặp được tiếng nói trọ trẹ miền Trung “chi, mô, răng, rứa”, ông lão 83 tuổi ào ngay ra cửa tay bắt mặt mừng. Ở một góc núi khuất nẻo của vùng đất Tây Bắc xa xôi, có một người Kinh sống giữa lòng bản Mông…

Người hiếm gặp

Nà Tấu là một vùng đất khuất nẻo của tỉnh Điện Biên, cách TP. Điện Biên Phủ gần 30km. Nằm lọt thỏm giữa thung lũng hẹp, trại giam Nà Tấu đóng trên địa bàn xã này, nóng rát mặt vào mùa khô, lạnh buốt khi vào Đông.

“Nói vậy nhưng ở trên TP. Điện Biên Phủ nhiệt độ còn nóng hơn nhiều. Vào mùa hè Nà Tấu nhiệt độ chênh với trên thành phố vài độ C. Anh em ở đây vẫn đùa được về Nà Tấu công tác như được đi… nghỉ mát. Rất yên tĩnh”, Thượng tá Tô Thế Vũ (Phó Giám thị trại giam Nà Tấu) dí dỏm với cánh phóng viên vừa từ xuôi lên.

Hai bản Hua Rốm 1, 2 nằm cách trung tâm xã Nà Tấu trên 3 km (xã Nà Tấu, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên), những năm trước phải mất gần 1 giờ đồng hồ vượt những dốc cao, suối nhỏ trên cung đường đất trơn trượt, uốn lượn men theo sườn núi, thung sâu, mới đến được hai bản này.
Nay, cung đường từ quốc lộ 279 vào tới Nà Tấu đã được nâng cấp, cải tạo, xe cứ cheo leo bám ven con đường nhỏ ngược núi là vào tới trung tâm bản Hua Rốm 1.
Hai bản Hua Rốm 1 và 2 có 91 hộ thì có tới gần 100% là dân tộc Mông Đur (Mông Đen). Bà con ở đây vẫn còn giữ được nhiều phong tục, tập quán truyền thống độc đáo của dân tộc Mông đen và những nét riêng khá thú vị.
Khi dãy núi Đở Chua, ranh giới phân định địa phận giữa bản Hua Rốm (xã Nà Tấu, huyện Điện Biên) với xã Mường Đăng (huyện Mường Ảng) vẫn còn ngủ vùi trong tấm áo choàng mù sương, thượng tá Vũ giục chúng tôi lên đường, bởi theo lời anh giới thiệu, “vào sớm không đồng bào đi nương hết”.

Bản Hua Rốm 1 nằm rải rác lưng chừng núi (cách mực nước biển khoảng 900m), từ ngày Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và Hỗ trợ Tư pháp (Tổng cục VIII, Bộ Công an), chọn nơi đây làm điểm đặt trại giam, đường vào bản đã được tôn tạo, mở rộng. Nhờ đó, cuộc sống của người dân nơi đây được cải thiện hơn.

Cụ ông Trần Xuân Tâm được bà con đồng bào dân tộc Mông ở bản Hua Rốm đùm bọc đã nhiều năm nay.
Cụ ông Trần Xuân Tâm được bà con đồng bào dân tộc Mông ở bản Hua Rốm đùm bọc đã nhiều năm nay. 

Tuy nhiên, theo lời Trưởng bản Vàng A Pháy (86 tuổi), đa số người dân trong bản còn rất nghèo. Phong tục tập quán của người Mông còn lạc hậu, nên trước khi có được sự chuyển đổi lớn trong cuộc sống, người dân trong bản phải đoàn kết giúp đỡ nhau, đã là truyền thống lâu đời.

Ngay chân triền dốc đầu tiên trên đường vào bản Hua Rốm 1, chúng tôi thấy một căn nhà nhỏ với kiến trúc khác hẳn đồng bào nơi đây. Nhìn ánh mắt thắc mắc của chúng tôi, Thượng tá Tô Thế Vũ kể: “Đây là căn nhà của cụ Trần Xuân Tâm, người Kinh dưới xuôi lên. Một mình cụ sống giữa bản Mông, được dân bản đùm bọc, yêu thương hàng chục năm nay”.

Nghe tiếng trọ trẹ “chi, mô, răng, rứa” văng vẳng ngoài đường, ông cụ ngoài 80 tuổi xô cửa bước ra, tay bắt mặt mừng rối rít. Hỏi ra, ông Tâm người ở huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, cái tỉnh xa tít tắp tận khúc ruột miền Trung “mong manh con đường dọc” quanh năm gió Lào bỏng rát, xa tít tắp cuối trời nếu đứng từ Nà Tấu nhìn về.
Và đã rất lâu rồi, ông mới nghe lại được thứ phương ngữ đặc trưng nơi “chôn rau cắt rốn” của ông.

Ôm chặt nhau mà sống

Năm nay đã 83 tuổi, một mình cụ Trần Xuân Tâm sống trong căn nhà nhỏ nằm lọt thỏm giữa hàng chục ngôi nhà của bà con người Mông xung quanh với kiểu kiến trúc đặc trưng miền Trung: Nhà ở tách rời nhà bếp, sạch sẽ, có chum đựng nước mưa, hàng rào tre gọn gàng…

Sau khi đất nước giải phóng, theo tiếng gọi “đi xây dựng kinh tế Tây Bắc”, cụ Tâm đến với mảnh đất Điện Biên từ khi còn rất trẻ. Tại đây, cụ Tâm công tác ở cửa hàng mậu dịch của huyện Điện Biên.

Xa bố mẹ, vợ con, cụ Tâm mới hiểu nỗi cô đơn là thế nào. Thế nên, khi nhận được tình cảm yêu mến của đồng bào nơi đây, cụ càng trân trọng tình người hơn. Để rồi một ngày kia, khi gặp chuyện buồn từ cuộc sống vợ chồng, cụ Tâm quyết định chọn mảnh đất Điện Biên làm quê hương thứ hai của mình.
Cụ cắt đứt liên hệ với gia đình, sống thui thủi một mình chốn này.
Thượng tá Tô Thế Vũ, Phó Giám thị trại giam Nà Tấu, tỉnh Điện Biên.
Thượng tá Tô Thế Vũ, Phó Giám thị trại giam Nà Tấu, tỉnh Điện Biên.
Biết hoàn cảnh của cụ, ai cũng thương cảm, để rồi coi cụ như người thân của bản. Cũng chính tại đây, cụ Tâm đã dùng những kiến thức về trồng trọt, chăn nuôi của người miền xuôi bảo ban dân bản nơi đây. Thế nên ai dân bản cũng yêu mến cụ.
Nhìn túp lều lụp xụp, không đủ trú mưa, tránh gió, trưởng bản Vàng A Pháy đã vận động dân bản quyên góp, xây cho cụ căn nhà nhỏ như hiện nay.

Tính đến nay, cụ Tâm đã sống trong tình thương yêu của người dân bản được hơn 30 năm. “Nhìn cụ già yếu, mưu sinh bằng cách bán vài gói mỳ tôm, không chỉ dân bản mà anh em cán bộ trong trại giam cũng thương cụ lắm. Để cụ đi lại được dễ dàng, chúng tôi xây những bậc thang từ sân nhà cụ xuống đường. Anh em cũng chia nhau cách một hai hôm lại lên thăm nom, chăm sóc cho cụ một lần. Bảo cụ về quê hưởng tuổi già với con cháu, cụ nhất định không dù xe cộ anh em chúng tôi bố trí”, thượng tá Vũ tâm sự.

Nghe câu chuyện về cụ, chúng tôi ghé thăm. Gặp, nghe tiếng người cùng quê là tôi, cụ nở nụ cười buồn. Có lẽ cụ cũng nhớ quê, nhớ nhà, nhớ cái nơi khiến cụ bị tổn thương. Và sau nụ cười buồn ấy, cụ bảo đã chọn đây là quê hương, dân bản đã xem là người thân thì muốn ở đây mãi mãi.
Nơi đây sẽ là nơi cụ Tâm nằm lại.

Cái tính “kẻ sỹ, nhà nho” vẫn còn hiển hiện, khi khách lạ tỏ lòng có chút quà khi có duyên hội ngộ ở mảnh đất Tây Bắc xa xôi này, cụ từ chối đây đẩy, bỏ chạy vào trong. Nói mãi, ông cụ mới chấp nhận, khi khóe mắt hoen đỏ trước câu hỏi: “Ông có nhớ quê không?”

…. Khi nơi chốn phồn hoa đô hội đâu đó đang có cảnh tranh đoạt, lừa gạt lẫn nhau, thì ở góc núi khuất nẻo Hua Rốm này, có những con người dù đang lo ăn từng bữa, nhưng họ luôn có những tấm lòng biết ôm chặt lấy nhau để cùng bước qua những ngày khốn khó./.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.