Lũ về sớm, nông dân “kêu khóc” vì lúa bị nhấn chìm

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Sau nhiều năm gần như “vắng bóng”, năm nay lũ đột nhiên về sớm và lớn hơn mọi năm. nhiều hộ dân “chua xót” trước cảnh lũ tràn về ngập đồng, nhiều hecta lúa bị nhấn chìm, gần như “mất trắng”.

Những ngày này, đi dọc các tuyến đường thuộc ấp Vĩnh An, xã Vĩnh Hội Đông, huyện An Phú, tỉnh An Giang, chúng ta hoàn toàn bất ngờ khi trước mắt toàn “lúa và lúa”. Hàng chục, hàng trăm bao lúa non, lúa ướt được người dân đổ ra phơi khắp các tuyến đường do lũ về sớm, thu hoạch “chạy”, chỉ toàn lúa non và lúa ướt. Mặc dù đã được các ngành chức năng cảnh báo, lũ sẽ về sớm và cao hơn so với trung bình nhiều năm, nhưng vì cuộc mưu sinh và ỉ lại vào các vụ thuận lợi của nhiều năm trước, người dân vẫn bất chấp xuống giống sản xuất lúa vụ Thu Đông dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng.

16 công thu hoạch 16 bao

Lũ sớm về bất ngờ, nhiều cánh đồng lúa đã trổ gần thu hoạch bị ngập đến tận cổ bông, nhiều khu đất lúa bị chìm hẳn dưới lòng nước lũ. Anh Võ Văn Thuồng (người dân ấp Vĩnh An, xã Vĩnh Hội Đông), là một trong những hộ bị ảnh hưởng trực tiếp cho biết, diện tích đất nhà chỉ có 2 công (2000m2) nhưng thấy các năm trước trồng quá thuận lợi, người dân thu hoạch “đậm” nên gia đình đã thuê thêm 14 công, với giá 2 triệu đồng/công để mở rộng diên tích trồng trọt.

Tuy nhiên, “người tính không bằng trời tính”. Năm nay, lũ bất ngờ về sớm nên 16 công đất chỉ thu hoạch được 16 bao lúa non, ướt tương đương 32 giạ lúa. Tương tự, ông Nguyễn Văn Ba (người dân ấp Vĩnh An, xã Vĩnh Hội Đông) tâm sự: “Để ngăn ngừa lũ về đột xuất, tôi và nhiều hộ dân xung quanh đã hùn gần 35 triệu để xây dựng bờ bao tạm với mong muốn ngăn nước lũ tràn vào nhưng  nước lên quá cao và mạnh dẫn đến vỡ đê, nước tràn ngập đồng “mất cả chì lẫn chài”. Lúa chỉ mới 70 ngày người dân buộc phải thu hoạch sớm và chấp nhận thua lỗ.

“Những năm trước với 6 công lúa, thu hoạch hơn 4 tấn, thu nhập gần 20 triệu đồng. Năm nay 6 công chỉ thu hoạch được hơn chục bao toàn lúa xanh, không đủ tiền đắp đê. Giá chỉ khoảng 3.000 đồng/kg lúa nhưng thương lái không chịu mua, vì vậy người dân phải phơi để bán lúa cho vịt ăn”, ông Ba chia sẻ.

Hàng tỷ đồng bị nước lũ nhấn chìm

Là người mấy mươi năm sống chung với lũ, ông Thái Văn Mỹ (ấp Vĩnh An) đánh giá, sau nhiều năm “vắng bóng” lũ, hay vũ về ít, năm nay lũ về sớm, nhanh và “mướt” hơn năm trước. Lũ năm nay còn cao hơn lũ năm 2011. Mọi năm, lũ lên khoảng 2 – 3 tấc sẽ chững lại và lên từ từ, chậm rãi, vì vậy người dân phòng, chống lũ cũng dễ dàng. Năm nay, nước lũ sớm hơn năm trước gần 1 tháng, bắt đầu từ tháng 4 nước bắt đầu lấp xấp ngoài đồng, lên chừng 3 – 4 tấc sau đó lại lên nhanh liên tục nên người dân “trở tay không kịp”.

Mặc dù khi phát hiện lũ về, người dân đã chủ động đắp đê ngăn lũ nhưng lũ vẫn tràn vào, gây ngập đồng, thất thu. Tổng thiệt hại ước tính trên 1,4 tỷ đồng. Được biết, tính đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn ấp Vĩnh An (xã Vĩnh Hội Đông) đã có gần 60 hộ dân canh tác ngoài đê bao hoàn toàn chấp nhận thua lỗ. Diện tích gần 70ha lúa đa phần đều bị nhấn chìm và “cam chịu” trước sự tấn công cấp tốc của nước lũ.  Trong đó, có khoảng 95% diện tích đất bị ngập sâu và đứng trước nguy cơ “mất trắng”. Mặc dù lúa chưa chín, có những cánh đồng còn khoảng 15 – 20 ngày lúa mới thu hoạch được nhưng người dân vẫn “bóp bụng” thu hoạch lúa non với hy vọng “được bao nhiêu đỡ bấy nhiêu”.

Ông Phạm Thành Tâm, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp huyện An Phú, tỉnh An Giang cho biết, hiện nay vụ Thu Đông trên địa bàn huyện An Phú có khoảng 7.000ha lúa và hoa màu được gieo trồng. Bắt đầu từ đầu tháng 7, công tác chuẩn bị đã được huyện thực hiện sát sao, nghiêm túc. Công tác nạo vét kênh mương, chuẩn bị trạm bơm.

Hiện toàn huyện thu hoạch gần xong. Tuy nhiên do lũ về sớm nên người dân đã gặp rủi ro trong công tác trồng lúa vụ “phát sinh”. Chính quyền địa phương đã tuyên truyền, khuyến cáo không nên gieo vụ 3 nhưng người dân không nghe nên dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

Ngoài gần 70ha lúa bị ngập, trên địa bàn xã Vĩnh Lộc còn có khoảng 20ha bắp chuẩn bị thu hoạch cũng ngập sâu nghiêm trọng. Để giải quyết vấn đề này, chính quyền địa phương cấp huyện, cấp xã đã tăng cường công tác thống kê, kiểm tra để xác định mức độ ảnh hưởng của lũ để có biện pháp hỗ trợ kịp thời, hiệu quả.  

Không chỉ ở An Giang mà các tỉnh khác trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long cũng có nhiều diện tích lúa bị ngập úng. Tại huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang nhiều hecta lúa bị ngập úng nặng, trong đó xã Mỹ Thái là 1 trong 4 xã bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất huyện. Toàn xã đã gieo trồng gần 7.000ha lúa và có hơn 2.000ha bị ngập úng.

Ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch UBND xã Mỹ Thái cho biết, nguyên nhân chính dẫn đến ngập úng là do không có đê bao khép kín, nhiều diện tích trồng ngoài đê bao nên địa phương kiến nghị các ngành chức năng sớm có đê bao hoặc gia cố những bờ bao đã hư hỏng để lúa không bị ngập úng.

Ông Đỗ Minh Nhựt, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang cho biết, đã đề nghị UBND các huyện có khả năng bị ảnh hưởng chủ động đắp đập, bờ bao, bảo đảm ngăn lũ. Đồng thời theo dõi, cập nhật thông tin, dự báo tình hình và diễn biến mưa lũ thực tế, kịp thời thông báo cho các ngành, địa phương và người dân biết để chủ động ứng phó, bảo vệ cây trồng, tránh thiệt hại, kịp thời khắc phục những hậu quả do mưa bão gây ra. 

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.